(VTC News) – Gần 5.000m2 đất hoang hoá được ông Lê Hồng Ngọc (trú tại xóm 2 thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nhận cải tạo, sản xuất ổn định gần 30 năm nay thì bỗng nhiên chính quyền xã ra quyết định thu hồi và chỉ đền bù 2,2 triệu đồng.
30 năm cải tạo đất hoang thành đất canh tác
Vào năm 1982, xứ Đồng Leo của thôn Lão Cầu (xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là đất hoang hóa. Trước đó, một vài đơn vị quân đội đóng trên địa bàn xã xin mượn đất để tăng gia sản xuất nhưng vì chi phí cải tạo quá lớn nên không sử dụng được, nên đã trả lại cho UBND xã Tiên Tân.
Trước tình hình này, lãnh đạo xã Tiên Tân tổ chức vận động nhân dân trong xã đứng ra nhận khoán nhưng không ai dám đứng ra nhận vì toàn là thùng vũng khó cải tạo.
Cùng thời điểm đó, sau khi xuất ngũ về địa phương, ông Lê Hồng Ngọc đã đứng ra nhận đất khai hoang phục hóa với diện tích 10,83 ha, vừa sản xuất vừa cải tạo san lấp khu đất trong sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
Người nhà ông Ngọc đau xót chỉ mảnh đất gia đình cải tạo gần 30 năm nay chỉ nhận được 2,2 triệu đồng đền bù.
Vốn là mảnh đất hoang hoá đã lâu, ruộng bị đào thùng đấu, lăn lác nhiều, không có bờ giữ nước… để sản xuất được phải cải tạo vô cùng khó khăn. Nhưng đã nhận là làm, ông Ngọc và gia đình tập trung công sức, chi phí để thuê người san lấp cho ruộng bằng phẳng, đắp bờ giữ nước để trồng lúa và thả cá. Mỗi năm làm một ít, vừa cải tạo vừa canh tác.
“Sau nhiều năm đầu sản xuất không hiệu quả, nhờ tìm đúng phương pháp cải tạo đất, gia đình tôi đã thu được năng suất cao trên diện tích này” – Ông Lê Hồng Ngọc cho biết.
Đến nay, Ông Ngọc đã cải tạo thành công khu đất, phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình trang trại với diện tích 10,83 ha (gồm 4,68 ha đất hai vụ lúa và 5,7 ha mặt nước thả cá và nuôi vịt đẻ) đồng thời, ký hợp đồng trồng lúa giống với Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Nam, trường Đại học Nông nghiệp I, cải thiện đời sống gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Gần 30 năm canh tác trên mảnh đất tự khai hoang, gia đình ông Ngọc vẫn nộp sản phẩm, thuế sử dụng đất đầy đủ và hoàn toàn không có tranh chấp. Điều này căn cứ vào những phiếu thu, biên lai thu tiền thuế nông nghiệp, thuỷ lợi phí…
Với cách thức sản xuất có hiệu quả của mình, mô hình trang trại của gia đình ông Ngọc là mô hình điểm của tỉnh, huyện. Ông Lê Hồng Ngọc đã nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Giấy chứng nhận Chiến sĩ Thi đua của tỉnh Hà Nam, Giấy chứng nhận Chiến sĩ Thi đua của Hội Nông dân Việt Nam… và hàng loạt giấy khen về việc có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất thời kỳ đổi mới với hình thức kinh tế trang trại.
Xã bồi thường 2 triệu đồng để thu hồi
Gia đình ông Ngọc đang yên tâm sản xuất, gặt hái thành quả lao động của mình sau gần 30 năm vất vả “máu trộn mồ hôi” để khai hoang của mình thì “đùng một cái”: UBND xã Tiên Tân quyết định thu hồi 5023m2 trong diện tích đất gia đình ông đang canh tác!
Trước đó, khi xã tiến hành giải phóng mặt bằng, ông Ngọc không được mời họp, không được nhận quyết định thu hồi đất, không được nhận tờ kê khai đền bù về đất, hoa màu… mãi đến cuối năm 2009, “gia đình tôi nhận được phương án đền bù do ông Phó Chủ tịch huyện Phạm Đức Luân ký” – Ông Ngọc cho biết.
