(VTC News) - Để đạt được khả năng sẵn sàng chuẩn bị cho mọi mặt trận như lời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dặn dò thì Hải quân Trung Quốc vẫn còn một chặng đường rất dài.
Đại tá John Kirby, người phát ngôn của Lầu Năm Góc đã nói với AFP rằng: "Chẳng ai muốn ẩu đả cả và chắc chắn rằng chúng ta không bao giờ ghen tị với khả năng phát triển lực lượng hải quân của bất kì quốc gia nào".
Aol Defense là tạp chí quân sự nổi tiếng của Mỹ, nơi đã có bài viết về những gì Hải quân Trung Quốc đã, đang và sẽ phải làm để nâng cấp sức mạnh của mình. VTC News trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt bài gồm 3 phần về bài phân tích này của Aol Defense.
Bài 1: Hải quân Trung Quốc đã và đang làm được gì?
Tại một cuộc họp ở Bắc Kinh tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có một thông điệp mạnh mẽ đối với các quan chức Hải quân Trung Quốc đó là 'Sẵn sàng cho chiến tranh".
Lời nói đó được khuếch đại và bóp méo bởi truyền thông phương Tây, nó được lan truyền ở khắp khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Điều này đã khiến cho Ấn Độ, Nhật Bản cùng một số quốc gia khác trở nên cảnh giác và Hải quân Mỹ đã có một phản ứng rất thờ ơ.
Tại một cuộc họp ở Bắc Kinh tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có một thông điệp mạnh mẽ đối với các quan chức Hải quân Trung Quốc đó là 'Sẵn sàng cho chiến tranh".
Lời nói đó được khuếch đại và bóp méo bởi truyền thông phương Tây, nó được lan truyền ở khắp khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Điều này đã khiến cho Ấn Độ, Nhật Bản cùng một số quốc gia khác trở nên cảnh giác và Hải quân Mỹ đã có một phản ứng rất thờ ơ.
Đại tá John Kirby, người phát ngôn của Lầu Năm Góc đã nói với AFP rằng: "Chẳng ai muốn ẩu đả cả và chắc chắn rằng chúng ta không bao giờ ghen tị với khả năng phát triển lực lượng hải quân của bất kì quốc gia nào".
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Thi Lang được tân trang từ hàng của Ukraine |
Taylor Fravel, giáo sư nghiên cứu an ninh tại Học viện công nghệ Massachusetts nói: "Ông Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hiện đại hóa Hải quân. Mặc dù ông ta không đề cập đến việc mong muốn chiến tranh nhưng đây là dấu hiệu cho thấy họ đang chuẩn bị cho các hoạt động chiến đấu có thể trong tương lai".
Gần 10 năm trở lại đây, Hải quân Trung Quốc đã phát triển từ một lực lượng phòng vệ bờ biển đến bước đầu của một lực lượng có khả năng hoạt đông lâu dài ở các vùng biển xa xôi và trên phạm vi rộng.
Trong phần đầu của kế hoạch 11 năm bắt đầu từ 2006, Trung Quốc đã cho hạ thủy hàng chục tàu chiến cỡ nhỏ, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu đổ bộ mới. Đáng chú ý nhất là việc chạy thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của họ là Thi Lang, được sửa chữa từ một tàu sân bay lớp Varyag cũ của Nga đã bán lại cho Ukraine mà họ mua được.
Ngoài ra, Trung Quốc đã có lần đầu tiên triển khai hải quân ở vùng biển nước ngoài với sự kết hợp giữa tàu chiến, vệ tinh giám sát biển, máy bay không người lái cùng với những tên lửa đạn đạo chống hạm. Đó là lần hành quân của các tàu Hải quân Trung Quốc đến khu vực Aden của Vùng Vịnh vào năm 2008.
Gần 10 năm trở lại đây, Hải quân Trung Quốc đã phát triển từ một lực lượng phòng vệ bờ biển đến bước đầu của một lực lượng có khả năng hoạt đông lâu dài ở các vùng biển xa xôi và trên phạm vi rộng.
