(VTC News) - Có những người biết cách làm giàu chỉ từ 33 con cua đinh, hay huấn luyện trâu "thất nghiệp" đi thồ hàng, nhưng cũng có những người chỉ tin vào những kho báu thất thiệt để rồi đổ công sức đổ tiền bạc đi tìm.
Làm giàu từ 33 con cua đinh
Sau nhiều vụ nuôi cá sấu thất bại, ông Trần Văn Thường (ngụ ấp 9, xã Phong Thạnh Tây B, H.Phước Long, Bạc Liêu) đã tìm mua đúng 33 con cua đinh về nuôi thử nghiệm, để giờ đây mỗi năm ông có thể thu lời về hơn 100 triệu đồng.
Ông Thường kể trước đây do nuôi heo thu nhập không đáng kể lại tốn nhiều công chăm sóc, năm 2000, ông quyết định chuyển sang nuôi cá sấu.
Nhưng lúc này, người dân Phước Long cũng ồ ạt nuôi cá sấu dẫn đến cung vượt cầu làm giá cá sấu thương phẩm rớt thê thảm, ông Thường cũng thua lỗ hàng chục triệu đồng.
Năm 2004, ông Thường được một người thân gợi ý chuyển qua nuôi cua đinh vì giá thương phẩm được thương lái thu mua rất cao, đặc biệt vật nuôi này lại phù hợp với môi trường, thổ nhưỡng tại vùng chuyển đổi sản xuất ở Bạc Liêu.
Sau khi “suy đi, tính lại”, ông Thường quyết định gom số tiền nhiều năm dành dụm, tích cóp được mua 33 con cua đinh về làm giống, rồi chỉnh sửa, rào chắn lại chuồng nuôi cá sấu cũ, thêm ít bùn đất và thả cua đinh vào nuôi.
Ông Thường cho biết: “Cua đinh lớn rất nhanh. Từ những con giống ban đầu chỉ bằng bàn tay nhưng sau hơn một năm thả nuôi đã đạt trọng lượng từ 3 - 5 kg/con. Lúc này tôi quyết định xuất bán và sau khi trừ các khoản chi phí như con giống, thức ăn còn lời trên 50 triệu đồng”.
Từ vụ nuôi thành công đầu tiên, ông Thường nhận thấy cua đinh dễ nuôi, không hao hụt, chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc nhưng lợi nhuận cao hơn nuôi heo và cá sấu, nên ông quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi với số lượng lớn.
Theo ông Thường, hiện cua đinh thương phẩm loại nhất, có trọng lượng từ 6 - 7 kg/con được thương lái thu mua từ 700.000 - 800.000 đồng/kg nhưng luôn hiếm hàng và không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện nay, ông Thường đã xây thêm nhiều hồ để nuôi hàng trăm con cua đinh thương phẩm, mỗi năm thu lời trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, việc cua đinh giống khá khan hiếm dẫn đến giá bán trên thị trường khoảng 500.000 đồng/con nên ông Thường dự tính đến phương án tự nhân giống.
“Tôi đã phân loại, chọn lọc một số con cua đinh bố mẹ tốt, khỏe mạnh để cho sinh sản nhân tạo. Mục đích là vừa lấy giống thả nuôi, vừa bán cho các hộ dân gây nuôi”, ông Thường nói.
Huấn luyện trâu... kéo xe kiếm nửa triệu mỗi ngày
Trước nguy cơ… “thất nghiệp” vì nông dân ứng dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng, những con trâu giờ đây được người dân Bình Định huấn luyện để thồ hàng, kéo xe.
Ông Đặng Văn Lưu (60 tuổi, thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã có kinh nghiệm huấn luyện trâu dùng sức kéo để chở hàng hơn 10 năm. Ông Lưu cho hay: “Tại xã Nhơn Lộc có gần 100 hộ dân là nuôi trâu kéo cộ. Ai kêu gì thì chở nấy, nếu trúng mánh mỗi ngày gia đình tôi kiếm được khoảng 500.000 đồng, nhờ vậy có thêm thu nhập”.
Theo nhiều người nuôi trâu chở hàng, mặt hàng các chú trâu này thường chuyên chở chủ yếu là rơm, rạ và gạch, cát xây dựng… Bình quân chi phí cho mỗi chuyến đi là 80.000 đồng, tùy theo đoạn đường mà số tiền có sự luân chuyển khác nhau.
