(VTC News) - Đại diện Bộ Y tế sẽ đến thăm hỏi động viên và khen ngợi tinh thần làm việc quên mình của 18 y, bác sỹ có nguy cơ phơi nhiễm HIV sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân HIV.
TS.BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết 18 y, bác sĩ tham gia cấp cứu và phẫu thuật đã được bệnh viện xác định phơi nhiễm virus HIV. Ngay sau khi biết sự việc, bệnh viện đã động viên các bác sỹ tham gia kíp trực trên. Hiện tại, các bác sỹ vẫn đi làm bình thường. 18 y, bác sĩ này cũng đang được uống thuốc kháng virus dự phòng.
Trước đó, như VTC News đưa tin, chị NTH (Quảng Ninh) bị nhiễm virus HIV sau khi lấy chồng. Chồng chị đã mất cách đây 11 năm cũng vì căn bệnh này.
Ngày 4/7, chị cùng con trai 12 tuổi đi ô tô khách từ Quảng Ninh về Hương Sơn, Mỹ Đức (Hà Nội) thăm quê ngoại. Đi tới đoạn Phố Nối, Hưng Yên, chị thấy có hiện tượng xuất huyết âm đạo và ngất. Con trai chị vội gọi điện báo cho cô ruột của cháu đang làm tại Hà Nội. Khi xe khách tới Hà Nội, chị được con và em chồng đưa ngay vào phòng Cấp cứu của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Khi đưa vào viện, chị NTH ngất lịm, người xanh tái, không biết gì nữa, máu từ đường âm đạo chảy ra xối xả, ướt đẫm quần áo. Trước đó, chị H. bị rong kinh 2 tuần, đến lúc vào cấp cứu, chị xác định bị băng huyết.
Người thân chị H nghĩ rằng, chị không thể qua khỏi, em chồng chị H cho biết: “Vào đến phòng cấp cứu, tôi thấy, các bác sỹ lao tới, chỉ 1, 2 phút sau, mấy chục bóng áo trắng, áo xanh khác chạy hối hả vào phòng. Tôi biết, tất cả bác sỹ đang trực tại viện được huy động để cứu chị”.
Bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa đẻ, BV Phụ sản Hà Nội, người trực tiếp phẫu thuật ca bệnh cho biết, tình trạng bệnh nhân NTH khi đưa vào phòng cấp cứu rất nguy kịch: thở ngáp cá, da vàng nhợt, mạch nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt không đo được, tim rời rạc gần như ngừng đập.
Nếu chỉ chậm 1, 2 phút, bệnh nhân sẽ không qua khỏi. Bệnh nhân được ép tim ngoài lồng ngực, hồi sức cấp cứu ngay tại phòng khám, không kịp di chuyển vào phòng phẫu thuật. Nếu đưa vào phòng phẫu thuật, tim ngừng đập lần 2, bệnh nhân sẽ tử vong.
Sau khi cấp cứu và có dấu hiệu của sự sống, tim đập trở lại, máu từ âm đạo bệnh nhân lại tiếp tục phun thành dòng và các bác sỹ phẫu thuật phải tiến hành cắt toàn bộ tử cung để cầm máu. Tử cung đã bị hoại tử, không thể bảo tồn.
Nếu không cắt bỏ, khả năng bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng huyết và tử vong là không tránh khỏi. Lượng máu trong người bệnh nhân đã kiệt. Tổng quá trình phẫu thuật, phải truyền 4 lít máu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Khải cho biết, “đây là ca mổ đặc biệt, trong một trường hợp đặc biệt. Lúc đó, chúng tôi không còn đủ thời gian để do dự, để mặc thêm những bộ áo và đeo kính phòng vệ cho bản thân hay đưa bệnh nhân lên phòng phẫu thuật.
Trước chúng tôi là một mạng người yếu đuối, sự sống nằm trong tay chúng tôi, một tích tắc chậm chạp, e ngại của người thầy thuốc sẽ tước đi quyền sống của họ. Chúng tôi chỉ biết hành động theo bản năng người thầy thuốc”.
