Lên nhanh xuống lẹ
Mấy ngày qua, một cái tên khá nổi tiếng trong cộng đồng doanh nhân, ông Nguyễn Tuấn Hải đã được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, đó không phải là những tin vui khi ông lọt top 10 người giàu nhất 2012 mà là những thông tin thua lỗ của DN của vị này.
Nhanh chóng rớt khỏi tốp 10 trong năm 2013, ông chủ Tập đoàn Alphanam có thể sẽ không còn trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK trong thời gian tới khi DN của ông tiếp tục khủng hơn 200 tỷ trong năm 2013, cao hơn nhiều so với mức lỗ 145 tỷ trong năm liền trước. Hơn thế, DN này bày tỏ ý định hủy niêm yết trên TTCK thị trường chứng khoán khi cái án tạm ngừng giao dịch đối với cổ phiếu này sau 2 năm lỗ nặng đang đến gần.
Sự lên xuống của ông Hải luôn bất ngờ. Năm 2007, Alphanam niêm yết trên sàn chứng khoán, ngay lập tức ông Nguyễn Tuấn Hải có mặt trong danh sách 100 người giàu nhất trên TTCK với tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng. Năm sau đó, ông Hải bất ngờ tăng vọt hơn 40 bậc lần đầu tiên lọt vào tốp 10 người có tài sản lớn nhất trên TTCK năm 2012 nhờ tổng tài sản tăng vọt gấp hơn 6 lần trong năm này sau khi ALP phát hành cổ phiếu hoán đổi với tỉ lệ 1:1 để sáp nhập với Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam.
Sau vụ "niêm yết cửa sau" của Đầu tư Alphanam, ông Hải có trong tay hơn 1.000 tỷ đồng từ gần 120 triệu cổ phiếu ALP cho dù cổ phiếu ALP đã sụt giảm giá rất mạnh xuống chỉ còn khoảng 9.000-10.000 đồng/cp.
Cổ phiếu mất giá, DN thua lỗ và dự kiến hủy niêm yết có vẻ như ông Hải sẽ không còn quan tâm tới bảng sếp hàng danh giá một thời ghi tên ông.
Đại gia Đặng Thành Tâm cũng là một trường hợp tụt dốc thê thảm. Năm 2007, ông Đặng Thành Tâm được biết đến là người giàu số 1 trên TTCK Việt Nam với gần 6.300 tỷ đồng giá trị tiền quy ra từ cổ phiếu.
Tuy nhiên, vị trí số 1 của đại gia này nhanh chóng đã được thay thế bởi những cái tên như Đoàn Nguyên Đức, Phạm Nhật Vượng sau khi các cổ phiếu của ông bị mất ¾ giá trị trong năm 2008. Năm 2009, ông Tâm trở lại tốp 3 nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh trở lại.
Nhưng vị trí trong top 10 của ông Tâm trở nên mong manh khi mà trong 2 năm vừa qua, ông Tâm đã rớt khỏi tốp 10 với cục nợ mà các DN của ông đang gánh lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Có thời điểm vị doanh nhân này bị bệnh nặng phải xin nghỉ kỳ họp Quốc hội mà mình là đại biểu. Ngoài ra, SGT của ông Tâm rơi vào thua lỗ triền miên và mới đây ông Tâm và vợ đã phải rút hết cổ phần khỏi Ngân hàng Nam Việt.
Và nhiệm vụ chính mà vị doanh nhân này chia sẻ là giải quyết hết nợ, lo cho hàng chục nghìn nhân viên trong các DN của ông.
Vận hạn vùi dập đại gia
Giới siêu giàu không thể quên doanh nhân đám Đặng Văn Thành và gia đình danh giá của mình. Ông trùm ngành ngân hàng một thời, người đứng đầu một NH cổ phần hàng đầu tại Việt Nam đã từng đứng áp sát sau top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán giờ gần như im tiếng sau khi bật bãi khỏi Sacombank.
Thua cuộc ở Sacombank đã đẩy cái tên Đặng Văn Thành thậm chí rớt hẳn khỏi danh sách 100 người giàu nhất trên TTCK. Tài sản của ông và người con trai đã hao hụt quá nhiều khi phải bán bớt cổ phiếu STB bị buộc bán cổ phiếu cấn trừ các khoản nợ có giá trị cả nghìn tỷ đồng mà các DN của gia đình ông Thành vay trước đó lđã khiến cha con ông tụt hàng người giàu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên lại gắn liền với những sự cố ở ACB và đại án Bầu Kiên đã khiến cho cặp vợ chồng từng đứng trong top 10 người giàu Việt Nam điêu đứng.
Ông Nguyễn Đức Kiên từng đứng thứ 9 và vợ là Đặng Ngọc Lan đứng thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK năm 2007. Trong vài năm tiếp sau đó, vợ hoặc chồng bầu Kiên luôn đứng trong tốp 15, nếu tính gộp tài sản gia đình thì nằm trong tốp 10.
Tuy nhiên, năm 2014 chắc chắn những thứ hạng cao sẽ không còn, thậm chí toàn bộ cổ phiếu của vợ chồng ông trùm này vừa bị đề nghị phong tỏa bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra. Bầu Kiên hiện đang chờ ngày đưa ra xét xử và phải đối mặt với mức án chung thân.
Ngoài ra, những đại gia như Nguyễn Duy Hưng (SSI), Lê Văn Quang (MPC), Doãn Tới (ANV) và một loạt các doanh nhân trong Tập đoàn FPT như Trương Gia Bình, Lê Quang Tiến, Bùi Quang Ngọc... cũng từng đứng trong tốp 10 người giàu nhất trên TTCK trong các năm 2006-2007.
Tuy nhiên, hầu hết đều đã rớt vài chục bậc do các sàn chứng khoán gần đón nhiều DN mới với nhiều doanh nhân có tài sản khủng như các lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, Masan, Hoa Sen, Ocean Group, Hòa Phát...
TTCK đã biến động rất mạnh. Nhiều DN mới lên sàn góp cho thị trường những gương mặt giàu có mới, thay thế cho một số gương mặt cũ. Tuy nhiên, nhìn chung sự rớt hạng của "tốp 10" trong các năm trước đây thường liên quan tới biến cố như trường hợp Sacombank hay ACB, gắn liền với những cái tên như Bầu Kiên hay Đặng Văn Thành.
Ông Đặng Thành Tâm hay ông Nguyễn Đức Kiên giờ đây có lẽ chỉ muốn quay trở về với quá khứ. Ông Tâm từng cho biết, ông đã trải qua đủ cảm xúc, từ lúc hoành tráng cho tới những thời kỳ khó khăn. Đại gia này may mắn vẫn đang xốc lại được các DN của mình và đẩy mạnh việc trả nợ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Hải Alphanam lại muốn khác. Ông rút DN về mô hình công ty gia đình, muốn giảm áp lực cho con cái những người thay ông lãnh đạo DN và muốn được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau hàng chục năm kinh doanh.
Có thể thấy, các doanh nhân thành đạt rồi vẫn muốn chinh phục những đỉnh cao mới, những mục tiêu mới. Tuy nhiên, những khó khăn, những biến cố bất thường đã đẩy họ điêu đứng trong vòng xoáy thương trường và cuộc đời. Sau tết cả đã xảy ra, nhiều chỉ muốn được như ngày xưa, đi tìm sự bình yên hay đơn giản là được 'hạ cánh an toàn'.
Bình luận