Hai lần làm hai công trình trên đảo Tuần Châu, ông Đào Hồng Tuyển từng bị thị phi là... rồ! Và lần thứ ba này, ông lại bị coi là “điên rồ” khi xây Bến du thuyền Vịnh Hạ Long ở phía tây nam đảo, giữa lúc kinh tế khó khăn. Lần này, chúa đảo tự lái xe địa hình đưa tôi xuống “đáy đại dương” để chiêm ngưỡng toàn bộ bến du thuyền tương lai.
Tương lai, đây sẽ là bến du thuyền nhân tạo lớn bậc nhất thế giới, có thể neo đậu 2.000 du thuyền an toàn trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, góp phần tạo thuận lợi cho du khách đến thăm Hạ Long, tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển...
Chiếc xe chồm qua những đống đất đá còn ngổn ngang trên công trường, dò dẫm đưa chúng tôi xuống đáy đại dương. Ông Đào Hồng Tuyển chia sẻ: “Sau khi hàng trăm héc-ta biển được quây lại, hút nước ra rồi đào bùn sâu tới 6 m, sau đó mới đổ cát, phun bê tông... tạo nên một bãi đậu nhân tạo cho hàng ngàn du thuyền quả là một công trình có tầm vóc. Trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái, nhiều người không tin việc làm này của tôi có thể thành công, thậm chí họ còn nói tôi lại điên rồ”.
Ông Tuyển kể, lần thứ nhất tôi bị coi là điên rồ khi làm đường ra đảo Tuần Châu. Lần thứ hai, tôi bị coi là điên rồ khi xây Cảng tàu Quốc tế Tuần Châu. Và lần thứ ba, khi bắt tay xây dựng Bến du thuyền Vịnh Hạ Long này...
Nhưng như các bạn thấy, nhờ có con đường nối Tuần Châu với đất liền, Tuần Châu nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Nhờ có Cảng tàu Quốc tế Tuần Châu, du khách quốc tế mới có dịp biết thêm về Vịnh Hạ Long, hài lòng khi được hưởng dịch vụ mang tầm quốc tế.
Và khi Bến Du thuyền Vịnh Hạ Long hoàn thành, chúng ta tự hào khi Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, có một bến du thuyền nhân tạo hiện đại. Niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi là những ý tưởng của mình đặt ra đã trở thành hiện thực và được cả xã hội chấp nhận.
Ông Tuyển dừng xe cùng chúng tôi xuống thăm công trình. Ông thông báo: “Chúng ta đang đứng dưới đáy đại dương, -10 m (âm mười mét) so với mặt nước biển. Không lâu nữa, khi đưa nước vào, các bạn sẽ không còn cơ hội để đứng đây ngắm đáy đại dương!”.
Đứng dưới đáy đại dương nhìn ra Vịnh Hạ Long, qua đập chắn cao sừng sững, tôi thấy những hòn đảo nhấp nhô. Bên tôi, những lớp trầm tích dưới đáy đại dương chỗ đen nhánh như vỉa than kíp-lê, chỗ lỗ chỗ như tổ ong do nước biển xâm thực qua cả triệu năm. Cạnh đó là những chùm rễ đước cắm sâu vào lòng biển. Quả là, nếu không có những doanh nhân dám nghĩ dám làm, đất nước sẽ không thể có những công trình tầm vóc để đời như thế.
Đảo hoa hậu & đảo anh đào
Tháng 8/2004, Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức tại Tuần Châu. Đêm chung kết cuộc thi diễn ra tại Sân khấu Nhạc nước hiện đại nhất Đông Nam Á, có sức chứa hàng chục ngàn người.
Sắp tới giờ khai mạc, tôi vẫn thấy ông mặc chiếc quần sooc trắng, áo phông màu xanh da trời trực tiếp chỉ huy các trợ lý lo chỗ ngồi cho khán giả, bố trí thuận lợi nhất cho các máy quay truyền hình. Đến giờ khai mạc, tôi lại thấy ông sang trọng trong bộ com - lê trắng, chiếc áo hồng trẻ trung bắt tay quan khách, bạn bè.
