(VTC News) – Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến nay chưa có doanh nghiệp thép nào tuyên bố phá sản, nhưng chết lâm sàng thì đã nhiều, chỉ là chưa chính thức công bố.
Tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành thép diễn ra sáng 27/7, nhiều doanh nghiệp cho biết 2 khó khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành thép là mức lãi suất cho vay vẫn quá cao và khó khăn trong việc cạnh tranh với thép Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp đã chết lâm sàng
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng qua giảm mạnh. Cụ thể, lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 6/2012 đạt khoảng 380.000 tấn, giảm 12% so với tháng trước... Tính chung 6 tháng đầu năm, sản lượng toàn ngành thép ước đạt 2,38 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước và lượng thép tiêu thụ chỉ đạt 2,22 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VSA, lượng thép tồn kho trong cuối tháng 6 tăng lên khoảng 15% so với các tháng đầu năm. Dự báo có khoảng 20% doanh nghiệp thép phá sản trong năm 2012.
Ông Cường cho biết, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp thép chưa bao giờ khó khăn như hiện nay. Ví dụ như thép Thái Nguyên có tháng chỉ bán được 20.000 tấn, thậm chí có những doanh nghiệp có tháng chỉ tiêu thụ được 14.000 – 15.000 tấn.
Do chi phí sản xuất của ngành thép phải dùng nguồn vốn vay lớn từ ngân hàng, nên với mức lãi suất như hiện nay, khoảng 15%/năm, với mỗi tấn thép tấn tồn kho, số tiền lãi suất phải trả hàng tháng của doanh nghiệp tăng 200 – 230 nghìn đồng/tấn (giá mỗi tấn thép là 17 - 19 triệu đồng/tấn).
“Vì thế phải giảm tồn kho để giảm gánh nặng tài chính cho ngành sản xuất thép”, ông Cường nhấn mạnh.
Tương tự, ông Trần Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty thép Việt – Ý cũng cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại đã giảm mức lãi suất cho vay từ 17 – 18%/năm xuống 14 – 15%/năm, nhưng mức này vẫn gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp thép đang chịu sức ép lớn của các sản phẩm nhập khẩu, trong khi đó thị trường thì cung lớn hơn cầu.
“Cần có giải pháp để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Các sản phẩm thép nhập khẩu có nhiều lợi thế về lãi suất và thuế, nên sản phẩm trong nước rất khó cạnh tranh”, ông Ngọc Anh đề xuất.
Vấn đề cạnh tranh, mở rộng thị trường là một trong những khó khăn được nhiều doanh nghiệp kêu khó nhất, đặc biệt là những mối lo ngại từ thị trường thép Trung Quốc.
Ông Trần Tuấn Dương – Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát nêu lên thực trạng hiện nay là việc cạnh tranh sản xuất với thép Trung Quốc rất khó khăn, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong ngành thép chưa thực sự cởi mở.
Xương sống của ngành thép hiện nay là thép xây dựng, thế nhưng 6 tháng đầu năm đã suy giảm 16% là rất lớn. Hiện nay, Tập đoàn thép Hòa Phát cũng buộc phải cắt giảm 10 – 15% năng suất của mình để giảm lượng hàng tồn kho.
Thị trường trong nước, do kinh tế khó khăn, cùng với đó là trầm lắng của ngành bất động sản, đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ thép sụt giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ thép thế giới cũng không sáng sủa. Đặc biệt, sản lượng thép thế giới tăng lên, nhất là Trung Quốc, mỗi năm sản xuất trên 700 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng thép thế giới.
Nhưng hiện tại bất động sản Trung Quốc lại gặp vấn đề, nhu cầu tiêu thụ sắt thép giảm mạnh, nếu lượng thép này dư thừa, chắc chắn sẽ làm cho ngành sản xuất thép của nhiều nước gặp khó khăn, trong đó có Việt Nam.
“Thị trường trong nước, thép cuộn, thép dây đang nhập khoảng 300 triệu tấn từ Trung Quốc. Nguy cơ thép từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam trong những năm tới là rất gần”, ông Dương cảnh báo.
Trước đây Nhà nước đã điều chỉnh mức thuế, nhưng đến nay vẫn không cản được thép xây dựng của Trung Quốc vào Việt Nam. Không sớm thì muộn thép thanh Trung Quốc cũng sẽ vào Việt Nam. Nếu không có biện pháp tích cực, thép Việt Nam sẽ nhường sân chơi cho các nhà sản xuất Trung Quốc”, ông Quang khẳng định.
