Ngày 13/8, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ thông báo điểm chuẩn ngành Y đa khoa và Dược học năm 2016 vào trường là 18 điểm. Ngay sau đó, dư luận đã tỏ ra băn khoăn về chất lượng đào tạo bác sĩ nếu chỉ lấy điểm đầu vào quá thấp.
Trước những lo lắng của dư luận về chất lượng đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học khi lấy điểm chuẩn quá thấp, ông Hóa cho rằng nhà trường đã quyết định cân nhắc là sẽ để lại mức điểm nhận hồ sơ là 20 điểm cho 2 ngành này.
Thăm dò ý kiến: Bạn có tin tưởng vào chất lượng đào tạo ngành Y, Dược của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Vị Hiệu phó Đại học Kinh doanh và Công nghệ cho biết nhà trường đã gửi biên bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường tuyển sinh 2 ngành Y đa khoa và Dược học trong năm nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sau 5-10 ngày sẽ có thông báo về việc tuyển sinh ngành Y đa khoa và Dược học của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
“Đây là nhà trường thông báo kế hoạch tuyển sinh như thế. Còn việc có được xét tuyển ngành Y đa khoa hay không thì còn phải chờ lệnh từ Bộ”, ông Hóa thông tin thêm.
Video: Thi được 18 điểm cũng có thể trở thành bác sĩ đa khoa
Vì vậy, ông Hóa khẳng định mức điểm 18 cho ngành Y đa khoa và Dược học chỉ là điểm để nhận hồ sơ. Hiện tại, nhà trường chưa xét tuyển và vẫn phải chờ quyết định từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý thì trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội mới xét tuyển”, ông Hóa nói.
Tuy nhiên, trước những lo lắng của dư luận về chất lượng đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học khi lấy điểm chuẩn quá thấp, ông Hóa cho rằng nhà trường đã quyết định cân nhắc là sẽ để lại mức điểm nhận hồ sơ là 20 điểm cho 2 ngành này.
Trong khi đó, bình luận về điều này, PGS.TS Nguyễn Thị Yến – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo ĐH Y Hà Nội cho rằng, đào tạo Y khoa là ngành đặc thù, cần đảm bảo nhiều yếu tố. Ngoài việc tuyển được sinh viên năng lực, tố chất tốt, cơ sở đào tạo phải có đủ giảng đường, bệnh viện để thực tập, thực hành.
Giảng viên bên cạnh năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học, phải có năng lực quản lý và yêu nghề.
Bà Yến cho biết, để mở ngành này, cơ sở vật chất tốt chỉ chiếm một phần vì không chỉ việc truyền thụ kiến thức, việc chuyển tải kinh nghiệm mà cái tâm của nghề rất quan trọng.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Yến, việc các trường ngoài công lập mở ngành Y, Dược không còn xa lạ trên thế giới, bởi họ đảm bảo được khung chương trình quốc tế, đội ngũ giảng viên tốt, nhưng đối với Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Trước thông tin này, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Giảng viên Đại học Y Hà Nội nói: “Điểm đầu vào chỉ đánh giá được một phần, cái cốt lõi vẫn là đầu ra. Do đó, 18 điểm trúng tuyển ngành Y đa khoa cũng không có gì bất thường”.
Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, trước tiên để vào ngành y phải chọn được người học giỏi ở bậc phổ thông tức là học sinh đó phải có điểm cao nhưng điều này không phải là tất cả.
Ông Dũng lý giải, học ngành y phải trải qua 6 năm đào tạo và thực tập. Nếu trường đào tạo tốt, nơi thực tập của sinh viên tốt, khả năng tiếp thu của các em tốt thì chất lượng vẫn được đảm bảo.
Chẳng hạn, khi ra trường, sinh viên đó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thì lúc này điểm đầu vào không còn quan trọng nữa.
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng cho rằng nếu kết luận việc lấy đầu vào 18 điểm để bảo chất lượng đào tạo kém là không có cơ sở vì trường còn chưa đào tạo, chưa có thực tế. Do đó, ông Dũng cho rằng không có cơ sở để so sánh chất lượng vào thời điểm này.
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng cho biết, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ hướng đến đào tạo cho những sinh viên làm việc nơi vùng nông thôn, vùng núi. Như vậy điểm đầu vào sẽ không thể bằng những sinh viên định hướng công việc ở các thành phố lớn. Do đó, điểm xét tuyển nhưu vậy vẫn phù hợp với điều kiện hiện nay.
Bình luận