Tại lễ đăng quang, khi Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, Á hậu Trịnh Trân Trân... xuất hiện, trên bầu trời Tuần Châu có trực thăng bay ngang khu Sân khấu nhạc nước.
Tôi biết, đây là lần đầu tiên cuộc thi hoa hậu có ê- kíp truyền hình ngồi trên trực thăng quay cảnh từ trên cao. Để có những hình ảnh phục vụ bạn xem truyền hình, ông đã phải bỏ ra nhiều công sức, tiền của với mong muốn hình ảnh cuộc thi hoành tráng đúng với tầm vóc của nó, Tuần Châu thêm đẹp lung linh như một thiên đường có sức lôi cuốn du khách.
Tôi vẫn nhớ, ông quyết định dành một chuyến trực thăng chở các thí sinh không lọt vào vòng chung kết thăm quan Vịnh Hạ Long để động viên họ. Trên chuyến bay hôm ấy, mọi người thấy Hạ Long từ trên cao.
Những hòn đảo trong nắng thu như dát vàng. Tuần Châu nhỏ xinh dịu dàng như nàng công chúa. Đón chúng tôi ở sân đỗ trực thăng, ông chỉ cho mọi người biết quy hoạch đảo trong tương lai, trong đó có vị trí sẽ xây dựng Cảng tàu Quốc tế.
Mới hôm nào Cảng tàu Quốc tế còn trên bản vẽ, vậy mà nay cảng tấp nập du khách. Những con thuyền căng buồm, no gió ra khơi. Ý tưởng của chúa đảo đã thành hiện thực.
Chỉ khi đó, người ta mới tin ý tưởng của ông không phải là “điên rồ”. Sau lần đó, đảo Tuần Châu như có duyên với các cuộc thi hoa hậu, người đẹp cả trong nước và quốc tế...
Trên đảo Tuần Châu hôm nay, hàng trăm gốc hoa anh đào đang trổ mầm xanh. Số hoa ấy, là do Chính phủ và nhân dân Nhật Bản mang sang tặng ông. Đây như một lời cảm ơn một doanh nhân Việt đã sẻ chia khó khăn với đất nước Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần.
Từ nguồn tài chính của cá nhân, ông Đào Hồng Tuyển đã gửi giúp đỡ nhân dân Nhật Bản 1 triệu USD. Ông chia sẻ: “Là bạn, đối tác kinh doanh phải làm sao giữ trọn chữ tín. Khi bạn gặp khó khăn phải cùng nhau chia sẻ. Người Việt mình phải biết phát huy truyền thống nhân ái “thương người như thể thương thân”...
Đi dọc công trình, chiếc xe bám đầy bùn đất. Ông cho xe chạy lòng vòng trên con đường bê tông ở góc đảo, trước đây là bãi đỗ trực thăng. Nhiều lần xe đột ngột tăng tốc rồi dừng lại. Ông bảo: “Mình làm thế để bùn đất không còn bám ở bánh xe. Như vậy sẽ giúp cho lao công đỡ phải dọn bùn đất xe mang vào khu du lịch”.
Rồi ông khoe: “Mặc dù mấy năm qua, kinh tế suy thoái nhưng Tập đoàn Tuần Châu chưa sa thải một người lao động nào vì thiếu việc làm”.
Người chiến sĩ trẻ trên đoàn tàu không số năm xưa, vị chủ tịch của một tập đoàn kinh tế lớn hôm nay cười hạnh phúc.
Bến du thuyền Vịnh Hạ Long dài trên 8km, đủ chỗ cho khoảng 2.000 tàu neo đậu, 1.016 căn nhà phố thương mại chạy dọc xung quanh bến, nhà ga đồ sộ mang dáng dấp cánh buồm vươn ra biển lớn.