“Tôi đã từng nuôi gần 30 trâu kéo cộ, nếu được giá thì bán rồi tiếp tục mua con khác về nuôi và huấn luyện. Mỗi con trâu có sức kéo sung sức chỉ khoảng hơn 10 năm đổ lại. Với số tiền kiếm được thì mình mua thêm cám, bắp… để thúc cho trâu sau những giờ làm việc mệt nhọc. Chế độ dinh dưỡng luôn được người nuôi coi trọng, để trâu đủ sức khỏe khi kéo hàng”, ông Lưu chia sẻ.
Tuy nhiên, để trâu nghe lời thì người nuôi cần có bí kíp riêng để huấn luyện trâu. Trước hết phải chọn được giống trâu vạm vỡ, nặng trên 2 tạ và chúng có sức chịu đựng rất bền dưới thời tiết nắng nóng. Lúc mua về, cột chặt đầu trâu vào một cái cây rồi lấy sợi thép lớn xỏ qua mũi nó, quấn lại thành 1 cái vòng.
Khi vết thương ở mũi trâu lành rồi thì cột vào đó một cái dây và nó sẽ là chiếc dây cương để điều khiển con trâu theo ý mình khi “tra” nó vào cộ kéo.
Khi nghe tín hiệu giật dây thì trâu sẽ di chuyển, ban đầu, điều khiển hơi khó khăn nhưng một thời gian ngắn thì trâu sẽ thuần thục với chiếc cộ. Sau khi huấn luyện, khi giật dây cương người cầm lái hô “dí, thá (phải, trái)”, chắc chắn con trâu sẽ nghe lời và di chuyển đúng hướng. Tha hồ sử dụng để kéo hàng theo ý muốn.
Trâu kéo cộ là phương tiện được nhiều nhà nông ưa chuộng bởi thân thuộc và giá cả phải chăng. Không như các loại phương tiện khác, việc nuôi trâu để chở hàng không ô nhiễm, góp phần giữ được màu xanh cho môi trường nông thôn, đồng thời người dân có thêm thu nhập.
Kho báu "tin đồn" ở Bình Thuận
Một người đi tìm kho báu mới đây đã thông tin lên cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận về một kho vàng ở Núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) và theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người dân tìm được chính xác kho vàng thì sẽ được chia vàng theo một tỉ lệ nhất định.
UBND xã Phước Thể đã ghi nhận các thông tin ban đầu từ phía người dân cung cấp liên quan đến kho vàng ở Núi Tàu. Tuy nhiên, các thông tin này còn mơ hồ, cần có sự xác minh rõ ràng hơn từ phía các cơ quan chức năng.
Người đi tìm kho báu cho rằng họ có tài liệu liên quan tới kho báu này và mong muốn tìm ra, sau đó yêu cầu các cơ quan Nhà nước quản lý bảo vệ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Có những ý kiến khác nhau về các tài liệu của người khai thác mới, trong đó có những người tỏ ra quá ngán ngẩm khi biết có thêm một người đòi đi tìm kho báu ở đây - trong khi 20 năm trước cũng có nhiều người từng hy vọng tìm được nhưng vẫn không tìm ra.
Có những người thì tò mò và nghi ngờ về các thông tin kho báu, khi vị trí của kho vàng lần này được người dân đưa ra có vị trí gần nơi được nghi là kho vàng hơn 4.000 tấn của Phát-xít Nhật mà đã được ông Trần Văn Tiệp (101 tuổi, trú Q.Phú Nhuận, TP.HCM) xác nhận.
Trên một tờ báo, trao đổi về thông tin có người cung cấp tài liệu về kho báu gần nơi ông Trần Văn Tiệp nghi ngờ trước đó, ông Tiệp nhanh chóng bác bỏ thông tin này, cho rằng đó là thông tin thiếu khoa học, thiếu cơ sở chứng cứ.
Theo cụ Tiệp, khi đó nếu có chôn kho vàng quân đội Nhật sẽ lấp bằng đá, chứ không thể là bê tông. Về vị trí mà người mới trình báo cho là cửa kho báu, theo cụ Tiệp “chỗ đó trước đây là biển” không thể chôn kho vàng vì sóng đánh trôi ra biển ngay.
“Muốn xác định có vàng hay không phải dùng máy móc tiên tiến của thế giới để đo mới biết. Tôi đã nhiều lần đo khu vực này rồi, không có đâu. Nó không bao giờ chôn ở đó…”, cụ Tiệp nói.
Người từng bỏ nửa đời để tìm tòi tài liệu và thực địa kho báu nhận định: "Anh này nếu khẳng định thì phải chứng minh bằng máy móc, khoa học, chứ không thể nói miệng như thế. Nếu có vàng, anh cứ bỏ tiền ra trước đi, tìm cho thấy đi. Nếu thấy Nhà nước sẽ trả lại công sức của anh, không có gì phải lo... ”.
