(VTC News) – Kho ứng dụng hiện đang đem lại những nguồn lợi nhuận khổng lổ, đối trọng hiện nay trên thị trường ứng dụng là Apple Store và Android Market. Thế nhưng, những công ty Việt có lặng nhìn các đại gia quốc tế thâu tóm thị trường trong nước của mình?
Phân khúc thị trường ứng dụng vô cùng lớn, và hiện nay bất cứ hãng công nghệ khổng lồ nào cũng khó có thể đánh bại được hai kho ứng dụng nói trên, thậm chí cả hàng “đại gia” công nghệ như Nokia với Nokia Ovi cũng trở nên lép vế.
Do đặc thù văn hoá, ngôn ngữ riêng, những thị trường nhỏ lẻ vẫn sẽ có chỗ đứng của mình, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Doanh nghiệp Việt xây dựng app store
Cụm từ app store (kho ứng dụng) không dành riêng cho Apple, cả về cái tên và về hoạt động. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã xây dựng được nhiều kho ứng dụng như Mstore của Viettel, Mspace của Mobifone, F-Store của FPT.
Điều này thể hiện rằng, các nhà mạng và các hãng công nghệ lớn luôn quan tâm đến các dịch vụ nội dung dành cho người dùng, số liệu cho hay, trong năm 2011 Việt nam có trên 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên, trong đó có 12,8 triệu thuê bao 3G.
Với một thị trường khá lớn như vậy, việc các công ty chú trọng tới việc phát triển ứng dụng là một điều khá tất yếu, nhưng hiện doanh thu chỉ dừng lại ở việc tải ứng dụng và kích hoạt. Hơn nữa, các ứng dụng do người Việt xây dựng chưa hỗ trợ nhiều về nền tảng, phổ thông nhất vẫn là các ứng dụng chạy trên nền Java, thiếu tính chất “xu hướng”. Trong khi đó, các dịch vụ ăn theo ứng dụng còn khá yếu.
Tuy vậy, từ năm 2012, điều này có thể thay đổi khi những chỉ dấu trong năm 2011 cho thấy, các doanh nghiệp Việt đã bắt đầu đẩy mạnh xây dựng kho ứng dụng dành cho smartphone và tablet, trong khi không bỏ qua mảng thị trường màu mỡ đó là ứng dụng dành cho fearture phone (tạm gọi là điện thoại thường)
Mới ra mắt và khẳng định chỗ đứng
Mặc dù xu hướng của thế giới là điện thoại thông minh có hệ điều hành, nhưng trên 50% người dùng tại Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng dòng máy feature phone.
Theo số liệu của vision mobile, năm 2011, số lượng smartphone mới chỉ chiếm 27% thị phần toàn cầu, còn tại Việt Nam, người dùng feature phone vẫn chiếm đa số và sẽ còn khá lâu để tình hình đảo ngược, điều đó hấp dẫn các nhà phát triển.
Trong năm 2011 vừa mới đi qua, một vài thành viên mới cũng đã bắt đầu “mon men” tới việc xây dựng kho ứng dụng riêng. Đầu tháng 5/2011, Q-Mobile tiết lộ về việc xây dựng QStore, nhưng có vẻ như điều này hiện đang bị chững lại khi người ta vẫn chưa thấy Q store xuất hiện.
Trước đó, từ năm 2007, một công ty là Vsearch Group đã manh nha xuất hiện ý tưởng về kho ứng dụng của người Việt với tên gọi Vnstore, vào thời điểm đó iPhone mới ra mắt và iTunes đang hình thành xu thế thương mại điện tử mới.
Tháng 9/2011, kho ứng dụng Vnsote.vn của Vsearch chính thức được ra mắt bản thương mại, ngay lập tức thu hút hơn 100.000 người dùng đăng ký và sử dụng dịch vụ, với hàng trăm ngàn lượt tải về. Hiện nay, Vnstore vẫn đạt mức tăng trưởng cao ở 2 con số và là đối tác của các nhà mạng như Mobifone, Viettel...
Hiện tại trên Vnstore có khoảng 5000 apps và game, cùng với hàng triệu theme, ảnh được tải miễn phí và có các phiên bản chơi thử miễn phí để khách hàng có thể quyết định mua hay không (Try'nBuy) như Kiếm Khách, Thế giới Tank, Tanks Pro và sắp tới sẽ cung cấp các game Phong thần, Pipy vs Popa… là những tựa game rất hot hiện nay. Tất nhiên kho ứng dụng này có các ứng dụng của người Việt phát triển, đó là: Thầy phán, lịch trình xe bus, Ai là triệu phú…
Ông Nguyễn Lượng, đại diện Vsearch cho hay, trong năm 2012 Vnstore sẽ phát triển khoảng 10.000 ứng dụng dành cho các smartphone chạy nền tảng Windows Phone, Android, Panda...
"Các kho ứng dụng tên tuổi trên thế giới như Apple Store, Android Market rất mạnh, nhưng họ cũng gặp một vài khó khăn như công cụ thanh toán, chăm sóc khách hàng, ngôn ngữ... nên chúng tôi đang có điều kiện để cạnh tranh và giữ vững tốc độ phát triển", ông Lượng nói.