Cần giảm lãi suất về 7 – 8%/năm
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thép, ông Nguyễn Trọng Khôi - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam cho rằng, vấn đề quan trọng hiện nay là các doanh nghiệp cần phải đoàn kết, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn.
“Thời điểm này, dù có giảm giá, chưa chắc đã có người mua. Họ sẽ nghe ngóng, chờ đợi sự giảm giá tiếp theo. Vì vậy, nếu lúc này các doanh nghiệp tách nhau ra, mệnh ai nấy đi sẽ không giải quyết được khó khăn hiện nay”, ông Khôi nhấn mạnh.
Còn theo ông Phạm Chí Cường, để "giải cứu" các doanh nghiệp thép, Ngân hàng Nhà nước cần phải hạ thấp hơn nữa mức lãi suất, xuống còn khoảng 7 – 8%/năm.
“Vay ngân hàng lãi suất cao như vậy để đầu tư cho ngành thép là rất nan giải. Các khó khăn này xảy ra với những doanh nghiệp ít vốn, đi vay nhiều. Cho đến nay hiệp hội thép chưa nhận được đơn phá sản của doanh nghiệp nào, nhưng biết là đã nhiều doanh nghiệp chết lâm sàng rồi, chỉ là chưa công bố. Vì hiện nhiều công ty không có báo cáo sản xuất, nhiều người chạy nợ, thậm chí không có cả tiền để trả lương cho bảo vệ”, ông Cường cho biết.
Còn theo ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, việc cấp phép đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thép cũng cần phải thay đổi. Ở các nước khác, nhà đầu tư khi vào thị trường nội địa chỉ được hưởng các ưu tiên như doanh nghiệp trong nước.
Nhưng ở Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ngoài được ưu ái hơn bằng thuế xuất nhập khẩu, chi phí giải phóng mặt bằng, thu nhập doanh nghiệp.
“Tôi cho rằng, chỉ nên cho các doanh nghiệp thép nước ngoài đầu tư 30% cổ phần, không nên cho đầu tư 100%. Các điều kiện khác cũng không nên ưu ái cho người ngoài hơn người nhà”, ông Dương nhấn mạnh.
Tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành thép diễn ra sáng 27/7, nhiều doanh nghiệp cho biết 2 khó khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành thép là mức lãi suất cho vay vẫn quá cao và khó khăn trong việc cạnh tranh với thép Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp đã chết lâm sàng
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng qua giảm mạnh. Cụ thể, lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 6/2012 đạt khoảng 380.000 tấn, giảm 12% so với tháng trước... Tính chung 6 tháng đầu năm, sản lượng toàn ngành thép ước đạt 2,38 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước và lượng thép tiêu thụ chỉ đạt 2,22 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VSA, lượng thép tồn kho trong cuối tháng 6 tăng lên khoảng 15% so với các tháng đầu năm. Dự báo có khoảng 20% doanh nghiệp thép phá sản trong năm 2012.
Ông Cường cho biết, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp thép chưa bao giờ khó khăn như hiện nay. Ví dụ như thép Thái Nguyên có tháng chỉ bán được 20.000 tấn, thậm chí có những doanh nghiệp có tháng chỉ tiêu thụ được 14.000 – 15.000 tấn.
Nhiều doanh nghiệp thép đã chết lâm sàng |
Do chi phí sản xuất của ngành thép phải dùng nguồn vốn vay lớn từ ngân hàng, nên với mức lãi suất như hiện nay, khoảng 15%/năm, với mỗi tấn thép tấn tồn kho, số tiền lãi suất phải trả hàng tháng của doanh nghiệp tăng 200 – 230 nghìn đồng/tấn (giá mỗi tấn thép là 17 - 19 triệu đồng/tấn).
“Vì thế phải giảm tồn kho để giảm gánh nặng tài chính cho ngành sản xuất thép”, ông Cường nhấn mạnh.
Tương tự, ông Trần Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty thép Việt – Ý cũng cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại đã giảm mức lãi suất cho vay từ 17 – 18%/năm xuống 14 – 15%/năm, nhưng mức này vẫn gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp thép đang chịu sức ép lớn của các sản phẩm nhập khẩu, trong khi đó thị trường thì cung lớn hơn cầu.
“Cần có giải pháp để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Các sản phẩm thép nhập khẩu có nhiều lợi thế về lãi suất và thuế, nên sản phẩm trong nước rất khó cạnh tranh”, ông Ngọc Anh đề xuất.
