(VTC News) - 250 đại biểu từ Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên sắp tới Việt Nam dự hội nghị khu vực Đông Nam Á về đào tạo nghề với chủ đề “ Đột phá chất lượng dạy nghề”.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa cho biết, hội nghị khu vực Đông Nam Á về đào tạo nghề tại Việt Nam với chủ đề “ Đột phá chất lượng dạy nghề” sẽ khai mạc vào ngày 10/10 tới tại Hà Nội.
Sự kiện lần này thu hút khoảng 250 đại biểu từ Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên, đặc biệt là các quốc gia có quan hệ hợp tác về dạy nghề trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, hợp tác năm nước Tiểu vùng sông Mê Công (ACMECS), hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) và lãnh đạo một số cơ sở đào tạo nghề có uy tín trong khu vực.
Ngoài ra còn có đại diện của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức, chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề của nước này và các tổ chức quốc tế tích cực hợp tác với Việt Nam như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cơ quan Phát triển Pháp (AFD)….
Hội nghị nhằm thu hút sự hỗ trợ và hợp tác trong khu vực và quốc tế nói chung và của Đức nói riêng cho công tác hoàn thiện pháp luật, chính sách cũng như các chương trình, kế hoạch về dạy nghề của Việt Nam, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu các kinh nghiệm, giải pháp của các nước trong khu vực và quốc tế để phục vụ công tác đổi mới và phát triển dạy nghề trong thời gian tới nhằm thúc đẩy và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Đức và các nước khu vực ASEAN trong lĩnh vực đào tạo nghề.
Là diễn đàn cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia dạy nghề, các doanh nghiệp từ các nước ASEAN thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về những nội dung quan trọng liên quan đến đổi mới dạy nghề trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, hội nghị sẽ có bốn chuyên đề: tiêu chuẩn nghề, hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề; phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực và tài chính cho dạy nghề.
Chương trình cũng đề xuất các khuyến nghị để tiếp tục đổi mới công tác dạy nghề ở Việt Nam và khuyến khích, tăng cường khả năng hợp tác về dạy nghề trong khu vực ASEAN.
Minh Quân
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa cho biết, hội nghị khu vực Đông Nam Á về đào tạo nghề tại Việt Nam với chủ đề “ Đột phá chất lượng dạy nghề” sẽ khai mạc vào ngày 10/10 tới tại Hà Nội.
Sự kiện lần này thu hút khoảng 250 đại biểu từ Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên, đặc biệt là các quốc gia có quan hệ hợp tác về dạy nghề trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, hợp tác năm nước Tiểu vùng sông Mê Công (ACMECS), hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) và lãnh đạo một số cơ sở đào tạo nghề có uy tín trong khu vực.
Ngoài ra còn có đại diện của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức, chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề của nước này và các tổ chức quốc tế tích cực hợp tác với Việt Nam như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cơ quan Phát triển Pháp (AFD)….
Hội nghị nhằm thu hút sự hỗ trợ và hợp tác trong khu vực và quốc tế nói chung và của Đức nói riêng cho công tác hoàn thiện pháp luật, chính sách cũng như các chương trình, kế hoạch về dạy nghề của Việt Nam, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu các kinh nghiệm, giải pháp của các nước trong khu vực và quốc tế để phục vụ công tác đổi mới và phát triển dạy nghề trong thời gian tới nhằm thúc đẩy và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Đức và các nước khu vực ASEAN trong lĩnh vực đào tạo nghề.
Là diễn đàn cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia dạy nghề, các doanh nghiệp từ các nước ASEAN thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về những nội dung quan trọng liên quan đến đổi mới dạy nghề trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, hội nghị sẽ có bốn chuyên đề: tiêu chuẩn nghề, hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề; phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực và tài chính cho dạy nghề.
Chương trình cũng đề xuất các khuyến nghị để tiếp tục đổi mới công tác dạy nghề ở Việt Nam và khuyến khích, tăng cường khả năng hợp tác về dạy nghề trong khu vực ASEAN.
Minh Quân
Bình luận