Dạy con bằng thưởng hay phạt thì tốt hơn?
Câu trả lời là chẳng cái gì tốt cả.
Nhiều bậc cha mẹ lớn lên cùng những hình phạt và đó là lý do họ tin tưởng vào nó. Nhưng hình phạt cũng có xu hướng gây ra xung đột trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Hình phạt sẽ khơi gợi phản ứng đấu tranh, phản kháng. Những suy nghĩ tinh vi ở vỏ não trước trở nên tối tăm và cơ chế phòng thủ bắt đầu bị kích hoạt.
Hình phạt khiến chúng ta nổi loạn, cảm thấy xấu hổ hoặc tức giận, kìm nén cảm xúc, tìm cách để không bị phát hiện.
Nếu vậy thì khen thưởng có phải là một cách tích cực hơn không? Không hẳn như vậy.
Lạm dụng khen thưởng cũng có thể khiến trẻ sinh ra tâm lý luôn phải nhận được gì đó khi làm tốt. Trong nhiều thập kỷ, các nhà tâm lý học cho rằng phần thưởng có thể làm giảm động lực và sự thích thú tự nhiên của chúng ta.
Ngừng la mắng con
Việc sử dụng đòn roi để thiết lập kỷ luật cho trẻ giảm nhiều trong 50 năm qua. Thế còn la mắng? Hầu hết cha mẹ đều la mắng con đôi lần, ngay cả với những phụ huynh biết rằng việc đó chẳng có hiệu quả gì cả. La mắng có thể là hành động ngu ngốc nhất của cha mẹ ngày nay.
Những gia đình thường xuyên la mắng con có xu hướng khiến con giảm lòng tự trọng, tỷ lệ trầm cảm cao hơn.
Một nghiên cứu vào năm 2014 trên Tạp chí Phát triển trẻ em đã chứng minh rằng la mắng gây ra hậu quả tương tự như những hình phạt thể chất: Làm tăng mức độ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm cùng với các vấn đề về hành vi khác.
Giúp con sống chung với áp lực
Không khó hiểu khi trẻ con ngày nay phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong học tập. Nhưng việc trẻ cảm thấy căng thẳng ở mức độ nào không phụ thuộc vào khối lượng bài vở mà chúng phải gánh, mà phụ thuộc vào cách mà chúng nghĩ về bản chất của sự căng thẳng.
Các nhà tâm lý học nhất trí rằng, ngoại trừ bệnh căng thẳng mãn tính hoặc chấn thương có thể gây tác hại thì những căng thẳng thông thường - như đứng trước một kỳ thi quan trọng - là điều bình thường và lành mạnh của cuộc sống.
Trong một bài báo năm 2013 đăng trên Tạp chí Tâm lý học xã hội và Tính cách về tư duy căng thẳng, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng phản ứng của con người trước căng thẳng có thể đặt “bộ não và cơ thể ở một vị trí tối ưu để hoạt động”.
Việc cha mẹ nhìn nhận tiêu cực về sự căng thẳng có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng về việc đó.
“Đặc biệt là trong 5 năm gần đây, chúng tôi nhìn thấy sự tăng lên về số lượng các bậc cha mẹ cảm thấy cần phải có nghĩa vụ làm giảm những tình huống gây căng thẳng cho con”, bà Sarah Huss, Giám đốc bộ phận giáo dục cha mẹ và phát triển con người của Trường Campell Hall School ở Los Angeles cho hay.
Trong khi căng thẳng được các chuyên gia nhìn nhận là một hiện tượng bình thường, thì các phụ huynh lại cho rằng đó là một bệnh lý. Làm gì đó vượt qua những giới hạn quen thuộc không phải lúc nào cũng mang lại cảm giác dễ chịu, nhưng sự phát triển và học hỏi - chìa khoá của trường học và phần lớn cuộc sống - không thể diễn ra theo bất kỳ cách nào khác.
Theo ông Jeremy P. Jamieson, Giáo sư tâm lý học của ĐH Rochester, chuyên gia nghiên cứu về cách mà sự căng thẳng tác động đến cảm xúc và hiệu suất, cho rằng: “Việc né tránh sự căng thẳng không có tác dụng và thường không thể thực hiện được.
Để đạt được điều gì đó và phát triển, chúng ta phải vượt ra ngoài vùng an toàn của mình và tiếp cận những thách thức”.
Nuôi dạy những đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc
Khả năng kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng của cuộc sống. Để nuôi dạy một đứa trẻ có khả năng này, cha mẹ cũng phải là những người biết kiểm soát cảm xúc của bản thân.
“Khả năng kiểm soát cảm xúc của cha mẹ được trẻ nhìn như một tấm gương để chúng xem cách xử lý thách thức, cách hiểu cảm xúc bản thân của cha mẹ như thế nào” – tiến sĩ Dan Siegel, tác giả cuốn “The Yes Brain” bàn về cách nuôi dưỡng khả năng hồi phục của trẻ em, nhận định.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại thể hiện sự giận dữ và buồn bã khi đối mặt với những thách thức.
Katherine Reynolds Lewis, tác giả cuốn “Tin vui cho những hành vi xấu” cho rằng sự tức giận, nước mắt và bộc phát là phần tự nhiên của bất kỳ đứa trẻ nào đang phát triển. Nhưng có những cha mẹ không thể hoặc không sẵn lòng đối mặt với những hành vi đó và có thể xem sự nổi loạn của trẻ là một vấn đề cần được giải quyết khẩn cấp.
Nhà tâm lý học lâm sàng Laura Markham chia sẻ: “Chúng ta chế giễu trẻ, đổ lỗi cho trẻ, nói rằng đó là lỗi của chúng, cô lập chúng bằng cách nhốt trong phòng”.
Phản ứng của cha mẹ có thể khác nhau nhưng thông điệp thì giống nhau – đó là sự tức giận, buồn bã hoặc thất vọng.
Điều này là trái ngược với khả năng kiểm soát cảm xúc, là sự cứng nhắc khiến cả cha mẹ và con trẻ đều sợ hãi rằng những cảm xúc thái quá có thể làm họ kiệt sức.
Bình luận