Cũng theo bác sỹ Khải, những bệnh nhân có HIV, mang thai, phải phẫu thuật, mổ đẻ, đó là điều bình thường với các bác sỹ bởi trong viện có khoa truyền nhiễm dành cho những người mang HIV.
Nhưng, trường hợp bệnh nhân NTH nhập viện trong tình trạng tim đã ngừng đập, trụy tim mạch, máu phun ra ào ạt, sinh mạng chỉ tính theo tích tắc, từ nơi xa chuyển đến, phải phẫu thuật ngay tại phòng cấp cứu, không đủ thời gian để đưa vào phòng phẫu thuật.
18 y, bác sĩ và phẫu thuật viện được huy động bất chợt xuống phòng khám cấp cứu. Bản năng của người bác sỹ khi đó tước tiên là cứu người.
Quá trình phẫu thuật diễn ra rất nhanh, sau phẫu thuật, kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân mới có. Bệnh nhân bị nhiễm HIV. Khi đó, 18 người gồm bác sỹ cấp cứu, phẫu thuật và y sỹ phục vụ biết rằng, mình đã bị phơi nhiễm HIV. Trong số đó, có 3 nữ y, bác sỹ đang mang bầu.
Về nguy cơ nhiễm HIV của các bác sỹ sau ca mổ, TS.BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, ca mổ của bệnh nhân NTH ngay trong phòng cấp cứu là trường hợp bất khả kháng. 18 y, bác sĩ tham gia cấp cứu và phẫu thuật đã được bệnh viện xác định phơi nhiễm vi rút HIV.
18 y, bác sỹ này đã không kịp mặc bảo hộ chuyên dụng phòng tránh HIV, dịch máu của bệnh nhân lại phun ra rất mạnh nên mức độ phơi nhiễm không hề nhỏ. 18 người này đã được bệnh viện làm xét nghiệm sức khỏe, lấy thuốc từ trung tâm Phòng chống AIDS để cho uống kháng vi rút dự phòng. Trong 3 tháng và 6 tháng tiếp theo, bệnh viện sẽ thực hiện các xét nghiệm theo dõi định kỳ thỳ mới có kết luận chính xác có bị nhiễm HIV hay không.
Tuy nhiên, BS. Ánh cũng đưa ra một điều cần rút kinh nghiệm đối với bệnh viện và với nhiều phòng khám cấp cứu ở các viện Phụ sản khác đó là: Cần trang bị sẵn những bộ bảo hộ phẫu thuật phòng lẫy nhiễm HIV cho bác sỹ ngay tại phòng khám cấp cứu. Sẽ có những trường hợp như trường hợp bệnh nhân NTH. Thường, các BV chỉ để các bộ phòng hộ nhiễm HIV ở phòng phẫu thuật, chưa gặp trường hợp nào phải mổ ngay tại phòng khám.
Đối với phía gia đình bệnh nhân, nếu biết trước bệnh nhân mắc những bệnh truyền nhiễm, nên báo ngay cho thầy thuốc khi vào viện, mặc dù kết quả xét nghiệm cũng sẽ có nhưng sẽ chậm hơn. Nếu biết được sớm, người thầy thuốc sẽ có sự phòng vệ cao hơn trong quá trình phẫu thuật, tránh những sự đáng tiếc trầm trọng cho người thầy thuốc.
Ông Ánh chia sẻ: có người đã nói với ông, vì sao, khi cấp cứu cho 1 ca bệnh như vậy mà 18 y, bác sĩ không lường trước được khả năng bệnh nhân có thể có HIV để mặc thêm bộ quần áo phòng vệ?
Nhưng với ông Ánh, chỉ có những người làm trong ngày y, khi đứng trước người bệnh ngấp nghé cửa tử, người bác sĩ nào cũng hành động theo bản năng nghề nghiệp như 18 y, bác sĩ này đã làm.