Không đồng tình với phương án đền bù bất hợp lý với công sức lao động đã bỏ ra trên diện tích đất 5.023 m2 gần 30 năm qua, gia đình ông Ngọc đã làm đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền tỉnh Hà Nam, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Thanh tra Chính phủ nhưng vẫn chưa được UBND huyện Duy Tiên giải quyết quyền lợi chính đáng.
Cưỡng chế giải tỏa mà không có quyết định
Trong khi gia đình ông đang chờ các cơ quan chức năng này trả lời thì ngày 10/2/2010 (cách Tết Âm lịch 4 ngày), UBND huyện Tiên Tân đã huy động 50 cán bộ, công nhân, công an và các cơ quan ban, ngành đến “cưỡng chế” gia đình phải giao đất dưới danh nghĩa “là bảo vệ việc làm đường” mà không có thông báo, không có quyết định “cưỡng chế”.
“Lực lượng này đã giữ vợ chồng, con cái ông Ngọc để đưa máy xúc, máy ủi và ô tô chở vật liệu vào thi công. Việc làm này vi phạm các qui định về đền bù giải phóng mặt bằng”. – Ông Lê Hồng Ngọc bức xúc.
Việc làm này không những trái quy định pháp luật mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình ông Ngọc, “Do không hề có thông tin gì về dự án nên ngày 15/11/2009, gia đình tôi đã ký Hợp đồng kinh tế số 589 với Cty Giống Cây trồng T.Ư về việc sản xuất giống lúa lai mẹ trên diện tích 3ha tại thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 90 triệu đồng. Diện tích ruộng 2 lúa bị thu hồi nói trên chính là diện tích để gia đình tôi thực hiện hợp đồng. Điều đó khiến gia đình tôi rất bức xúc, mất lòng tin vào chính quyền” – Ông Ngọc cho biết.
Sau vụ việc này, ông Ngọc khẩn cấp làm đơn khiếu nại lên UBND huyện Duy Tiên. Hơn hai tháng sau, ông Ngọc nhận được công văn của UBND huyện do chủ tịch Nguyễn Đức Vượng ký ngày 26/4/2010 với nội dung khẳng định hơn 5000m2 đất xã Tiên Tân quyết định thu hồi là do UBND xã Tiên Tân quản lý và việc bồi thường cho ông Ngọc 2,2 triệu đồng là đúng pháp luật.
Quá bức xúc trước việc bị xử lý "ép", ông Ngọc đã phải khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Không đồng tình với kết luận của UBND huyện Duy Tiên, ông Ngọc tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, trong công văn trả lời khiếu nại của gia đình ông Ngọc ngày 1/11/2010, ông Nguyễn Xuân Đông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ký công văn số 1216 với nội dung "y án kết luận của UBND huyện".
Còn Chủ tịch UBND xã Tiên Tân – Nguyễn Đức Hưng cho biết, UBND xã không có hợp đồng khoán thầu với gia đình ông Ngọc. “Là cấp xã, chúng tôi chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, không có quyền làm khác”.
Như vậy, với các kết luận trên, rõ ràng là chính quyền từ xã đến tỉnh Hà Nam đều khẳng định, hơn 5000m2 đất thu hồi của gia đình ông Ngọc là do UBND xã quản lý!
Vậy, ai thực sự là “chủ đất” theo quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả ở bài báo tiếp theo.
30 năm cải tạo đất hoang thành đất canh tác
Vào năm 1982, xứ Đồng Leo của thôn Lão Cầu (xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là đất hoang hóa. Trước đó, một vài đơn vị quân đội đóng trên địa bàn xã xin mượn đất để tăng gia sản xuất nhưng vì chi phí cải tạo quá lớn nên không sử dụng được, nên đã trả lại cho UBND xã Tiên Tân.
