Cháu Dùa được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đi lại khó khăn, đùi chảy mủ, có giòi và hôi thối, xung quanh có viêm xương đùi và hình ảnh xương chết.
Bị ngã rạn xương trong khi đang chơi đùa, do không được chữa chạy đúng cách, cô bé 9 tuổi, dân tộc Mông, đã phải chung sống với một bên chân hoại tử trong suốt 3 năm trời. Đến lúc được đưa đến bệnh viện cứu chữa, khuỷu đầu gối chân trái đã hoại tử nặng, mưng mủ và lúc nhúc giòi.
Bệnh nhân đặc biệt này là cháu Hảng Thị Dùa, 9 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Nam Khắc (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái). Cháu Dùa được đưa đến bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng đi lại khó khăn, đùi chảy mủ, có giòi và hôi thối, xung quanh có viêm xương đùi và hình ảnh xương chết.
Theo chị Lê Thị Thúy Vinh (người đưa cháu bé về Hà Nội chữa bệnh và chăm sóc bé trong nhiều ngày qua), mới đây, trong một lần các thành viên thuộc Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã của Việt Nam đến địa phương nơi gia đình bé Dùa sinh sống đã tình cờ biết được bệnh tình cháu bé.
Qua phiên dịch, các thành viên trong đoàn được biết, cách đây 3 năm, lúc bé Dùa 6 tuổi chẳng may ngã nên bị rạn xương. Cháu đã được đưa đến bệnh viện huyện xử lý.
“Dù phát hiện chân con bị thối rữa mưng mủ nhưng vì nhà nghèo không có điều kiện cho con đi chữa bệnh nên bố mẹ bé Dùa chỉ lấy thuốc nam đắp trực tiếp lên vết thương và buộc lại bằng một chiếc giẻ. Cũng từ đó, chân bé Dùa chẳng những không khỏi mà ngày càng hoại tử sâu hơn khiến cô bé lúc nào cũng trong tình trạng đau nhức, gây gây sốt, người bốc mùi hôi do chiếc chân hoại tử”- chị Vinh kể.
Cũng theo chị Vinh, sau khi biết bệnh tình cháu bé, các thành viên trong đoàn đã xin gia đình và trưởng bản đưa cháu về Hà Nội chữa bệnh. Được gia đình đồng ý, ngay sáng hôm sau, cháu bé đã được đưa về Hà Nội đến thẳng bệnh viện Việt Đức điều trị.
Vì bé Dùa và gia đình không nói được tiếng Kinh nên trưởng bản và một người anh họ đã cùng đưa cháu bé về Hà Nội, đồng thời là người phiên dịch của cháu trong thời gian chữa bệnh.
Hiện chi phí điều trị cho bé Dùa được chị Vinh và các thành viên trong đoàn kêu gọi để giúp đỡ. “Tuy nhiên, để có tiền lo liệu các chi phí sinh hoạt cho 2 người đi cùng và làm phiên dịch cho cháu Dùa, bố mẹ cháu đã phải bán đi một mảnh ruộng để lấy 5 triệu đồng lo chi phí ăn ở, đi lại”- chị Vinh cho hay.
Bác sĩ Phan Bá Hải, Khoa Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức) cho biết: cách đây hơn 1 tuần, bé Dùa đã được các bác sĩ phẫu thuật lấy xương chết và nạo tổ chức viêm để "cứu sống" chiếc chân trái.
Theo bác sĩ Hải, đến chiều 6-3, sức khỏe bé Dùa đã dần ổn định và có thể sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới. Tuy nhiên, do xương viêm xương chết quá nhiều khiến chân bé Dùa rất khó khăn trong co duỗi, đi lại. Do đó, khoảng 3-6 tháng tới cháu còn phải trải qua một đợt phẫu thuật can thiệp gối nữa mới hy vọng cải thiện được tình trạng vận động khớp gối cho cháu bé.
Với tình trạng hiện nay, sau khi phẫu thuật, cháu Hảng Thị Dùa chỉ có thể đi lại ở những nơi có địa hình bằng phẳng, không thể trèo đèo, lội suối trong khi nơi cháu sinh sống, đi lại chủ yếu là đường đồi núi.
