Đêm 11/2, 3 hiện tượng thiên văn gồm nguyệt thực, sao chổi và trăng tuyết sẽ cùng xuất hiện. Năm 2017 sẽ có 2 lần nguyệt thực và tối nay sẽ là lần nguyệt thực đầu tiên trong năm
Hiện tượng nguyệt thực tối nay có tên gọi là "nguyệt thực nửa tối" (Penumbral Lunar Eclipse), diễn ra khi Mặt Trăng không bị che khuất hoàn toàn mà chỉ một nửa vùng sáng bị che khuất rồi chuyển thành màu đỏ của trăng máu.
Mặt trăng sẽ bắt đầu đi vào bóng tối của Trái Đất lúc 17h32 giờ EST (giờ miền Đông nước Mỹ) và từ từ mờ dần. Đỉnh nhật xảy ra vào lúc 19h43 giờ EST và Mặt trăng sẽ hoàn toàn bên ngoài nguyệt thực vào lúc 21h55 EST. Như vậy, hiện tượng này sẽ xảy ra trong hơn 4 tiếng.
"Mép ngoài của vùng nửa tối sẽ rất mờ và chỉ khi mặt trăng bị khuyết mất gần một nửa thì người quan sát từ Trái Đất mới nhận ra", Alan MacRobert, biên tập viên của tạp chí Sky & Telescope cho biết.
Video: Nguyệt thực, sao chổi, trăng tuyết sẽ xuất hiện tối nay
Hiện tượng thứ hai sẽ xảy ra trong đêm nay là "Trăng tuyết". Đêm trăng tròn mỗi tháng thường có một biệt danh theo cách gọi của những bộ lạc người Mỹ bản địa. Đêm trăng tròn tháng 2 được người Mỹ bản địa gọi là Trăng Tuyết bởi đây là thời điểm tuyết rơi nhiều nhất ở Mỹ.
Sau hiện tượng nguyệt thực, người dân trên thế giới sẽ được quan sát sao chổi màu xanh 45P di chuyển sát Trái Đất nếu nhìn qua kính viễn vọng nhỏ hoặc ống nhòm. Dự kiến ngôi sao chổi sẽ đạt đỉnh trong sáng trước khi Mặt Trời mọc vào ngày thứ Bảy.
Bình luận