Sự trỗi dậy và lối hành xử quá quyết đoán trong vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc đang khiến cho các quốc gia xung quanh không ngừng nâng cao cảnh giác, đặc biệt là sự trở lại châu Á của Mỹ đang là nhân tố gắn kết các quốc gia này đối phó với Trung Quốc. Điều này liệu đang khiến cho không gian chiến lược của Trung Quốc bị co hẹp?
Từ căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines về chủ quyền tại đảo Scarborough, tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, đến việc Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào từ chối hội đàm song phương với Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn vừa qua vì vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku, có phân tích cho rằng, không gian sinh tồn của về chiến lược xung quanh của TQ đang bị đe dọa.
Ngoại giao xung quanh của TQ đang đối mặt những thách thức to lớn, trong khi Mỹ chuyển dịch chiến lược sang phía Đông.
Chuyên gia Viện Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội (Trung Quốc) Đỗ Kế Phong cho rằng, cách giải thích tầu ngầm hạt nhân của Mỹ neo đậu tại Philippines vào thời điểm này không liên quan đến sự kiện đảo Scarborough là “không ổn”.
Trước đây, hạm đội tàu chiến Mỹ thường neo đậu tại những khu vực không phải là điểm nóng như Singapore, Hồng Công… nhằm tránh những nghi ngờ không cần thiết.
Hơn nữa, sau năm 1992, tầu ngầm của Mỹ cũng chưa bao giờ đỗ tại vịnh Subic, việc Mỹ lựa chọn thời điểm nhạy cảm này là có ý đồ đặc biệt. Trong sự kiện Scarborough, rõ ràng Mỹ đứng về phía Philippines.
Đỗ Kế Phong nói, trước đây Mỹ thường thông qua các cuộc gặp hoặc phát biểu của Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng để bày tỏ sự ủng hộ Philippines về chính trị.
Nhưng lần này Mỹ lựa chọn cách đưa tàu ngầm hạt nhân đến neo đậu tại cảng của Philippines, đồng thời cho biết cuối tháng này sẽ bàn giao chiếc tầu tuần tra thứ 2 cho Philippines chính là thể hiện sự ủng hộ nước này về quân sự.
Mỹ cho thấy họ chuyển từ việc ủng hộ bằng lời nói sang ủng hộ bằng hành động quân sự, sự ủng hộ này đã được nâng cấp thêm một bước.
Đỗ Kế Phong cho rằng, rõ ràng không gian sinh tồn về chiến lược xung quanh của Trung Quốc đang bị Mỹ và các nước đồng minh lấn ép, bao gồm vấn đề hạt nhân Triều Tiên bị trì hoãn không được giải quyết; tranh chấp không ngừng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku; xung đột về vấn đề ngư dân với Hàn Quốc liên tục xảy ra.
Mặt khác, một số quốc gia vốn được xem là hữu hảo nay cũng bắt đầu điều chỉnh quan hệ đối ngoại, từng bước tiếp xúc với Mỹ và các nước phương Tây, thể hiện rõ ràng nhất là Myanmar. Những động thái này đã đạt ra những thách thức cao hơn đối với trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc.
Giáo sư Thời Tuấn Hồng của Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc bày tỏ, gần đây một số nước xung quanh liên tiếp thách thức Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ, việc chuyển chiến lược sang phía Đông của Mỹ có thể nói là một trong những nguyên nhân chính.
Về việc Trung Quốc phải đối phó như thế nào, Đỗ Kế Phong cho rằng, Trung Quốc trước tiên cần xuất phát từ chiến lược ngoại giao tổng thể, có những tính toán chiến lược, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của các nước, giải quyết trước tiên các vấn đề nóng bỏng nhất, sau đó từng bước giải quyết các vấn đề còn lại.
Theo Quỹ nghiên cứu Biển Đông
Từ căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines về chủ quyền tại đảo Scarborough, tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, đến việc Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào từ chối hội đàm song phương với Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn vừa qua vì vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku, có phân tích cho rằng, không gian sinh tồn của về chiến lược xung quanh của TQ đang bị đe dọa.
Ngoại giao xung quanh của TQ đang đối mặt những thách thức to lớn, trong khi Mỹ chuyển dịch chiến lược sang phía Đông.
5 tàu chiến Trung Quốc đến gần lãnh hải Philippines |
Chuyên gia Viện Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội (Trung Quốc) Đỗ Kế Phong cho rằng, cách giải thích tầu ngầm hạt nhân của Mỹ neo đậu tại Philippines vào thời điểm này không liên quan đến sự kiện đảo Scarborough là “không ổn”.
Trước đây, hạm đội tàu chiến Mỹ thường neo đậu tại những khu vực không phải là điểm nóng như Singapore, Hồng Công… nhằm tránh những nghi ngờ không cần thiết.
Hơn nữa, sau năm 1992, tầu ngầm của Mỹ cũng chưa bao giờ đỗ tại vịnh Subic, việc Mỹ lựa chọn thời điểm nhạy cảm này là có ý đồ đặc biệt. Trong sự kiện Scarborough, rõ ràng Mỹ đứng về phía Philippines.
Đỗ Kế Phong nói, trước đây Mỹ thường thông qua các cuộc gặp hoặc phát biểu của Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng để bày tỏ sự ủng hộ Philippines về chính trị.
Nhưng lần này Mỹ lựa chọn cách đưa tàu ngầm hạt nhân đến neo đậu tại cảng của Philippines, đồng thời cho biết cuối tháng này sẽ bàn giao chiếc tầu tuần tra thứ 2 cho Philippines chính là thể hiện sự ủng hộ nước này về quân sự.
Mỹ cho thấy họ chuyển từ việc ủng hộ bằng lời nói sang ủng hộ bằng hành động quân sự, sự ủng hộ này đã được nâng cấp thêm một bước.
Tàu ngầm hạt nhân Virgina của Mỹ đang neo đậu ở cảng Subic, Philippines. Sức tấn công của Virgina được cho là đủ sức tiêu diệt nửa hạm đội Nam Hải của Trung Quốc |
Đỗ Kế Phong cho rằng, rõ ràng không gian sinh tồn về chiến lược xung quanh của Trung Quốc đang bị Mỹ và các nước đồng minh lấn ép, bao gồm vấn đề hạt nhân Triều Tiên bị trì hoãn không được giải quyết; tranh chấp không ngừng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku; xung đột về vấn đề ngư dân với Hàn Quốc liên tục xảy ra.
Mặt khác, một số quốc gia vốn được xem là hữu hảo nay cũng bắt đầu điều chỉnh quan hệ đối ngoại, từng bước tiếp xúc với Mỹ và các nước phương Tây, thể hiện rõ ràng nhất là Myanmar. Những động thái này đã đạt ra những thách thức cao hơn đối với trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc.
Giáo sư Thời Tuấn Hồng của Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc bày tỏ, gần đây một số nước xung quanh liên tiếp thách thức Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ, việc chuyển chiến lược sang phía Đông của Mỹ có thể nói là một trong những nguyên nhân chính.
Về việc Trung Quốc phải đối phó như thế nào, Đỗ Kế Phong cho rằng, Trung Quốc trước tiên cần xuất phát từ chiến lược ngoại giao tổng thể, có những tính toán chiến lược, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của các nước, giải quyết trước tiên các vấn đề nóng bỏng nhất, sau đó từng bước giải quyết các vấn đề còn lại.
Theo Quỹ nghiên cứu Biển Đông
Bình luận