Khi hoàn thành, nơi đây sẽ là bến đỗ của toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long, trả lại cảnh quan, môi trường cho khu vực Bãi Cháy. Kết nối với “Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà” và hệ thống bến du thuyền trong khu vực.
Theo TPO
Ba lần bị coi là... rồ
Trong nhiều năm qua, trên 2.500 nhân lực được huy động, gần 300 phương tiện, máy móc thiết bị, thi công suốt ngày đêm. Đổi lại, hàng trăm héc-ta mặt nước đã được cải tạo. Dáng dấp của một bến du thuyền phía Tây Nam đảo đã hình thành.
Cảng tàu Quốc tế Tuần Châu tấp nập du khách. Ảnh: Trung Hiền |
Tương lai, đây sẽ là bến du thuyền nhân tạo lớn bậc nhất thế giới, có thể neo đậu 2.000 du thuyền an toàn trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, góp phần tạo thuận lợi cho du khách đến thăm Hạ Long, tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển...
Chiếc xe chồm qua những đống đất đá còn ngổn ngang trên công trường, dò dẫm đưa chúng tôi xuống đáy đại dương. Ông Đào Hồng Tuyển chia sẻ: “Sau khi hàng trăm héc-ta biển được quây lại, hút nước ra rồi đào bùn sâu tới 6 m, sau đó mới đổ cát, phun bê tông... tạo nên một bãi đậu nhân tạo cho hàng ngàn du thuyền quả là một công trình có tầm vóc. Trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái, nhiều người không tin việc làm này của tôi có thể thành công, thậm chí họ còn nói tôi lại điên rồ”.
Ông Tuyển kể, lần thứ nhất tôi bị coi là điên rồ khi làm đường ra đảo Tuần Châu. Lần thứ hai, tôi bị coi là điên rồ khi xây Cảng tàu Quốc tế Tuần Châu. Và lần thứ ba, khi bắt tay xây dựng Bến du thuyền Vịnh Hạ Long này...
Nhưng như các bạn thấy, nhờ có con đường nối Tuần Châu với đất liền, Tuần Châu nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Nhờ có Cảng tàu Quốc tế Tuần Châu, du khách quốc tế mới có dịp biết thêm về Vịnh Hạ Long, hài lòng khi được hưởng dịch vụ mang tầm quốc tế.
Và khi Bến Du thuyền Vịnh Hạ Long hoàn thành, chúng ta tự hào khi Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, có một bến du thuyền nhân tạo hiện đại. Niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi là những ý tưởng của mình đặt ra đã trở thành hiện thực và được cả xã hội chấp nhận.
Ông Tuyển dừng xe cùng chúng tôi xuống thăm công trình. Ông thông báo: “Chúng ta đang đứng dưới đáy đại dương, -10 m (âm mười mét) so với mặt nước biển. Không lâu nữa, khi đưa nước vào, các bạn sẽ không còn cơ hội để đứng đây ngắm đáy đại dương!”.
Đứng dưới đáy đại dương nhìn ra Vịnh Hạ Long, qua đập chắn cao sừng sững, tôi thấy những hòn đảo nhấp nhô. Bên tôi, những lớp trầm tích dưới đáy đại dương chỗ đen nhánh như vỉa than kíp-lê, chỗ lỗ chỗ như tổ ong do nước biển xâm thực qua cả triệu năm. Cạnh đó là những chùm rễ đước cắm sâu vào lòng biển. Quả là, nếu không có những doanh nhân dám nghĩ dám làm, đất nước sẽ không thể có những công trình tầm vóc để đời như thế.
Đảo hoa hậu & đảo anh đào
Tháng 8/2004, Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức tại Tuần Châu. Đêm chung kết cuộc thi diễn ra tại Sân khấu Nhạc nước hiện đại nhất Đông Nam Á, có sức chứa hàng chục ngàn người.
