Ba nữ doanh nhân Việt Nam này là Chủ tịch kiêm CEO PNJ Cao Thị Ngọc Dung, CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và Chủ tịch TH Milk Thái Hương.
Theo danh sách của Forbes, bà Cao Thị Ngọc Dung xếp ở vị trí thứ 3, ngay sau hai nữ doanh nhân Ấn Độ là Nita Ambani Giám đốc của Reliance Industries kiêm Chủ tịch của Reliance Foundation và Arundhati Bhattacharya, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ.
Hai đại diện khác của Việt Nam là CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và Chủ tịch TH True Milk Thái Hương lần lượt xếp ở vị trí 32 và 43.
Năm 2015, Việt Nam chỉ có 2 đại diện là bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và bà Thái Hương - Chủ tịch TH True Milk.
Bà Cao Thị Ngọc Dung (58 tuổi) bắt đầu tham gia ban quản trị Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận từ năm 1998 trên cương vị giám đốc. Từ năm 2004 đến nay bà Dung là Chủ tịch Hội đồng quản trị và là cổ đông lớn nhất của PNJ.
Năm 2015, doanh thu của PNJ đạt 7.697 tỷ đồng, lợi nhuận 1.138 tỷ đồng.
Ngoài vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ, bà Dung còn đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý ở những doanh nghiệp khác mà PNJ là cổ đông lớn như Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Đông Á.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (46 tuổi) là người sáng lập kiêm CEO của hãng hàng không VietJet, đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM HDBank.
Ngoài ra, bà Thảo còn sở hữu 90% cổ phần tại Savico Holdings và nắm giữ số cổ phần không nhỏ tại 3 khu nghỉ dưỡng cao cấp là Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lâm Ninh Vân Bay Villas.
Theo một tính toán mới đây của Bloomberg, sau khi VietJet tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tài sản của bà Thảo sẽ vượt quá 1 tỷ USD và trở thành nữ tỷ phú đôla đầu tiên tại Việt Nam.
Bà Thái Hương (58 tuổi) dù mới chỉ tham gia vào lĩnh vực sữa từ năm 2009 nhưng đã tạo được nhiều dấu ấn với ngành sữa Việt Nam.
Năm 2015, bà là một trong hai nữ doanh nhân lọt top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Ngoài cương vị Chủ tịch của TH True Milk, bà Hương còn là Chủ tịch HĐQT của ngân hàng TMCP Bắc Á - ngân hàng do bà sáng lập năm 1994.
Nguồn: Bizlive
Theo danh sách của Forbes, bà Cao Thị Ngọc Dung xếp ở vị trí thứ 3, ngay sau hai nữ doanh nhân Ấn Độ là Nita Ambani Giám đốc của Reliance Industries kiêm Chủ tịch của Reliance Foundation và Arundhati Bhattacharya, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ.
Hai đại diện khác của Việt Nam là CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và Chủ tịch TH True Milk Thái Hương lần lượt xếp ở vị trí 32 và 43.
Năm 2015, Việt Nam chỉ có 2 đại diện là bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và bà Thái Hương - Chủ tịch TH True Milk.
Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ. |
Năm 2015, doanh thu của PNJ đạt 7.697 tỷ đồng, lợi nhuận 1.138 tỷ đồng.
Ngoài vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ, bà Dung còn đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý ở những doanh nghiệp khác mà PNJ là cổ đông lớn như Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Đông Á.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO VietJet Air. |
Ngoài ra, bà Thảo còn sở hữu 90% cổ phần tại Savico Holdings và nắm giữ số cổ phần không nhỏ tại 3 khu nghỉ dưỡng cao cấp là Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lâm Ninh Vân Bay Villas.
Theo một tính toán mới đây của Bloomberg, sau khi VietJet tiến hành chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tài sản của bà Thảo sẽ vượt quá 1 tỷ USD và trở thành nữ tỷ phú đôla đầu tiên tại Việt Nam.
Bà Thái Hương - Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm sữa TH (TH True Milk). |
Năm 2015, bà là một trong hai nữ doanh nhân lọt top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Ngoài cương vị Chủ tịch của TH True Milk, bà Hương còn là Chủ tịch HĐQT của ngân hàng TMCP Bắc Á - ngân hàng do bà sáng lập năm 1994.
Nguồn: Bizlive
Bình luận