(VTC News) - Trong tương lai, Hải quân Trung Quốc sẽ đầu tư thêm những gì để nâng cấp hệ thống tàu chiến và tàu ngầm vốn vẫn không được phương Tây đánh giá cao.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc: Chỉ để khoe mẽ
Theo Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, trong năm 2012 Trung Quốc sẽ bổ sung thêm 2 tàu ngầm mới bao gồm 1 chiếc tàu ngầm tên lửa động cơ hạt nhân lớp 094 và 1 tàu ngầm tấn công chạy dầu diesel.
Điều này được cho là hoàn toàn phù hợp với xu hướng đẩy mạnh sản xuất tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, dần thay thế cho việc nước này vẫn phải mua tàu ngầm của Nga trong những năm trước đó.
Việc mua mới được duy trì với tần suất mỗi năm 2 chiếc, bằng với tỉ lệ sản xuất mới của Mỹ và đảm bảo được việc duy trì một hạm đội tàu ngầm gồm khoảng 60 chiếc các loại của họ.
Trong hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, tàu ngầm chạy diesel được nói là những con bài chiến lược nếu Trung Quốc muốn tấn công các đối thủ khác trong khu vực lân cận biển Trung Hoa.
Hải quân Trung Quốc đã đưa vào phục vụ chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ (Xia, còn gọi là Type 092) duy nhất vào năm 1981.
Khi đó, tàu SSBN Type 092 được trang bị với 4 ống phóng tên lửa, và có thể mang được 12 tên lửa đạn đạo tầm trung JuLang-1 (JL-1).
Tuy thế, tên lửa JL - 1 có điểm yếu là di chuyển với tốc độ chậm, có độ ồn lớn khi hoạt động, không đáng tin cậy và rất dễ bị tổn thương. Tầm bắn giới hạn và chất lượng của JL - 1 cũng không được đánh giá cao.
Theo các chuyên gia quân sự, một tàu ngầm hạt nhân không đủ để tạo ra một cuộc tấn công hiệu quả. Muốn có đòn đánh với đúng nghĩa 'nắm đấm thép', hải quân cần có ít nhất 3 tàu ngầm hạt nhân.
Chính vì vậy, Trung Quốc giải quyết vấn đề này bằng việc đưa ra dự án chế tạo tàu ngầm và tên lửa mới là SSBN lớp Tấn (Type 094) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2.
Đến nay, đã có hai tàu Type 094 được bàn giao cho Hải quân của họ và ít nhất 2 tàu nữa được đóng và trang bị 12 ống phóng tên lửa. Trong khi đó, SLBM JL-2 đã bị trì hoãn trong thời gian dài và chưa thể hoạt động ở thời điểm đó.
Dựng căn cứ ở Ấn Độ Dương
Lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đang ngày càng được hiện đại hóa và dành nhiều thời gian hơn cho những chuyến tuần tra trên biển.
Trái ngược với tàu ngầm chỉ hoạt động trong những khu vực tập trung, tàu chiến của Trung Quốc đã cam kết phạm vi triển khai đến tận Ấn Độ Dương để tham gia các hoạt động chống cướp biển nếu có.
Hiện nay, ngoài các tàu khu trục, tàu ngầm thì Hải quân Trung Quốc còn được biết đến với việc sở hữu một số tàu đổ bộ.
Năm 1993 con tàu đổ bộ lớp Yuting đầu tiên với số hiệu 991 được hạ thủy và đưa vào sử dụng. Kể từ năm 1992 đến 1997, đã có 5 khung tàu lớp này được đóng là 911, 934, 935, 936 và 937.
Sau đó, do tình hình trên biển trở nên căng thẳng từ năm 1999 - 2002 đã có thêm 6 tàu được đóng mới bao gồm 938, 939, 940, 908, 909 và 910.
Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, năm 2012 Trung Quốc dự kiến đóng mới 1 tàu khu trục loại 052C, 3 tàu chiến nhỏ loại 054A và 1 tàu đổ bộ vận chuyển loại 071 gần giống so với tàu đổ bộ lớp T-AKE của Hải quân Mỹ.
Đầu tháng 4 năm ngoái, Tân Hoa Xã đã lần đầu tiên công bố những hình ảnh của tàu sân bay Thi Lang đang trong quá trình sửa chửa và tân trang của họ.