Vấn đề cạnh tranh, mở rộng thị trường là một trong những khó khăn được nhiều doanh nghiệp kêu khó nhất, đặc biệt là những mối lo ngại từ thị trường thép Trung Quốc.
Ông Trần Tuấn Dương – Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát nêu lên thực trạng hiện nay là việc cạnh tranh sản xuất với thép Trung Quốc rất khó khăn, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong ngành thép chưa thực sự cởi mở.
Xương sống của ngành thép hiện nay là thép xây dựng, thế nhưng 6 tháng đầu năm đã suy giảm 16% là rất lớn. Hiện nay, Tập đoàn thép Hòa Phát cũng buộc phải cắt giảm 10 – 15% năng suất của mình để giảm lượng hàng tồn kho.
Thị trường trong nước, do kinh tế khó khăn, cùng với đó là trầm lắng của ngành bất động sản, đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ thép sụt giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ thép thế giới cũng không sáng sủa. Đặc biệt, sản lượng thép thế giới tăng lên, nhất là Trung Quốc, mỗi năm sản xuất trên 700 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng thép thế giới.
Nhưng hiện tại bất động sản Trung Quốc lại gặp vấn đề, nhu cầu tiêu thụ sắt thép giảm mạnh, nếu lượng thép này dư thừa, chắc chắn sẽ làm cho ngành sản xuất thép của nhiều nước gặp khó khăn, trong đó có Việt Nam.
“Thị trường trong nước, thép cuộn, thép dây đang nhập khoảng 300 triệu tấn từ Trung Quốc. Nguy cơ thép từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam trong những năm tới là rất gần”, ông Dương cảnh báo.
Cùng lo lắng, ông Huỳnh Trung Quang, Tổng Giám đốc Công ty Thép Tây Đô nhấn mạnh, vấn đề hiện nay là làm thế nào ngăn chặn thép Trung Quốc vào Việt Nam khi mà lượng tồn kho thép Trung Quốc ngày càng lớn.
Trước đây Nhà nước đã điều chỉnh mức thuế, nhưng đến nay vẫn không cản được thép xây dựng của Trung Quốc vào Việt Nam. Không sớm thì muộn thép thanh Trung Quốc cũng sẽ vào Việt Nam. Nếu không có biện pháp tích cực, thép Việt Nam sẽ nhường sân chơi cho các nhà sản xuất Trung Quốc”, ông Quang khẳng định.
Cần giảm lãi suất về 7 – 8%/năm
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thép, ông Nguyễn Trọng Khôi - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam cho rằng, vấn đề quan trọng hiện nay là các doanh nghiệp cần phải đoàn kết, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn.
“Thời điểm này, dù có giảm giá, chưa chắc đã có người mua. Họ sẽ nghe ngóng, chờ đợi sự giảm giá tiếp theo. Vì vậy, nếu lúc này các doanh nghiệp tách nhau ra, mệnh ai nấy đi sẽ không giải quyết được khó khăn hiện nay”, ông Khôi nhấn mạnh.
Còn theo ông Phạm Chí Cường, để "giải cứu" các doanh nghiệp thép, Ngân hàng Nhà nước cần phải hạ thấp hơn nữa mức lãi suất, xuống còn khoảng 7 – 8%/năm.
“Vay ngân hàng lãi suất cao như vậy để đầu tư cho ngành thép là rất nan giải. Các khó khăn này xảy ra với những doanh nghiệp ít vốn, đi vay nhiều. Cho đến nay hiệp hội thép chưa nhận được đơn phá sản của doanh nghiệp nào, nhưng biết là đã nhiều doanh nghiệp chết lâm sàng rồi, chỉ là chưa công bố. Vì hiện nhiều công ty không có báo cáo sản xuất, nhiều người chạy nợ, thậm chí không có cả tiền để trả lương cho bảo vệ”, ông Cường cho biết.
Còn theo ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, việc cấp phép đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thép cũng cần phải thay đổi. Ở các nước khác, nhà đầu tư khi vào thị trường nội địa chỉ được hưởng các ưu tiên như doanh nghiệp trong nước.
Nhưng ở Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ngoài được ưu ái hơn bằng thuế xuất nhập khẩu, chi phí giải phóng mặt bằng, thu nhập doanh nghiệp.
“Tôi cho rằng, chỉ nên cho các doanh nghiệp thép nước ngoài đầu tư 30% cổ phần, không nên cho đầu tư 100%. Các điều kiện khác cũng không nên ưu ái cho người ngoài hơn người nhà”, ông Dương nhấn mạnh.
Châu Anh
Bình luận