» Bé 8 tuổi nhiễm HIV, cả làng xua đuổi
» Những sự thật gây sốc về bệnh tình dục
» Kẻ đâm thanh sắt có virus HIV vào đùi hơn 40 học sinh
» Lỗi nghiêm trọng, nữ y tá nhiễm HIV lãnh 3 năm tù
Thanh Nga
TS.BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết 18 y, bác sĩ tham gia cấp cứu và phẫu thuật đã được bệnh viện xác định phơi nhiễm virus HIV. Ngay sau khi biết sự việc, bệnh viện đã động viên các bác sỹ tham gia kíp trực trên. Hiện tại, các bác sỹ vẫn đi làm bình thường. 18 y, bác sĩ này cũng đang được uống thuốc kháng virus dự phòng.
Chị H. đang dần bình phục sau ca mổ. |
Ngày 4/7, chị cùng con trai 12 tuổi đi ô tô khách từ Quảng Ninh về Hương Sơn, Mỹ Đức (Hà Nội) thăm quê ngoại. Đi tới đoạn Phố Nối, Hưng Yên, chị thấy có hiện tượng xuất huyết âm đạo và ngất. Con trai chị vội gọi điện báo cho cô ruột của cháu đang làm tại Hà Nội. Khi xe khách tới Hà Nội, chị được con và em chồng đưa ngay vào phòng Cấp cứu của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Khi đưa vào viện, chị NTH ngất lịm, người xanh tái, không biết gì nữa, máu từ đường âm đạo chảy ra xối xả, ướt đẫm quần áo. Trước đó, chị H. bị rong kinh 2 tuần, đến lúc vào cấp cứu, chị xác định bị băng huyết.
Người thân chị H nghĩ rằng, chị không thể qua khỏi, em chồng chị H cho biết: “Vào đến phòng cấp cứu, tôi thấy, các bác sỹ lao tới, chỉ 1, 2 phút sau, mấy chục bóng áo trắng, áo xanh khác chạy hối hả vào phòng. Tôi biết, tất cả bác sỹ đang trực tại viện được huy động để cứu chị”.
Bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa đẻ, BV Phụ sản Hà Nội, người trực tiếp phẫu thuật ca bệnh cho biết, tình trạng bệnh nhân NTH khi đưa vào phòng cấp cứu rất nguy kịch: thở ngáp cá, da vàng nhợt, mạch nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt không đo được, tim rời rạc gần như ngừng đập.
Nếu chỉ chậm 1, 2 phút, bệnh nhân sẽ không qua khỏi. Bệnh nhân được ép tim ngoài lồng ngực, hồi sức cấp cứu ngay tại phòng khám, không kịp di chuyển vào phòng phẫu thuật. Nếu đưa vào phòng phẫu thuật, tim ngừng đập lần 2, bệnh nhân sẽ tử vong.
Sau khi cấp cứu và có dấu hiệu của sự sống, tim đập trở lại, máu từ âm đạo bệnh nhân lại tiếp tục phun thành dòng và các bác sỹ phẫu thuật phải tiến hành cắt toàn bộ tử cung để cầm máu. Tử cung đã bị hoại tử, không thể bảo tồn.
Nếu không cắt bỏ, khả năng bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng huyết và tử vong là không tránh khỏi. Lượng máu trong người bệnh nhân đã kiệt. Tổng quá trình phẫu thuật, phải truyền 4 lít máu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Khải cho biết, “đây là ca mổ đặc biệt, trong một trường hợp đặc biệt. Lúc đó, chúng tôi không còn đủ thời gian để do dự, để mặc thêm những bộ áo và đeo kính phòng vệ cho bản thân hay đưa bệnh nhân lên phòng phẫu thuật.
Trước chúng tôi là một mạng người yếu đuối, sự sống nằm trong tay chúng tôi, một tích tắc chậm chạp, e ngại của người thầy thuốc sẽ tước đi quyền sống của họ. Chúng tôi chỉ biết hành động theo bản năng người thầy thuốc”.
