• Zalo

30 triệu khách hàng dưới 'chuẩn' ngân hàng sẽ được vay tài chính ngân hàng

Kinh tếThứ Tư, 12/07/2017 15:02:00 +07:00Google News

Việc dư nợ cho vay tiêu dùng liên tục tăng trưởng 20 - 30%/năm kể từ 2010 nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu vay vốn giúp thị trường này trở thành mảnh đất màu mỡ với tiềm năng phát triển vô cùng lớn.

Sáng ngày 12/7, Báo Đầu tư tổ chức Tọa đàm về thị trường tài chính tiêu dùng với chủ đề “Phát triển tài chính bán lẻ – cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế”.

Ông Nguyễn Tú Anh - Phó Vụ Trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ cho hay, cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao. Cụ thể, tỷ trọng tiêu dùng trên GDP đã tăng phi mã từ 52,5% vào năm 2005 và lên đỉnh điểm 77,7% trong năm 2009. Sau đó, sụt giảm đến đáy vào năm 2012 khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Ngay sau đó, từ 2013 tỷ lệ này liên tục tăng cao và đạt 78,34% vào năm 2016.

30 triệu khách hàng dưới chuẩn ngân hàng đang là đối tượng của tài chính tiêu dùng

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về thực trạng, tiềm năng và vai trò của tài chính tiêu dùng trong sự phát triển chung của nền kinh tế; Giải thích căn nguyên lãi suất và các lưu ý khi sử dụng dịch vụ tài chính tiêu dùng; Nỗ lực để mở rộng thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD) một cách toàn diện và giải pháp phát triển;…

20050238_1452632798116016_481605341_o

Việc dư nợ cho vay tiêu dùng liên tục tăng trưởng 20 - 30%/năm kể từ 2010 nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu vay vốn giúp thị trường này trở thành mảnh đất màu mỡ với tiềm năng phát triển vô cùng lớn.  (Ảnh: Việt Vũ)

Theo các chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng nhờ những điều kiện lý tưởng như: Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, quy mô dân số đạt ngưỡng gần 95 triệu dân với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52%; Nhóm lao động có xu hướng chi tiêu vượt mức lương, đồng thời chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm và chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng.

T.S Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng là 646.000 tỷ đồng (khoảng 28 tỷ USD), chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế. Còn theo dự báo mới nhất của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), quy mô thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.

Tuy nhiên, với mức tăng trưởng liên tục 20% - 30%/năm từ năm 2010, con số 1 triệu tỷ  có thể sẽ còn sớm đạt được hơn dự báo.

Bên cạnh đó, cũng còn có ý kiến cho rằng thị trường tài chính tiêu dùng cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn khi thị phần tín dụng tiêu dùng tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại chiếm 87,6% phục vụ cho gần 40% nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động (tương đương gần 20 triệu khách hàng) với các gói tín dụng có giá trị cao.

Trong khi đó, thị phần cho vay tiêu dùng tín chấp tại nhóm các công ty tài chính chỉ chiếm 12,4% nhưng lại đang phục vụ cho hơn 60% nhóm khách hàng trong độ tuổi lao động (tương đương hơn 30 triệu khách hàng) với các khoản vay có giá trị thấp dưới 100 triệu đồng. Đây là những người có thu nhập thấp và trung bình, không có tài sản thế chấp và không chứng minh được thu nhập nên không đápứng được yêu cầu của ngân hàng

 “Nếu không có tài chính tiêu dùng, những nhóm khách hàng này chỉ có cách tìm đến tín dụng “đen” với lãi suất cắt cổ và rất nhiều hệ lụy kèm theo”, ông Đặng Thanh Hùng, Giám đốc Trung tâm Tiếp thị FE Credit cho biết.

Video: Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ngân sách 1 năm của Bắc Kạn chưa bằng 1 ngày của Tp.HCM

 

Ông Hùng cũng khẳng định, đây là phân khúc khách hàng rất lớn mà FE Credit sẽ tập trung phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh việc bày tỏ sự lạc quan và tin tưởng vào sự tăng trưởng và phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng, các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc tăng trưởng phải song hành với phát triển bền vững.

Phải đưa tài chính tiêu dùng vào chương trình học tiểu học

Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng cho rằng - Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa tài chính tiêu dùng vào chương trình học đường như một môn học chính thức.

IMG_8968

 Đối với người tiêu dùng, trước khi đặt bút ký hợp đồng, người vay cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của mình và tìm hiểu kỹ lưỡng về lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay, công thức tính toán,... tránh trường hợp xung đột khi đến kỳ hạn thanh toán. (Ảnh: Việt Vũ)

 Hiện đã có một số trường tư làm được việc này trong khi các trường công chưa làm được. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tài chính tiêu dùng, hay nói đơn giản hơn là việc chi tiêu cá nhân là một trong những bài học cơ bản của các em học sinh, giúp các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt về kế hoạch tài chính cá nhân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), việc quan trọng nhất cần làm là hoàn thiện hành lang pháp lý cho CTTC hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

Luật sư Đức cho rằng, hành lang pháp lý cho hoạt động này đã liên tục được củng cố, đặc biệt là sau khi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 15/3/2017 điều chỉnh thị trường này theo hướng phù hợp với thực tế hơn, giúp công ty tài chính dễ dàng cho vay, đồng thời giúp người vay tiêu dùng có thể linh hoạt vay vốn phục vụ nhiều mục đích, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, “về lâu dài, vẫn cần xem xét loại công ty tài chính ra khỏi Luật Các tổ chức tín dụng, để không phải áp dụng các điều kiện, chế tài ngặt nghèo như đối với các tổ chức dụng”.

Về phía CTTC, Luật sư Đức khuyến cáo các CTTC cần xác định kinh doanh phải uy tín, bài bản. Quan trọng hơn phải có công cụ, biện pháp bảo đảm nội dung, câu chữ trong hợp đồng không gây thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng, trước khi đặt bút ký hợp đồng, người vay cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của mình và tìm hiểu kỹ lưỡng về lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay, công thức tính toán,... tránh trường hợp xung đột khi đến kỳ hạn thanh toán.

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn