(VTC News) - Trong hai ngày 4 và 5/9, đã có 18 người chết và mất tích, 17 người bị thương tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều tuyến đường bị chặt đứt do mưa lũ.
Quốc lộ 4D qua huyện Mường Khương sạt ta luy âm tại 2 vị trí, dài 50m; quốc lộ 279 qua xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên bị lún sụt nền mặt đường dài 100m, chiều sâu lún đứt đường 1m, hiện phát triển thêm, lún sâu hơn và sạt ta luy dương gây tắc đường.
Ông Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, cho biết lũ quét còn cuốn trôi 10 ngôi nhà và làm 15 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng trên địa bàn thôn Can Hồ A.
Tiếp tục, trưa 5/9, một vụ sạt lở núi xảy ra tại khu khai thác vàng trái phép Rừng Vầu, Rừng Xanh thuộc xã Minh Lươn, huyện Văn Bàn, Lào Cai làm 12 người bị thương.
Tỉnh Hà Giang mưa to kèm giông lốc đã đánh sập 2 nhà liền kề tại thôn Bản Trưởng, xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh làm 1 người chết, 2 người bị thương...
Tại tỉnh Lai Châu, trên địa bàn xã Dào San, huyện Phong Thổ có mưa rất to, nước lũ dồn về địa bàn xã Bản Lang gây lũ quét làm 3 người chết, trong đó một giáo viên ở bản Xín Chải, xã Pa Vây Sử chết do sạt lở đất, 2 người dân xã Bản Lang bị lũ cuốn trôi, 1 người bị thương.
Mưa lũ còn làm 4 nhà ở bị sập và hư hỏng; nhiều điểm trên tuyến đường giao thông các xã thuộc huyện Phong Thổ, Mường Tè bị sạt lở; 8 công trình thủy lợi nhỏ bị vùi lấp đầu mối; 100ha lúa bị ngập tại huyện Mường Tè...
Tại Sơn La đã xuất hiện hàng chục điểm taluy dương bị sạt lở với khối lượng đất đá lên đến hàng nghìn mét khối, gây ách tắc giao thông cục bộ. Nhiều loại phương tiện lưu thông qua đây phải dừng lại chờ các đơn vị chức năng giải tỏa đất đá. Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị quản lý tuyến đường huy động công nhân chặt tỉa, phát quang thân, cành cây tạo điều kiện cho các phương tiện qua lại. Đến chiều 5/9, tuyến đường này đã có thể tạm thời lưu thông trở lại.
Mưa to, gió lốc đã làm sạt lở 1.200m đê hữu tại thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhiều tuyến đường dọc các xã ven sông Thao bị ngập gây khó khăn trong việc đi lại của người dân.
Tại Hà Nội, trong ngày 5/9, các đơn vị thủy lợi đã huy động gần 100 máy bơm các loại để tiêu úng cho một số diện tích nhỏ bị ngập úng cục bộ ở khu vực phía tây thành phố.
Chiều 5/9, cơn mưa to và kéo dài ở một số tỉnh phía Nam cũng gây ngập và ùn ứ nghiêm trọng. Tại Tiền Giang, mưa lớn làm nhiều tuyến đường ở khu vực nội ô TP Mỹ Tho ngập sâu trong nước, khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, ngay trong ngày 5/9 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công điện số 1428/CĐ-TTg gửi một số tỉnh miền núi như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn... đã xảy ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Công điện yêu cầu, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; chỉ đạo rà soát các khu dân cư sống ở vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp để chủ động phòng tránh, ứng phó; vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, vùng hạ du các hồ chứa có nguy cơ xảy ra sự cố phải khẩn trương sơ tán dân...
Dự báo, hôm nay, 6/9, ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to và rải rác có giông, sau đó diện mưa và cường độ mưa sẽ giảm dần trong một đến hai ngày tới. Tuy nhiên, mực nước hạ lưu sông Hồng, sông Thao và sông Thái Bình đang lên nhanh.
Tình hình lũ còn diễn biến phức tạp, các tỉnh Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình… cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra.
Diệp Vy(tổng hợp)
Tại Lào Cai, mưa lớn kéo dài từ chiều tối 4/9 đã gây ra trận lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng tại thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa làm 7 người chết, 4 người mất tích, 11 người bị thương và 3 ô tô bị nước cuốn trôi.
Theo ông Phạm Đức Dũng - Phó Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Lào Cai, trong số 11 người chết, mất tích có 10 người dân ở thôn Can Hồ A là người dân tộc Dao và một cháu bé 3 tuổi người Kinh là con của giáo viên trường Trung học cơ sở xã Bản Khoang. Còn trong số 11 người bị thương có nhiều giáo viên trường THCS xã Bản Khoang.