Trước tình hình này, lãnh đạo xã Tiên Tân tổ chức vận động nhân dân trong xã đứng ra nhận khoán nhưng không ai dám đứng ra nhận vì toàn là thùng vũng khó cải tạo.
Cùng thời điểm đó, sau khi xuất ngũ về địa phương, ông Lê Hồng Ngọc đã đứng ra nhận đất khai hoang phục hóa với diện tích 10,83 ha, vừa sản xuất vừa cải tạo san lấp khu đất trong sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
Người nhà ông Ngọc đau xót chỉ mảnh đất gia đình cải tạo gần 30 năm nay chỉ nhận được 2,2 triệu đồng đền bù. |
Người nhà ông Ngọc đau xót chỉ mảnh đất gia đình cải tạo gần 30 năm nay chỉ nhận được 2,2 triệu đồng đền bù.
Vốn là mảnh đất hoang hoá đã lâu, ruộng bị đào thùng đấu, lăn lác nhiều, không có bờ giữ nước… để sản xuất được phải cải tạo vô cùng khó khăn. Nhưng đã nhận là làm, ông Ngọc và gia đình tập trung công sức, chi phí để thuê người san lấp cho ruộng bằng phẳng, đắp bờ giữ nước để trồng lúa và thả cá. Mỗi năm làm một ít, vừa cải tạo vừa canh tác.
“Sau nhiều năm đầu sản xuất không hiệu quả, nhờ tìm đúng phương pháp cải tạo đất, gia đình tôi đã thu được năng suất cao trên diện tích này” – Ông Lê Hồng Ngọc cho biết.
Đến nay, Ông Ngọc đã cải tạo thành công khu đất, phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình trang trại với diện tích 10,83 ha (gồm 4,68 ha đất hai vụ lúa và 5,7 ha mặt nước thả cá và nuôi vịt đẻ) đồng thời, ký hợp đồng trồng lúa giống với Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Nam, trường Đại học Nông nghiệp I, cải thiện đời sống gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Gần 30 năm canh tác trên mảnh đất tự khai hoang, gia đình ông Ngọc vẫn nộp sản phẩm, thuế sử dụng đất đầy đủ và hoàn toàn không có tranh chấp. Điều này căn cứ vào những phiếu thu, biên lai thu tiền thuế nông nghiệp, thuỷ lợi phí…
Với cách thức sản xuất có hiệu quả của mình, mô hình trang trại của gia đình ông Ngọc là mô hình điểm của tỉnh, huyện. Ông Lê Hồng Ngọc đã nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Giấy chứng nhận Chiến sĩ Thi đua của tỉnh Hà Nam, Giấy chứng nhận Chiến sĩ Thi đua của Hội Nông dân Việt Nam… và hàng loạt giấy khen về việc có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất thời kỳ đổi mới với hình thức kinh tế trang trại.
Xã bồi thường 2 triệu đồng để thu hồi
Gia đình ông Ngọc đang yên tâm sản xuất, gặt hái thành quả lao động của mình sau gần 30 năm vất vả “máu trộn mồ hôi” để khai hoang của mình thì “đùng một cái”: UBND xã Tiên Tân quyết định thu hồi 5023m2 trong diện tích đất gia đình ông đang canh tác!
Được biết, vào năm 2009, UBND huyện Duy Tiên triển khai dự án làm tuyến đường trục xã Tiên Tân, trong đó quyết định thu một phần diện tích đất trồng lúa của gia đình ông Ngọc là 5023 m2 với số tiền đền bù là: 2.294.611 đ (Hai triệu hai trăm chín tư ngàn sáu trăm mười một đồng), giá tiền không bằng đàn vịt ông đang nuôi đẻ trứng một đêm.
Bất ngờ trước quyết định trên của chính quyền, ông Ngọc lên tìm hiểu thì chính quyền đưa ra một tấm bản đồ (do chính quyền lập từ năm 1985 và 2003) và giải thích “hơn 5000m2 đất thu hồi nói trên là phần đất công ích do UBND xã Tiên Tân quản lý”, ông Ngọc không phải là “chủ” của khu đất này nên không có quyền đòi đến bù.