Anh Trần Phương Hồng, con trai út của cụ Tiệp cho hay, anh sẽ ra Bình Thuận để gặp lãnh đạo Sở VH-TT-DL bàn tiếp công việc liên quan đến tìm kiếm kho vàng mà trước đây cha anh đã làm, đồng thời anh cũng cảnh báo một số chiêu thức để mọi người không bị rơi vào câu chuyện huyễn hoặc bị kêu gọi đầu tư tiền bạc một cách hoài phí.
Huyền Trân(tổng hợp)
Làm giàu từ 33 con cua đinh
Sau nhiều vụ nuôi cá sấu thất bại, ông Trần Văn Thường (ngụ ấp 9, xã Phong Thạnh Tây B, H.Phước Long, Bạc Liêu) đã tìm mua đúng 33 con cua đinh về nuôi thử nghiệm, để giờ đây mỗi năm ông có thể thu lời về hơn 100 triệu đồng.
Ông Thường kể trước đây do nuôi heo thu nhập không đáng kể lại tốn nhiều công chăm sóc, năm 2000, ông quyết định chuyển sang nuôi cá sấu.
Nhưng lúc này, người dân Phước Long cũng ồ ạt nuôi cá sấu dẫn đến cung vượt cầu làm giá cá sấu thương phẩm rớt thê thảm, ông Thường cũng thua lỗ hàng chục triệu đồng.
Năm 2004, ông Thường được một người thân gợi ý chuyển qua nuôi cua đinh vì giá thương phẩm được thương lái thu mua rất cao, đặc biệt vật nuôi này lại phù hợp với môi trường, thổ nhưỡng tại vùng chuyển đổi sản xuất ở Bạc Liêu.
Sau khi “suy đi, tính lại”, ông Thường quyết định gom số tiền nhiều năm dành dụm, tích cóp được mua 33 con cua đinh về làm giống, rồi chỉnh sửa, rào chắn lại chuồng nuôi cá sấu cũ, thêm ít bùn đất và thả cua đinh vào nuôi.
Ông Trần Văn Thường làm giàu từ mô hình nuôi cua đinh |
Từ vụ nuôi thành công đầu tiên, ông Thường nhận thấy cua đinh dễ nuôi, không hao hụt, chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc nhưng lợi nhuận cao hơn nuôi heo và cá sấu, nên ông quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi với số lượng lớn.
Theo ông Thường, hiện cua đinh thương phẩm loại nhất, có trọng lượng từ 6 - 7 kg/con được thương lái thu mua từ 700.000 - 800.000 đồng/kg nhưng luôn hiếm hàng và không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện nay, ông Thường đã xây thêm nhiều hồ để nuôi hàng trăm con cua đinh thương phẩm, mỗi năm thu lời trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, việc cua đinh giống khá khan hiếm dẫn đến giá bán trên thị trường khoảng 500.000 đồng/con nên ông Thường dự tính đến phương án tự nhân giống.
“Tôi đã phân loại, chọn lọc một số con cua đinh bố mẹ tốt, khỏe mạnh để cho sinh sản nhân tạo. Mục đích là vừa lấy giống thả nuôi, vừa bán cho các hộ dân gây nuôi”, ông Thường nói.
Huấn luyện trâu... kéo xe kiếm nửa triệu mỗi ngày
Trước nguy cơ… “thất nghiệp” vì nông dân ứng dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng, những con trâu giờ đây được người dân Bình Định huấn luyện để thồ hàng, kéo xe.
Ông Đặng Văn Lưu (60 tuổi, thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã có kinh nghiệm huấn luyện trâu dùng sức kéo để chở hàng hơn 10 năm. Ông Lưu cho hay: “Tại xã Nhơn Lộc có gần 100 hộ dân là nuôi trâu kéo cộ. Ai kêu gì thì chở nấy, nếu trúng mánh mỗi ngày gia đình tôi kiếm được khoảng 500.000 đồng, nhờ vậy có thêm thu nhập”.
Theo nhiều người nuôi trâu chở hàng, mặt hàng các chú trâu này thường chuyên chở chủ yếu là rơm, rạ và gạch, cát xây dựng… Bình quân chi phí cho mỗi chuyến đi là 80.000 đồng, tùy theo đoạn đường mà số tiền có sự luân chuyển khác nhau.
