(VTC News) - Ông là chỉ huy của sứ mệnh Apollo 11 với nhiệm vụ khám phát Mặt trăng năm 1969 dưới sự theo dõi của hàng triệu người trên thế giới.
Trước đó, 7/8 vừa qua, 2 ngày sau sinh nhật, Armstrong đã phải đi cấp cứu và phẫu thuật vì bị nghẽn động mạch vành.
Tổng thống Obama gửi chia buồn đến gia đình và toàn bộ người dân Mỹ về cái chết của Neil Armstrong: "Hết sức đau buồn. Neil là một trong những người anh hùng vĩ đại nhất của Mỹ, không chỉ trong thời đại của ông mà còn cho đến muôn đời sau".
Theo The Sun, ngày 20/7/1969, có khoảng 600 triệu người trên toàn thế giới theo dõi trực tiếp những hình ảnh đen trắng được NASA phát đi khi Neil đặt chân lên Mặt trăng.
Khi đó, Neil đã có một câu nói để đời: "Đây là một bước chân nhỏ của một người nhưng là bước nhảy vọt khổng lồ của cả nhân loại".
Edwin “Buzz” Aldrin, năm nay 82 tuổi, phi hành gia thứ 2 đặt chân xuống Mặt trăng cũng trong sứ mệnh Apollo 11 cho biết: "Neil là một phát ngôn viên và chỉ huy tuyệt vời nhất trong các chương trình không gian của NASA."
Trong chuyến phiêu lưu 3 giờ trên Mặt trăng ngày đó, còn có một người thứ 3, đó là Michael Collins làm nhiệm vụ chuẩn bị trên tàu cho hành trình trở về Trái đất chứ không đặt chân xuống bề mặt Mặt trăng. Ông nói về sự qua đời của người chỉ huy cũ: "Neil là người tài giỏi nhất và tôi sẽ nhớ cậu ấy".
Neil đã qua đời tại Ohio, quê nhà của mình nơi ông được sinh vào ngày 5/8/1930. Từ bé, Neil đã có niềm đam mê với bầu trời và nhận được bằng lái máy bay khi chỉ 16 tuổi.
Sau đó, trải qua nhiều năm là phi công hải quân cùng những bằng cấp mà ông có được từ nhiều trường đào tạo hàng không khác nhau, Neil đã đến làm việc cho NASA.
Neil đặt chân lên Mặt trăng ngày 20/7/1969 |
Edwin “Buzz” Aldrin, năm nay 82 tuổi, phi hành gia thứ 2 đặt chân xuống Mặt trăng cũng trong sứ mệnh Apollo 11 cho biết: "Neil là một phát ngôn viên và chỉ huy tuyệt vời nhất trong các chương trình không gian của NASA."
Trong chuyến phiêu lưu 3 giờ trên Mặt trăng ngày đó, còn có một người thứ 3, đó là Michael Collins làm nhiệm vụ chuẩn bị trên tàu cho hành trình trở về Trái đất chứ không đặt chân xuống bề mặt Mặt trăng. Ông nói về sự qua đời của người chỉ huy cũ: "Neil là người tài giỏi nhất và tôi sẽ nhớ cậu ấy".
Neil đã qua đời tại Ohio, quê nhà của mình nơi ông được sinh vào ngày 5/8/1930. Từ bé, Neil đã có niềm đam mê với bầu trời và nhận được bằng lái máy bay khi chỉ 16 tuổi.
Người tiên phong, Neil Armstrong |
Sau đó, trải qua nhiều năm là phi công hải quân cùng những bằng cấp mà ông có được từ nhiều trường đào tạo hàng không khác nhau, Neil đã đến làm việc cho NASA.
Trong 17 năm làm việc tại đây, Neil đã đảm nhận nhiều vai trò khác nhau và đem đến cho họ những thành công không thể chối bỏ.
Sau khi về hưu, Neil bước theo con đường dạy học, đào tạo các kỹ sư hàng không tương lai. Ông muốn tìm lại hình ảnh của mình khi trẻ và tiếp thêm lửa đam mê cho những chàng trai cũng hướng đến bầu trời như mình.
Sau khi về hưu, Neil bước theo con đường dạy học, đào tạo các kỹ sư hàng không tương lai. Ông muốn tìm lại hình ảnh của mình khi trẻ và tiếp thêm lửa đam mê cho những chàng trai cũng hướng đến bầu trời như mình.
Bước nhảy vọt khổng lồ của nhân loại |
Quốc kì Mỹ trên Mặt trăng do Neil Armstrong cắm năm 1969 |
Những người đàn ông vĩ đại, thực hiện sứ mệnh Apollo 11 của NASA |
Neil Armstrong đã trở thành một biểu tượng ở Mỹ |
Giây phút Neil Armstrong xuống cầu thang tàu du hành để đặt chân lên Mặt trăng |
Những bước chân vĩ đại của Neil Armstong |
Tùng Đinh
Bình luận