Sắp tới giờ khai mạc, tôi vẫn thấy ông mặc chiếc quần sooc trắng, áo phông màu xanh da trời trực tiếp chỉ huy các trợ lý lo chỗ ngồi cho khán giả, bố trí thuận lợi nhất cho các máy quay truyền hình. Đến giờ khai mạc, tôi lại thấy ông sang trọng trong bộ com - lê trắng, chiếc áo hồng trẻ trung bắt tay quan khách, bạn bè.
Tại lễ đăng quang, khi Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, Á hậu Trịnh Trân Trân... xuất hiện, trên bầu trời Tuần Châu có trực thăng bay ngang khu Sân khấu nhạc nước.
|
Tôi vẫn nhớ, ông quyết định dành một chuyến trực thăng chở các thí sinh không lọt vào vòng chung kết thăm quan Vịnh Hạ Long để động viên họ. Trên chuyến bay hôm ấy, mọi người thấy Hạ Long từ trên cao.
Những hòn đảo trong nắng thu như dát vàng. Tuần Châu nhỏ xinh dịu dàng như nàng công chúa. Đón chúng tôi ở sân đỗ trực thăng, ông chỉ cho mọi người biết quy hoạch đảo trong tương lai, trong đó có vị trí sẽ xây dựng Cảng tàu Quốc tế.
Mới hôm nào Cảng tàu Quốc tế còn trên bản vẽ, vậy mà nay cảng tấp nập du khách. Những con thuyền căng buồm, no gió ra khơi. Ý tưởng của chúa đảo đã thành hiện thực.
Chỉ khi đó, người ta mới tin ý tưởng của ông không phải là “điên rồ”. Sau lần đó, đảo Tuần Châu như có duyên với các cuộc thi hoa hậu, người đẹp cả trong nước và quốc tế...
Trên đảo Tuần Châu hôm nay, hàng trăm gốc hoa anh đào đang trổ mầm xanh. Số hoa ấy, là do Chính phủ và nhân dân Nhật Bản mang sang tặng ông. Đây như một lời cảm ơn một doanh nhân Việt đã sẻ chia khó khăn với đất nước Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần.
Từ nguồn tài chính của cá nhân, ông Đào Hồng Tuyển đã gửi giúp đỡ nhân dân Nhật Bản 1 triệu USD. Ông chia sẻ: “Là bạn, đối tác kinh doanh phải làm sao giữ trọn chữ tín. Khi bạn gặp khó khăn phải cùng nhau chia sẻ. Người Việt mình phải biết phát huy truyền thống nhân ái “thương người như thể thương thân”...
Đi dọc công trình, chiếc xe bám đầy bùn đất. Ông cho xe chạy lòng vòng trên con đường bê tông ở góc đảo, trước đây là bãi đỗ trực thăng. Nhiều lần xe đột ngột tăng tốc rồi dừng lại. Ông bảo: “Mình làm thế để bùn đất không còn bám ở bánh xe. Như vậy sẽ giúp cho lao công đỡ phải dọn bùn đất xe mang vào khu du lịch”.
Đào Hồng Tuyển (áo hồng) |
Rồi ông khoe: “Mặc dù mấy năm qua, kinh tế suy thoái nhưng Tập đoàn Tuần Châu chưa sa thải một người lao động nào vì thiếu việc làm”.
Người chiến sĩ trẻ trên đoàn tàu không số năm xưa, vị chủ tịch của một tập đoàn kinh tế lớn hôm nay cười hạnh phúc.
Bến du thuyền Vịnh Hạ Long dài trên 8km, đủ chỗ cho khoảng 2.000 tàu neo đậu, 1.016 căn nhà phố thương mại chạy dọc xung quanh bến, nhà ga đồ sộ mang dáng dấp cánh buồm vươn ra biển lớn.
Khi hoàn thành, nơi đây sẽ là bến đỗ của toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long, trả lại cảnh quan, môi trường cho khu vực Bãi Cháy. Kết nối với “Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà” và hệ thống bến du thuyền trong khu vực.
Theo TPO
Bình luận