Học sinh gửi điện thoại di động tại... xe tải vào mỗi buổi sáng, rồi đến khi tan học thì lại lấy về.
Hàng ngàn học sinh bị cấm mang điện thoại đến trường tại New York (Mỹ) đã có một cách khác là tốn 1 đô-la/ngày cho dịch vụ giữ điện thoại trên 1 chiếc xe tải nhỏ đậu gần trường.
Các học sinh có thể rất bức xúc khi tính chi phí lên đến 180 đô-la/năm để giữ điện thoại. Tuy nhiên, việc gửi điện thoại trên xe tải vào buổi sáng và lấy lại vào cuối ngày đã trở thành một thói quen đối với những học sinh thành thị này, như việc mặc quần áo và đi tàu điện ngầm vào giờ cao điểm.
Kelice Charles, một học sinh trường phổ thông Gramercy Arts nói: “Cũng hơi khó khăn vì không phải ai cũng có khả năng chi trả, nhưng dù sao thì đó cũng là điều tất yếu”.
Điện thoại di động và các thiết bị khác, chẳng hạn như máy nghe nhạc iPod và và máy tính bảng iPad đang bị cấm ở tất cả các trường công tại New York. Thậm chí, một số trường còn lắp đặt cả máy dò kim loại để kiểm tra các thiết bị trên cũng như việc mang vũ khí vào lớp học.
“Người tiếp theo tắt điện thoại và chuẩn bị sẵn tiền”, một nhân viên hét lớn trong khi các học sinh khác đang cặm cụi nhắn tin hoặc nghe nhạc chờ đến lượt mình. Tại cửa sổ xe tải, từng học sinh trả 1 đôla, đưa điện loại cho nhân viên và nhận lại một chiếc phiếu màu vàng có đánh số.
Melquan Thomson – học sinh năm cuối trường TH Ngôn ngữ và Ngoại giao cho biết: “Tôi đã gửi điện thoại ở đây như thế này được 4 năm rồi. Cũng tiện lợi và giá chỉ 1 đô-la”.
Điều này đã trở thành một nét văn hóa học đường đặc trưng tại New York. Cô Debora, Carrera, Hiệu trưởng một trường trung học tại Philadelphia bày tỏ: “Việc này thật là hài hước và kỳ lạ!”. Tại trường của cô, học sinh có hẳn một phòng để cất điện thoại riêng vào buổi sáng và lấy về sau khi tan học.
Đối với nhiều teen Mỹ, việc bỏ điện thoại ở nhà cả ngày là điều không bao giờ xảy ra. Điện thoại di động gắn bó với học sinh chẳng khác nào những con thú cưng vậy.
Với các bậc phụ huynh, đây cũng là phương tiện duy nhất giúp họ liên lạc với con cái khi có nhiều học sinh phải mất 2h đồng hồ để tới trường và đến tận 8h tối mới có mặt ở nhà. Đây chính là lý do vì sao các bạn học sinh thà mang điện thoại đến trường và gửi lại ở đâu đó, chứ không để điện thoại ở nhà.
Hàng ngàn học sinh bị cấm mang điện thoại đến trường tại New York (Mỹ) đã có một cách khác là tốn 1 đô-la/ngày cho dịch vụ giữ điện thoại trên 1 chiếc xe tải nhỏ đậu gần trường.
Vây quanh xe để gửi điện thoại trước khi vào trường |
Các học sinh có thể rất bức xúc khi tính chi phí lên đến 180 đô-la/năm để giữ điện thoại. Tuy nhiên, việc gửi điện thoại trên xe tải vào buổi sáng và lấy lại vào cuối ngày đã trở thành một thói quen đối với những học sinh thành thị này, như việc mặc quần áo và đi tàu điện ngầm vào giờ cao điểm.
Kelice Charles, một học sinh trường phổ thông Gramercy Arts nói: “Cũng hơi khó khăn vì không phải ai cũng có khả năng chi trả, nhưng dù sao thì đó cũng là điều tất yếu”.
Điện thoại di động và các thiết bị khác, chẳng hạn như máy nghe nhạc iPod và và máy tính bảng iPad đang bị cấm ở tất cả các trường công tại New York. Thậm chí, một số trường còn lắp đặt cả máy dò kim loại để kiểm tra các thiết bị trên cũng như việc mang vũ khí vào lớp học.
“Người tiếp theo tắt điện thoại và chuẩn bị sẵn tiền”, một nhân viên hét lớn trong khi các học sinh khác đang cặm cụi nhắn tin hoặc nghe nhạc chờ đến lượt mình. Tại cửa sổ xe tải, từng học sinh trả 1 đôla, đưa điện loại cho nhân viên và nhận lại một chiếc phiếu màu vàng có đánh số.
Chiều về lại giơ tích kê nhận lại điện thoại |
Melquan Thomson – học sinh năm cuối trường TH Ngôn ngữ và Ngoại giao cho biết: “Tôi đã gửi điện thoại ở đây như thế này được 4 năm rồi. Cũng tiện lợi và giá chỉ 1 đô-la”.
Điều này đã trở thành một nét văn hóa học đường đặc trưng tại New York. Cô Debora, Carrera, Hiệu trưởng một trường trung học tại Philadelphia bày tỏ: “Việc này thật là hài hước và kỳ lạ!”. Tại trường của cô, học sinh có hẳn một phòng để cất điện thoại riêng vào buổi sáng và lấy về sau khi tan học.
Đối với nhiều teen Mỹ, việc bỏ điện thoại ở nhà cả ngày là điều không bao giờ xảy ra. Điện thoại di động gắn bó với học sinh chẳng khác nào những con thú cưng vậy.
Với các bậc phụ huynh, đây cũng là phương tiện duy nhất giúp họ liên lạc với con cái khi có nhiều học sinh phải mất 2h đồng hồ để tới trường và đến tận 8h tối mới có mặt ở nhà. Đây chính là lý do vì sao các bạn học sinh thà mang điện thoại đến trường và gửi lại ở đâu đó, chứ không để điện thoại ở nhà.
Theo Tiin
Bình luận