Trong phần đầu của kế hoạch 11 năm bắt đầu từ 2006, Trung Quốc đã cho hạ thủy hàng chục tàu chiến cỡ nhỏ, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu đổ bộ mới. Đáng chú ý nhất là việc chạy thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của họ là Thi Lang, được sửa chữa từ một tàu sân bay lớp Varyag cũ của Nga đã bán lại cho Ukraine mà họ mua được.
Ngoài ra, Trung Quốc đã có lần đầu tiên triển khai hải quân ở vùng biển nước ngoài với sự kết hợp giữa tàu chiến, vệ tinh giám sát biển, máy bay không người lái cùng với những tên lửa đạn đạo chống hạm. Đó là lần hành quân của các tàu Hải quân Trung Quốc đến khu vực Aden của Vùng Vịnh vào năm 2008.
Tàu khu trục Wuhan của Hải quân Trung Quốc trong lần đầu xuất ngoại cùng với một tàu container đến khu vực Aden của Vùng Vịnh |
Andrew Erickson, nhà phân tích tại Đại học Chiến tranh hải quân của Mỹ, đồng thời cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về Hải quân Trung Quốc cho biết: "Những biểu hiện gần đây cho thấy có thể trong tương lai Trung Quốc sẽ sở hữu một lực lượng hải quân khá mạnh".
Trong khi Trung Quốc đang phát triển ngày càng nhanh thì Mỹ vẫn đang mải mê ở Iraq và Afghanistan. Không những thế, Mỹ đã có kế hoạch cắt giảm 1.000 tỉ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ với sự phát triển của Hải quân Trung Quốc có muộn nhưng lại rất mạnh mẽ. Trong 2 năm gần đây, Lầu Năm Góc đã tăng tỉ lệ đóng mới tàu chiến, thậm chí là nâng gấp đôi số lượng tàu ngầm được đóng mới. Bên cạnh đó còn phát triển các robot hải quân, tên lửa và vệ tinh do thám.
Trong khi Trung Quốc đang phát triển ngày càng nhanh thì Mỹ vẫn đang mải mê ở Iraq và Afghanistan. Không những thế, Mỹ đã có kế hoạch cắt giảm 1.000 tỉ USD ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ với sự phát triển của Hải quân Trung Quốc có muộn nhưng lại rất mạnh mẽ. Trong 2 năm gần đây, Lầu Năm Góc đã tăng tỉ lệ đóng mới tàu chiến, thậm chí là nâng gấp đôi số lượng tàu ngầm được đóng mới. Bên cạnh đó còn phát triển các robot hải quân, tên lửa và vệ tinh do thám.
Tàu đổ bộ lớp Yuting số 908 của Hải quân Trung Quốc |
Ngoài ra, Mỹ cũng bắt đầu xây dựng thêm một số căn cứ hải quân mới tại các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương. Đồng thời tăng cường các chương trình luyện tập kết hợp giữa Hải quân và Không quân nhằm nâng cao trình độ của quân đội trong chiến tranh kiểu mới.
Trung Quốc cũng chẳng kém cạnh, họ cũng có những bước đi của riêng mình trong cuộc chạy đua sức mạnh hải quân ở Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, có vẻ như bước đi của Trung Quốc đã chững lại so với vài năm trước mặc dù vẫn hết sức cố gắng để nghiên cứu vũ khí với, luyện tập quân đội và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Trong hạm đội tàu ngầm của mình, Trung Quốc chủ yếu dùng các tàu ngầm chạy diesel tầm hoạt động ngắn để tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển. Ngoài ra đấy cũng là những con bài chiến lược nếu Trung Quốc muốn tấn công các đối thủ khác trong khu vực lân cận biển Trung Hoa.
Owen Cote, một nhà phân tích quân sự tại Học viên Công nghệ Massachusetts cho biết: "Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc chưa có định hướng chính xác để phát triển những hạm đội tàu ngầm của mình". Bằng chứng là họ vẫn chưa có kế hoạch tạo nên một hạm đội có khả năng hoạt động toàn cầu, ít nhất là trong năm 2012.