Phan Minh
Phân khúc thị trường ứng dụng vô cùng lớn, và hiện nay bất cứ hãng công nghệ khổng lồ nào cũng khó có thể đánh bại được hai kho ứng dụng nói trên, thậm chí cả hàng “đại gia” công nghệ như Nokia với Nokia Ovi cũng trở nên lép vế.
Do đặc thù văn hoá, ngôn ngữ riêng, những thị trường nhỏ lẻ vẫn sẽ có chỗ đứng của mình, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Doanh nghiệp Việt xây dựng app store
Cụm từ app store (kho ứng dụng) không dành riêng cho Apple, cả về cái tên và về hoạt động. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã xây dựng được nhiều kho ứng dụng như Mstore của Viettel, Mspace của Mobifone, F-Store của FPT.
Điều này thể hiện rằng, các nhà mạng và các hãng công nghệ lớn luôn quan tâm đến các dịch vụ nội dung dành cho người dùng, số liệu cho hay, trong năm 2011 Việt nam có trên 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên, trong đó có 12,8 triệu thuê bao 3G.
Thị trường điện thoại và ứng dụng cho điện thoại tại Việt Nam rất sôi động |
Với một thị trường khá lớn như vậy, việc các công ty chú trọng tới việc phát triển ứng dụng là một điều khá tất yếu, nhưng hiện doanh thu chỉ dừng lại ở việc tải ứng dụng và kích hoạt. Hơn nữa, các ứng dụng do người Việt xây dựng chưa hỗ trợ nhiều về nền tảng, phổ thông nhất vẫn là các ứng dụng chạy trên nền Java, thiếu tính chất “xu hướng”. Trong khi đó, các dịch vụ ăn theo ứng dụng còn khá yếu.
Tuy vậy, từ năm 2012, điều này có thể thay đổi khi những chỉ dấu trong năm 2011 cho thấy, các doanh nghiệp Việt đã bắt đầu đẩy mạnh xây dựng kho ứng dụng dành cho smartphone và tablet, trong khi không bỏ qua mảng thị trường màu mỡ đó là ứng dụng dành cho fearture phone (tạm gọi là điện thoại thường)
Mới ra mắt và khẳng định chỗ đứng
Mặc dù xu hướng của thế giới là điện thoại thông minh có hệ điều hành, nhưng trên 50% người dùng tại Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng dòng máy feature phone.
Theo số liệu của vision mobile, năm 2011, số lượng smartphone mới chỉ chiếm 27% thị phần toàn cầu, còn tại Việt Nam, người dùng feature phone vẫn chiếm đa số và sẽ còn khá lâu để tình hình đảo ngược, điều đó hấp dẫn các nhà phát triển.
Trong năm 2011 vừa mới đi qua, một vài thành viên mới cũng đã bắt đầu “mon men” tới việc xây dựng kho ứng dụng riêng. Đầu tháng 5/2011, Q-Mobile tiết lộ về việc xây dựng QStore, nhưng có vẻ như điều này hiện đang bị chững lại khi người ta vẫn chưa thấy Q store xuất hiện.
Trước đó, từ năm 2007, một công ty là Vsearch Group đã manh nha xuất hiện ý tưởng về kho ứng dụng của người Việt với tên gọi Vnstore, vào thời điểm đó iPhone mới ra mắt và iTunes đang hình thành xu thế thương mại điện tử mới.
Tháng 9/2011, kho ứng dụng Vnsote.vn của Vsearch chính thức được ra mắt bản thương mại, ngay lập tức thu hút hơn 100.000 người dùng đăng ký và sử dụng dịch vụ, với hàng trăm ngàn lượt tải về. Hiện nay, Vnstore vẫn đạt mức tăng trưởng cao ở 2 con số và là đối tác của các nhà mạng như Mobifone, Viettel...
Hiện tại trên Vnstore có khoảng 5000 apps và game, cùng với hàng triệu theme, ảnh được tải miễn phí và có các phiên bản chơi thử miễn phí để khách hàng có thể quyết định mua hay không (Try'nBuy) như Kiếm Khách, Thế giới Tank, Tanks Pro và sắp tới sẽ cung cấp các game Phong thần, Pipy vs Popa… là những tựa game rất hot hiện nay. Tất nhiên kho ứng dụng này có các ứng dụng của người Việt phát triển, đó là: Thầy phán, lịch trình xe bus, Ai là triệu phú…
Ông Nguyễn Lượng, đại diện Vsearch cho hay, trong năm 2012 Vnstore sẽ phát triển khoảng 10.000 ứng dụng dành cho các smartphone chạy nền tảng Windows Phone, Android, Panda...
"Các kho ứng dụng tên tuổi trên thế giới như Apple Store, Android Market rất mạnh, nhưng họ cũng gặp một vài khó khăn như công cụ thanh toán, chăm sóc khách hàng, ngôn ngữ... nên chúng tôi đang có điều kiện để cạnh tranh và giữ vững tốc độ phát triển", ông Lượng nói.
Phan Minh
Bình luận