“Tôi đã từng nuôi gần 30 trâu kéo cộ, nếu được giá thì bán rồi tiếp tục mua con khác về nuôi và huấn luyện. Mỗi con trâu có sức kéo sung sức chỉ khoảng hơn 10 năm đổ lại. Với số tiền kiếm được thì mình mua thêm cám, bắp… để thúc cho trâu sau những giờ làm việc mệt nhọc. Chế độ dinh dưỡng luôn được người nuôi coi trọng, để trâu đủ sức khỏe khi kéo hàng”, ông Lưu chia sẻ.
Ông Đặng Văn Lưu (60 tuổi, thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, Bình Định) bên con trâu dùng để chở hàng. |
Khi vết thương ở mũi trâu lành rồi thì cột vào đó một cái dây và nó sẽ là chiếc dây cương để điều khiển con trâu theo ý mình khi “tra” nó vào cộ kéo.
Khi nghe tín hiệu giật dây thì trâu sẽ di chuyển, ban đầu, điều khiển hơi khó khăn nhưng một thời gian ngắn thì trâu sẽ thuần thục với chiếc cộ. Sau khi huấn luyện, khi giật dây cương người cầm lái hô “dí, thá (phải, trái)”, chắc chắn con trâu sẽ nghe lời và di chuyển đúng hướng. Tha hồ sử dụng để kéo hàng theo ý muốn.
Trâu kéo cộ là phương tiện được nhiều nhà nông ưa chuộng bởi thân thuộc và giá cả phải chăng. Không như các loại phương tiện khác, việc nuôi trâu để chở hàng không ô nhiễm, góp phần giữ được màu xanh cho môi trường nông thôn, đồng thời người dân có thêm thu nhập.
Kho báu "tin đồn" ở Bình Thuận
Một người đi tìm kho báu mới đây đã thông tin lên cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận về một kho vàng ở Núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) và theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người dân tìm được chính xác kho vàng thì sẽ được chia vàng theo một tỉ lệ nhất định.
UBND xã Phước Thể đã ghi nhận các thông tin ban đầu từ phía người dân cung cấp liên quan đến kho vàng ở Núi Tàu. Tuy nhiên, các thông tin này còn mơ hồ, cần có sự xác minh rõ ràng hơn từ phía các cơ quan chức năng.
Người đi tìm kho báu cho rằng họ có tài liệu liên quan tới kho báu này và mong muốn tìm ra, sau đó yêu cầu các cơ quan Nhà nước quản lý bảo vệ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo UBND xã Phước Thể đi thực địa kho báu ở Núi Tàu, trưa 4/3. |
Có những người thì tò mò và nghi ngờ về các thông tin kho báu, khi vị trí của kho vàng lần này được người dân đưa ra có vị trí gần nơi được nghi là kho vàng hơn 4.000 tấn của Phát-xít Nhật mà đã được ông Trần Văn Tiệp (101 tuổi, trú Q.Phú Nhuận, TP.HCM) xác nhận.
Trên một tờ báo, trao đổi về thông tin có người cung cấp tài liệu về kho báu gần nơi ông Trần Văn Tiệp nghi ngờ trước đó, ông Tiệp nhanh chóng bác bỏ thông tin này, cho rằng đó là thông tin thiếu khoa học, thiếu cơ sở chứng cứ.
Theo cụ Tiệp, khi đó nếu có chôn kho vàng quân đội Nhật sẽ lấp bằng đá, chứ không thể là bê tông. Về vị trí mà người mới trình báo cho là cửa kho báu, theo cụ Tiệp “chỗ đó trước đây là biển” không thể chôn kho vàng vì sóng đánh trôi ra biển ngay.
“Muốn xác định có vàng hay không phải dùng máy móc tiên tiến của thế giới để đo mới biết. Tôi đã nhiều lần đo khu vực này rồi, không có đâu. Nó không bao giờ chôn ở đó…”, cụ Tiệp nói.
Người từng bỏ nửa đời để tìm tòi tài liệu và thực địa kho báu nhận định: "Anh này nếu khẳng định thì phải chứng minh bằng máy móc, khoa học, chứ không thể nói miệng như thế. Nếu có vàng, anh cứ bỏ tiền ra trước đi, tìm cho thấy đi. Nếu thấy Nhà nước sẽ trả lại công sức của anh, không có gì phải lo... ”.
Anh Trần Phương Hồng, con trai út của cụ Tiệp cho hay, anh sẽ ra Bình Thuận để gặp lãnh đạo Sở VH-TT-DL bàn tiếp công việc liên quan đến tìm kiếm kho vàng mà trước đây cha anh đã làm, đồng thời anh cũng cảnh báo một số chiêu thức để mọi người không bị rơi vào câu chuyện huyễn hoặc bị kêu gọi đầu tư tiền bạc một cách hoài phí.
Huyền Trân(tổng hợp)
Bình luận