Tuy nhiên, đó không có nghĩa là trong vài năm tới Trung Quốc không nâng cao sức mạnh hải quân ở vùng biển xa. Nhưng có thể thấy được là, Hải quân Trung Quốc đang không có ý định mở rộng quy mô hạm đội tàu ngầm mà tập trung vào khai thác sức mạnh của những gì họ đang có.
Năm 2005, Trung Quốc chỉ để tàu ngầm ở căn cứ, nhưng đến 2006 họ đã có 2 cuộc tuần tra và con số tăng lên 3 trong năm 2007. Đến nay, những cuộc tuần tra đã tăng lên nhưng có vẻ vẫn đang còn rất khiêm tốn so với gần 100 cuộc tuần tra mỗi năm mà 71 chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ thực hiện.
Dù vậy, Owen Cote vẫn phải khẳng định rằng những cuộc tuần tra của tàu ngầm ở biển Trung Quốc được hải quân nước này thực hiện với nhiều ý nghĩa to lớn. Và điều làm ông thấy quan tâm nhất đó chính là "họ đang dần tiến ra những vùng biển xa hơn".
Mời các bạn đón đọc bài tiếp theo lúc 6h00 sáng 25/7: Hướng đi tiếp theo của Hải quân Trung Quốc trong các lĩnh vực tàu ngầm và tàu chiến trên biển.
Trung Quốc cũng chẳng kém cạnh, họ cũng có những bước đi của riêng mình trong cuộc chạy đua sức mạnh hải quân ở Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, có vẻ như bước đi của Trung Quốc đã chững lại so với vài năm trước mặc dù vẫn hết sức cố gắng để nghiên cứu vũ khí với, luyện tập quân đội và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Trong hạm đội tàu ngầm của mình, Trung Quốc chủ yếu dùng các tàu ngầm chạy diesel tầm hoạt động ngắn để tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển. Ngoài ra đấy cũng là những con bài chiến lược nếu Trung Quốc muốn tấn công các đối thủ khác trong khu vực lân cận biển Trung Hoa.
Owen Cote, một nhà phân tích quân sự tại Học viên Công nghệ Massachusetts cho biết: "Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc chưa có định hướng chính xác để phát triển những hạm đội tàu ngầm của mình". Bằng chứng là họ vẫn chưa có kế hoạch tạo nên một hạm đội có khả năng hoạt động toàn cầu, ít nhất là trong năm 2012.
Tuy nhiên, đó không có nghĩa là trong vài năm tới Trung Quốc không nâng cao sức mạnh hải quân ở vùng biển xa. Nhưng có thể thấy được là, Hải quân Trung Quốc đang không có ý định mở rộng quy mô hạm đội tàu ngầm mà tập trung vào khai thác sức mạnh của những gì họ đang có.
Năm 2005, Trung Quốc chỉ để tàu ngầm ở căn cứ, nhưng đến 2006 họ đã có 2 cuộc tuần tra và con số tăng lên 3 trong năm 2007. Đến nay, những cuộc tuần tra đã tăng lên nhưng có vẻ vẫn đang còn rất khiêm tốn so với gần 100 cuộc tuần tra mỗi năm mà 71 chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ thực hiện.
Dù vậy, Owen Cote vẫn phải khẳng định rằng những cuộc tuần tra của tàu ngầm ở biển Trung Quốc được hải quân nước này thực hiện với nhiều ý nghĩa to lớn. Và điều làm ông thấy quan tâm nhất đó chính là "họ đang dần tiến ra những vùng biển xa hơn".
Mời các bạn đón đọc bài tiếp theo lúc 6h00 sáng 25/7: Hướng đi tiếp theo của Hải quân Trung Quốc trong các lĩnh vực tàu ngầm và tàu chiến trên biển.
Tùng Đinh
Bình luận