Thi Lang có chiều dài 304.5m và rộng 37m, có khả năng chứa 50 máy bay các loại gồm cả tiêm tích tấn công cũng như trực thăng.
Cũng theo thống kê này, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng 140 tàu chiến cỡ lớn so với Mỹ là 280 chiếc.
Hiện nay, Trung Quốc đã có các kế hoạch tham gia nhiều hơn vào các cuộc tập trận quy mô lớn với sự góp mặt của nhiều cường quốc quân sự.
Điều này nhằm cải thiện khả năng chiến đấu cũng như tăng tỉ lệ chiến thắng của họ trong các cuộc chiến trong tương lai với tình hình chiến tranh ngày càng hiện đại hóa như hiện nay.
Không những thế, cuối năm ngoái Hải quân Trung Quốc cũng được cho là có bước tiến lớn khi tạo dựng một cơ sở ở nước ngoài. Ông Jean-Paul Adam, Ngoại trưởng của Seychelles, một quốc đảo trên Ấn Độ Dương cho biết Chính phủ của họ đã chấp nhận mời Trung Quốc thiết lập sự hiện diện quân sự ở đây.
Trung Quốc cho biết, họ sẽ sử dụng cơ sở ở Seychelles như một trạm tiếp tế hải quân nhưng từ chối gọi nó là một căn cứ.
Mặc dù quy mô nhỏ, nhưng đây là điểm quan trọng trong việc mở rộng quy mô của hạm đội tàu chiến vốn vẫn bị hạn chế về hậu cần khi hoạt động xa bờ Trung Quốc.
Trong năm nay, Trung Quốc sẽ có một cuộc tập trận chung giữa 3 hạm đội lớn nhất của hải quân nước này đó là Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải.
"Trung Quốc sẽ còn cần nhiều năm nữa để có được sức mạnh hải quân sánh với những cường quốc như Nga, Mỹ, Pháp v.v. Họ còn phải luyện tập, luyện tập rất nhiều", bài viết của Aol Defense bình luận.
Phần cuối: Tham vọng khống chế bầu trời của Trung Quốc
Tùng Đinh
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc: Chỉ để khoe mẽ
Theo Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, trong năm 2012 Trung Quốc sẽ bổ sung thêm 2 tàu ngầm mới bao gồm 1 chiếc tàu ngầm tên lửa động cơ hạt nhân lớp 094 và 1 tàu ngầm tấn công chạy dầu diesel.
Điều này được cho là hoàn toàn phù hợp với xu hướng đẩy mạnh sản xuất tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, dần thay thế cho việc nước này vẫn phải mua tàu ngầm của Nga trong những năm trước đó.
Việc mua mới được duy trì với tần suất mỗi năm 2 chiếc, bằng với tỉ lệ sản xuất mới của Mỹ và đảm bảo được việc duy trì một hạm đội tàu ngầm gồm khoảng 60 chiếc các loại của họ.
Khoang chứa tên lửa lộ liễu trên lưng của tàu ngầm loại 094 của Hải quân Trung Quốc |
Trong hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, tàu ngầm chạy diesel được nói là những con bài chiến lược nếu Trung Quốc muốn tấn công các đối thủ khác trong khu vực lân cận biển Trung Hoa.
Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc |
Hải quân Trung Quốc đã đưa vào phục vụ chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ (Xia, còn gọi là Type 092) duy nhất vào năm 1981.
Khi đó, tàu SSBN Type 092 được trang bị với 4 ống phóng tên lửa, và có thể mang được 12 tên lửa đạn đạo tầm trung JuLang-1 (JL-1).
Tuy thế, tên lửa JL - 1 có điểm yếu là di chuyển với tốc độ chậm, có độ ồn lớn khi hoạt động, không đáng tin cậy và rất dễ bị tổn thương. Tầm bắn giới hạn và chất lượng của JL - 1 cũng không được đánh giá cao.
Theo các chuyên gia quân sự, một tàu ngầm hạt nhân không đủ để tạo ra một cuộc tấn công hiệu quả. Muốn có đòn đánh với đúng nghĩa 'nắm đấm thép', hải quân cần có ít nhất 3 tàu ngầm hạt nhân.
Chính vì vậy, Trung Quốc giải quyết vấn đề này bằng việc đưa ra dự án chế tạo tàu ngầm và tên lửa mới là SSBN lớp Tấn (Type 094) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2.