Theo VNN
Vết thương trước khi được xử lý với lúc nhúc giòi và lổn nhổn thuốc nam |
Bị ngã rạn xương trong khi đang chơi đùa, do không được chữa chạy đúng cách, cô bé 9 tuổi, dân tộc Mông, đã phải chung sống với một bên chân hoại tử trong suốt 3 năm trời. Đến lúc được đưa đến bệnh viện cứu chữa, khuỷu đầu gối chân trái đã hoại tử nặng, mưng mủ và lúc nhúc giòi.
Bệnh nhân đặc biệt này là cháu Hảng Thị Dùa, 9 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Nam Khắc (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái). Cháu Dùa được đưa đến bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng đi lại khó khăn, đùi chảy mủ, có giòi và hôi thối, xung quanh có viêm xương đùi và hình ảnh xương chết.
Theo chị Lê Thị Thúy Vinh (người đưa cháu bé về Hà Nội chữa bệnh và chăm sóc bé trong nhiều ngày qua), mới đây, trong một lần các thành viên thuộc Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã của Việt Nam đến địa phương nơi gia đình bé Dùa sinh sống đã tình cờ biết được bệnh tình cháu bé.
Qua phiên dịch, các thành viên trong đoàn được biết, cách đây 3 năm, lúc bé Dùa 6 tuổi chẳng may ngã nên bị rạn xương. Cháu đã được đưa đến bệnh viện huyện xử lý.
“Dù phát hiện chân con bị thối rữa mưng mủ nhưng vì nhà nghèo không có điều kiện cho con đi chữa bệnh nên bố mẹ bé Dùa chỉ lấy thuốc nam đắp trực tiếp lên vết thương và buộc lại bằng một chiếc giẻ. Cũng từ đó, chân bé Dùa chẳng những không khỏi mà ngày càng hoại tử sâu hơn khiến cô bé lúc nào cũng trong tình trạng đau nhức, gây gây sốt, người bốc mùi hôi do chiếc chân hoại tử”- chị Vinh kể.
Cũng theo chị Vinh, sau khi biết bệnh tình cháu bé, các thành viên trong đoàn đã xin gia đình và trưởng bản đưa cháu về Hà Nội chữa bệnh. Được gia đình đồng ý, ngay sáng hôm sau, cháu bé đã được đưa về Hà Nội đến thẳng bệnh viện Việt Đức điều trị.
Bé Dùa được thăm khám và chăm sóc tại bệnh viện Việt Đức. Ảnh: NLĐ |
Vì bé Dùa và gia đình không nói được tiếng Kinh nên trưởng bản và một người anh họ đã cùng đưa cháu bé về Hà Nội, đồng thời là người phiên dịch của cháu trong thời gian chữa bệnh.
Hiện chi phí điều trị cho bé Dùa được chị Vinh và các thành viên trong đoàn kêu gọi để giúp đỡ. “Tuy nhiên, để có tiền lo liệu các chi phí sinh hoạt cho 2 người đi cùng và làm phiên dịch cho cháu Dùa, bố mẹ cháu đã phải bán đi một mảnh ruộng để lấy 5 triệu đồng lo chi phí ăn ở, đi lại”- chị Vinh cho hay.
Bác sĩ Phan Bá Hải, Khoa Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức) cho biết: cách đây hơn 1 tuần, bé Dùa đã được các bác sĩ phẫu thuật lấy xương chết và nạo tổ chức viêm để "cứu sống" chiếc chân trái.
Theo bác sĩ Hải, đến chiều 6-3, sức khỏe bé Dùa đã dần ổn định và có thể sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới. Tuy nhiên, do xương viêm xương chết quá nhiều khiến chân bé Dùa rất khó khăn trong co duỗi, đi lại. Do đó, khoảng 3-6 tháng tới cháu còn phải trải qua một đợt phẫu thuật can thiệp gối nữa mới hy vọng cải thiện được tình trạng vận động khớp gối cho cháu bé.
Với tình trạng hiện nay, sau khi phẫu thuật, cháu Hảng Thị Dùa chỉ có thể đi lại ở những nơi có địa hình bằng phẳng, không thể trèo đèo, lội suối trong khi nơi cháu sinh sống, đi lại chủ yếu là đường đồi núi.
Theo VNN
Bình luận