Cũng theo bác sỹ Khải, những bệnh nhân có HIV, mang thai, phải phẫu thuật, mổ đẻ, đó là điều bình thường với các bác sỹ bởi trong viện có khoa truyền nhiễm dành cho những người mang HIV.
Nhưng, trường hợp bệnh nhân NTH nhập viện trong tình trạng tim đã ngừng đập, trụy tim mạch, máu phun ra ào ạt, sinh mạng chỉ tính theo tích tắc, từ nơi xa chuyển đến, phải phẫu thuật ngay tại phòng cấp cứu, không đủ thời gian để đưa vào phòng phẫu thuật.
18 y, bác sĩ và phẫu thuật viện được huy động bất chợt xuống phòng khám cấp cứu. Bản năng của người bác sỹ khi đó tước tiên là cứu người.
Chị được người thân chăm sóc tại viện. |
Về nguy cơ nhiễm HIV của các bác sỹ sau ca mổ, TS.BS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, ca mổ của bệnh nhân NTH ngay trong phòng cấp cứu là trường hợp bất khả kháng. 18 y, bác sĩ tham gia cấp cứu và phẫu thuật đã được bệnh viện xác định phơi nhiễm vi rút HIV.
18 y, bác sỹ này đã không kịp mặc bảo hộ chuyên dụng phòng tránh HIV, dịch máu của bệnh nhân lại phun ra rất mạnh nên mức độ phơi nhiễm không hề nhỏ. 18 người này đã được bệnh viện làm xét nghiệm sức khỏe, lấy thuốc từ trung tâm Phòng chống AIDS để cho uống kháng vi rút dự phòng. Trong 3 tháng và 6 tháng tiếp theo, bệnh viện sẽ thực hiện các xét nghiệm theo dõi định kỳ thỳ mới có kết luận chính xác có bị nhiễm HIV hay không.
Tuy nhiên, BS. Ánh cũng đưa ra một điều cần rút kinh nghiệm đối với bệnh viện và với nhiều phòng khám cấp cứu ở các viện Phụ sản khác đó là: Cần trang bị sẵn những bộ bảo hộ phẫu thuật phòng lẫy nhiễm HIV cho bác sỹ ngay tại phòng khám cấp cứu. Sẽ có những trường hợp như trường hợp bệnh nhân NTH. Thường, các BV chỉ để các bộ phòng hộ nhiễm HIV ở phòng phẫu thuật, chưa gặp trường hợp nào phải mổ ngay tại phòng khám.
Đối với phía gia đình bệnh nhân, nếu biết trước bệnh nhân mắc những bệnh truyền nhiễm, nên báo ngay cho thầy thuốc khi vào viện, mặc dù kết quả xét nghiệm cũng sẽ có nhưng sẽ chậm hơn. Nếu biết được sớm, người thầy thuốc sẽ có sự phòng vệ cao hơn trong quá trình phẫu thuật, tránh những sự đáng tiếc trầm trọng cho người thầy thuốc.
Ông Ánh chia sẻ: có người đã nói với ông, vì sao, khi cấp cứu cho 1 ca bệnh như vậy mà 18 y, bác sĩ không lường trước được khả năng bệnh nhân có thể có HIV để mặc thêm bộ quần áo phòng vệ?
Nhưng với ông Ánh, chỉ có những người làm trong ngày y, khi đứng trước người bệnh ngấp nghé cửa tử, người bác sĩ nào cũng hành động theo bản năng nghề nghiệp như 18 y, bác sĩ này đã làm.
» Bé 8 tuổi nhiễm HIV, cả làng xua đuổi
» Những sự thật gây sốc về bệnh tình dục
» Kẻ đâm thanh sắt có virus HIV vào đùi hơn 40 học sinh
» Lỗi nghiêm trọng, nữ y tá nhiễm HIV lãnh 3 năm tù
Thanh Nga
Bình luận