Cảnh đổ nát ở thôn Can Hồ A sau trận lũ dữ. |
Quốc lộ 4D qua huyện Mường Khương sạt ta luy âm tại 2 vị trí, dài 50m; quốc lộ 279 qua xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên bị lún sụt nền mặt đường dài 100m, chiều sâu lún đứt đường 1m, hiện phát triển thêm, lún sâu hơn và sạt ta luy dương gây tắc đường.
Ông Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, cho biết lũ quét còn cuốn trôi 10 ngôi nhà và làm 15 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng trên địa bàn thôn Can Hồ A.
Hiện trường vụ lở đất ở Sa Pa, Lào Cai. Ảnh: TTXVN. |
Tiếp tục, trưa 5/9, một vụ sạt lở núi xảy ra tại khu khai thác vàng trái phép Rừng Vầu, Rừng Xanh thuộc xã Minh Lươn, huyện Văn Bàn, Lào Cai làm 12 người bị thương.
Tỉnh Hà Giang mưa to kèm giông lốc đã đánh sập 2 nhà liền kề tại thôn Bản Trưởng, xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh làm 1 người chết, 2 người bị thương...
Tại tỉnh Lai Châu, trên địa bàn xã Dào San, huyện Phong Thổ có mưa rất to, nước lũ dồn về địa bàn xã Bản Lang gây lũ quét làm 3 người chết, trong đó một giáo viên ở bản Xín Chải, xã Pa Vây Sử chết do sạt lở đất, 2 người dân xã Bản Lang bị lũ cuốn trôi, 1 người bị thương.
Mưa lũ còn làm 4 nhà ở bị sập và hư hỏng; nhiều điểm trên tuyến đường giao thông các xã thuộc huyện Phong Thổ, Mường Tè bị sạt lở; 8 công trình thủy lợi nhỏ bị vùi lấp đầu mối; 100ha lúa bị ngập tại huyện Mường Tè...
Tại Sơn La đã xuất hiện hàng chục điểm taluy dương bị sạt lở với khối lượng đất đá lên đến hàng nghìn mét khối, gây ách tắc giao thông cục bộ. Nhiều loại phương tiện lưu thông qua đây phải dừng lại chờ các đơn vị chức năng giải tỏa đất đá. Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị quản lý tuyến đường huy động công nhân chặt tỉa, phát quang thân, cành cây tạo điều kiện cho các phương tiện qua lại. Đến chiều 5/9, tuyến đường này đã có thể tạm thời lưu thông trở lại.
Mưa to, gió lốc đã làm sạt lở 1.200m đê hữu tại thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhiều tuyến đường dọc các xã ven sông Thao bị ngập gây khó khăn trong việc đi lại của người dân.
Nhiều tuyến phố ở Hà Nội bị ngập úng và tắc nghẽn sau cơn mưa kéo dài. Ảnh: Ngọc Huy |
Tại Hà Nội, trong ngày 5/9, các đơn vị thủy lợi đã huy động gần 100 máy bơm các loại để tiêu úng cho một số diện tích nhỏ bị ngập úng cục bộ ở khu vực phía tây thành phố.
Chiều 5/9, cơn mưa to và kéo dài ở một số tỉnh phía Nam cũng gây ngập và ùn ứ nghiêm trọng. Tại Tiền Giang, mưa lớn làm nhiều tuyến đường ở khu vực nội ô TP Mỹ Tho ngập sâu trong nước, khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Cây dầu dài hàng chục mét ngã đè lên mái nhà người dân tại Bình Dương vào chiều 4/9 - Ảnh: Đỗ Trường/TNO |
Trước tình hình đó, ngay trong ngày 5/9 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công điện số 1428/CĐ-TTg gửi một số tỉnh miền núi như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn... đã xảy ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Công điện yêu cầu, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; chỉ đạo rà soát các khu dân cư sống ở vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp để chủ động phòng tránh, ứng phó; vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, vùng hạ du các hồ chứa có nguy cơ xảy ra sự cố phải khẩn trương sơ tán dân...
Dự báo, hôm nay, 6/9, ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to và rải rác có giông, sau đó diện mưa và cường độ mưa sẽ giảm dần trong một đến hai ngày tới. Tuy nhiên, mực nước hạ lưu sông Hồng, sông Thao và sông Thái Bình đang lên nhanh.
Tình hình lũ còn diễn biến phức tạp, các tỉnh Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình… cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra.
Diệp Vy(tổng hợp)
Bình luận