Đến nay, đã có hai tàu Type 094 được bàn giao cho Hải quân của họ và ít nhất 2 tàu nữa được đóng và trang bị 12 ống phóng tên lửa. Trong khi đó, SLBM JL-2 đã bị trì hoãn trong thời gian dài và chưa thể hoạt động ở thời điểm đó.
Dựng căn cứ ở Ấn Độ Dương
Lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đang ngày càng được hiện đại hóa và dành nhiều thời gian hơn cho những chuyến tuần tra trên biển.
Trái ngược với tàu ngầm chỉ hoạt động trong những khu vực tập trung, tàu chiến của Trung Quốc đã cam kết phạm vi triển khai đến tận Ấn Độ Dương để tham gia các hoạt động chống cướp biển nếu có.
Hiện nay, ngoài các tàu khu trục, tàu ngầm thì Hải quân Trung Quốc còn được biết đến với việc sở hữu một số tàu đổ bộ.
Năm 1993 con tàu đổ bộ lớp Yuting đầu tiên với số hiệu 991 được hạ thủy và đưa vào sử dụng. Kể từ năm 1992 đến 1997, đã có 5 khung tàu lớp này được đóng là 911, 934, 935, 936 và 937.
Sau đó, do tình hình trên biển trở nên căng thẳng từ năm 1999 - 2002 đã có thêm 6 tàu được đóng mới bao gồm 938, 939, 940, 908, 909 và 910.
Tàu đổ bộ Yunting 908 của Trung Quốc |
Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, năm 2012 Trung Quốc dự kiến đóng mới 1 tàu khu trục loại 052C, 3 tàu chiến nhỏ loại 054A và 1 tàu đổ bộ vận chuyển loại 071 gần giống so với tàu đổ bộ lớp T-AKE của Hải quân Mỹ.
Đầu tháng 4 năm ngoái, Tân Hoa Xã đã lần đầu tiên công bố những hình ảnh của tàu sân bay Thi Lang đang trong quá trình sửa chửa và tân trang của họ.
Thi Lang có chiều dài 304.5m và rộng 37m, có khả năng chứa 50 máy bay các loại gồm cả tiêm tích tấn công cũng như trực thăng.
Cũng theo thống kê này, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng 140 tàu chiến cỡ lớn so với Mỹ là 280 chiếc.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Thi Lang được tân trang từ hàng của Ukraine |
Hiện nay, Trung Quốc đã có các kế hoạch tham gia nhiều hơn vào các cuộc tập trận quy mô lớn với sự góp mặt của nhiều cường quốc quân sự.
Điều này nhằm cải thiện khả năng chiến đấu cũng như tăng tỉ lệ chiến thắng của họ trong các cuộc chiến trong tương lai với tình hình chiến tranh ngày càng hiện đại hóa như hiện nay.
Không những thế, cuối năm ngoái Hải quân Trung Quốc cũng được cho là có bước tiến lớn khi tạo dựng một cơ sở ở nước ngoài. Ông Jean-Paul Adam, Ngoại trưởng của Seychelles, một quốc đảo trên Ấn Độ Dương cho biết Chính phủ của họ đã chấp nhận mời Trung Quốc thiết lập sự hiện diện quân sự ở đây.
Trung Quốc cho biết, họ sẽ sử dụng cơ sở ở Seychelles như một trạm tiếp tế hải quân nhưng từ chối gọi nó là một căn cứ.
Mặc dù quy mô nhỏ, nhưng đây là điểm quan trọng trong việc mở rộng quy mô của hạm đội tàu chiến vốn vẫn bị hạn chế về hậu cần khi hoạt động xa bờ Trung Quốc.
Tàu đổ bộ lớp Yuting số 908 của Hải quân Trung Quốc |
Trong năm nay, Trung Quốc sẽ có một cuộc tập trận chung giữa 3 hạm đội lớn nhất của hải quân nước này đó là Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải.
"Trung Quốc sẽ còn cần nhiều năm nữa để có được sức mạnh hải quân sánh với những cường quốc như Nga, Mỹ, Pháp v.v. Họ còn phải luyện tập, luyện tập rất nhiều", bài viết của Aol Defense bình luận.
Phần cuối: Tham vọng khống chế bầu trời của Trung Quốc
Tùng Đinh
Bình luận