Trước đó, khi xã tiến hành giải phóng mặt bằng, ông Ngọc không được mời họp, không được nhận quyết định thu hồi đất, không được nhận tờ kê khai đền bù về đất, hoa màu… mãi đến cuối năm 2009, “gia đình tôi nhận được phương án đền bù do ông Phó Chủ tịch huyện Phạm Đức Luân ký” – Ông Ngọc cho biết.
Không đồng tình với phương án đền bù bất hợp lý với công sức lao động đã bỏ ra trên diện tích đất 5.023 m2 gần 30 năm qua, gia đình ông Ngọc đã làm đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền tỉnh Hà Nam, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Thanh tra Chính phủ nhưng vẫn chưa được UBND huyện Duy Tiên giải quyết quyền lợi chính đáng.
Cưỡng chế giải tỏa mà không có quyết định
Trong khi gia đình ông đang chờ các cơ quan chức năng này trả lời thì ngày 10/2/2010 (cách Tết Âm lịch 4 ngày), UBND huyện Tiên Tân đã huy động 50 cán bộ, công nhân, công an và các cơ quan ban, ngành đến “cưỡng chế” gia đình phải giao đất dưới danh nghĩa “là bảo vệ việc làm đường” mà không có thông báo, không có quyết định “cưỡng chế”.
“Lực lượng này đã giữ vợ chồng, con cái ông Ngọc để đưa máy xúc, máy ủi và ô tô chở vật liệu vào thi công. Việc làm này vi phạm các qui định về đền bù giải phóng mặt bằng”. – Ông Lê Hồng Ngọc bức xúc.
Việc làm này không những trái quy định pháp luật mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình ông Ngọc, “Do không hề có thông tin gì về dự án nên ngày 15/11/2009, gia đình tôi đã ký Hợp đồng kinh tế số 589 với Cty Giống Cây trồng T.Ư về việc sản xuất giống lúa lai mẹ trên diện tích 3ha tại thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 90 triệu đồng. Diện tích ruộng 2 lúa bị thu hồi nói trên chính là diện tích để gia đình tôi thực hiện hợp đồng. Điều đó khiến gia đình tôi rất bức xúc, mất lòng tin vào chính quyền” – Ông Ngọc cho biết.
Sau vụ việc này, ông Ngọc khẩn cấp làm đơn khiếu nại lên UBND huyện Duy Tiên. Hơn hai tháng sau, ông Ngọc nhận được công văn của UBND huyện do chủ tịch Nguyễn Đức Vượng ký ngày 26/4/2010 với nội dung khẳng định hơn 5000m2 đất xã Tiên Tân quyết định thu hồi là do UBND xã Tiên Tân quản lý và việc bồi thường cho ông Ngọc 2,2 triệu đồng là đúng pháp luật.
Quá bức xúc trước việc bị xử lý "ép", ông Ngọc đã phải khiếu nại lên cơ quan cấp trên. |
Quá bức xúc trước việc bị xử lý "ép", ông Ngọc đã phải khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Không đồng tình với kết luận của UBND huyện Duy Tiên, ông Ngọc tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, trong công văn trả lời khiếu nại của gia đình ông Ngọc ngày 1/11/2010, ông Nguyễn Xuân Đông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ký công văn số 1216 với nội dung "y án kết luận của UBND huyện".
Còn Chủ tịch UBND xã Tiên Tân – Nguyễn Đức Hưng cho biết, UBND xã không có hợp đồng khoán thầu với gia đình ông Ngọc. “Là cấp xã, chúng tôi chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, không có quyền làm khác”.
Như vậy, với các kết luận trên, rõ ràng là chính quyền từ xã đến tỉnh Hà Nam đều khẳng định, hơn 5000m2 đất thu hồi của gia đình ông Ngọc là do UBND xã quản lý!
Vậy, ai thực sự là “chủ đất” theo quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả ở bài báo tiếp theo.
Công Lý
Bình luận