(VTC News) - 12 nạn nhân trong vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng kể lại chuỗi ngày sống trong hầm tối đầy tuyệt vọng.
Video: Toàn cảnh chiến dịch giải cứu 12 công nhân kẹt trong hầm thuỷ điện Đạ Dâng
Gần 2 ngày sau khi 12 nạn nhân trong vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng được giải cứu, sức khoẻ các công nhân đã dần phục hồi.
Chị Đặng Hồng Ngọc, nạn nhân nữ duy nhất và cũng là người có sức khoẻ yếu nhất phải điều trị đặc biệt cho biết, đã có thể ăn được cháo, tự đi lại trong phòng. Sau khi sức khoẻ ổn định trở lại, chị Ngọc sẽ về quê với gia đình và tìm một công việc mới.
Trải qua 82 giờ sinh tử, các nạn nhân vẫn còn nhớ như in giây phút hầm bất ngờ sập xuống, vùi lấp tất cả, nước trong hầm không ngừng dâng lên cao và 12 người phải dựa vào nhau chống chọi với cái rét, cái đói và sự tuyệt vọng.
Anh Phạm Viết Nam trả lời trên Tuổi trẻ: "Bọn tôi đi làm được 20 phút thì nghe có tiếng sập phía sau lưng, cách khoảng 15-20m. Quay lại thì mất điện. Mọi người làm gần tôi la lên "Sập hầm rồi!". Tôi còn không tin. Nhưng trong đó tối om như mực.
Tôi bật điện thoại lên thì thấy sập hầm thật. Lúc đó chỉ còn biết ngồi chờ, mong bên ngoài cứu mình. Ai cũng hoang mang.
Sau đó nhiều giờ thì thấy có tiếng máy khoan thông vào, có tiếng hỏi từ bên ngoài. Chúng tôi mừng lắm. Chúng tôi la lên "Chúng tôi trong này an toàn, mong bên ngoài cứu hộ sớm!"
Những ngày sau thì sự mừng của anh em càng ngày càng ít đi, lo lắng tuyệt vọng tăng lên vì bên ngoài cứ nói là sắp sửa cứu được rồi, nhưng nước càng ngày càng cao.
Ngày thứ ba thì anh em phải leo lên xe bơm bê tông mà chen chúc nhau ngồi. Lúc đó nước lên cao lắm, ai cũng ướt và lạnh. Tới ngày thứ tư thì tuyệt vọng lắm"
Để chống chọi với mực nước dâng cao trong hầm, cứ 5-6 người thay phiên nhau ngồi ôm nhau cho ấm, ngủ ngồi, ngủ gục trên xe bê tông. Muốn tiếp nhận những trao đổi từ bên ngoài, các nạn nhân cũng phải bơi đi lấy thức ăn, nước uống. Có 2 người được ưu tiên hơn là chị Ngọc (nạn nhân nữ duy nhất trong vụ sập hầm) và anh Thịnh (bị hen suyễn) thì không cho xuống nước.
Chính trong lúc khó khăn này, tình đồng nghiệp đã giúp họ vượt qua tất cả. Chị Ngọc chia sẻ: "Mọi người nhường áo để ủ ấm cho tôi, nhường chỗ để tôi có thể nằm nghỉ trong chốc lát, các anh em còn nhường phần thức ăn và nước ấm cho tôi, khi tôi rét quá, các anh ôm tôi để giúp ủ ấm cơ thể". (Thông tin theo Tuổi trẻ).
Các nạn nhân sẽ làm gì sau khi sức khỏe bình phục?
Theo thông tin trên Tuổi trẻ, các nạn nhân hầu hết đều không muốn tiếp tục công việc nguy hiểm mà họ đã làm trước khi vụ sập hầm xảy ra.
Chị Đỗ Thị Hồng Ngọc khẳng định: "Tôi không nghĩ mình sẽ quay lại làm việc. Tôi đã quá sợ hãi rồi!"
"Chắc là tôi về đi học nghề, có thể là nghề lái xe, để phù hợp với sức khỏe mình hơn và đỡ nguy hiểm. Tôi còn trẻ, mới 19 tuổi, nên chắc chắn là sau khi học xong tôi sẽ tìm được việc mới." - Anh Hoàng Đình Thịnh chia sẻ.
Anh Hoàng Ánh Văn cũng cho biết, sau khi ra viện sẽ về quê đoàn tụ với gia đình và tìm một nghề khác phù hợp hơn.
Riêng anh Nguyễn Viết Nam cho rằng sẽ tiếp tục gắn bó với công việc mà mình đã làm nhiều năm nay: "Tôi nay hơn 40 tuổi, nghề làm thép hàn chì như giờ là quá sức, nhất là sức khỏe kém. Nhưng bây giờ, tôi lo là con lớn rồi, mình không đi làm thì không có tiền lo cho cuộc sống gia đình và lo cho các con ăn học. Tôi gắn bó với Công ty Sông Đà 505 mười năm nay rồi, chắc là tiếp tục gắn bó với công ty thôi".
Theo bác sỹ Trương Hồ Bảo Long (Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng) hầu hết sức khoẻ các nạn nhân đã phục hồi và ổn định.
Trải qua 82 giờ sinh tử, các nạn nhân vẫn còn nhớ như in giây phút hầm bất ngờ sập xuống, vùi lấp tất cả, nước trong hầm không ngừng dâng lên cao và 12 người phải dựa vào nhau chống chọi với cái rét, cái đói và sự tuyệt vọng.
Sức khoẻ các nạn nhân dần phục hồi (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Tôi bật điện thoại lên thì thấy sập hầm thật. Lúc đó chỉ còn biết ngồi chờ, mong bên ngoài cứu mình. Ai cũng hoang mang.
Sau đó nhiều giờ thì thấy có tiếng máy khoan thông vào, có tiếng hỏi từ bên ngoài. Chúng tôi mừng lắm. Chúng tôi la lên "Chúng tôi trong này an toàn, mong bên ngoài cứu hộ sớm!"
Video: Công nhân Nguyễn Anh Tuấn kể lại những ngay trong hầm tối
Những ngày sau thì sự mừng của anh em càng ngày càng ít đi, lo lắng tuyệt vọng tăng lên vì bên ngoài cứ nói là sắp sửa cứu được rồi, nhưng nước càng ngày càng cao.
Ngày thứ ba thì anh em phải leo lên xe bơm bê tông mà chen chúc nhau ngồi. Lúc đó nước lên cao lắm, ai cũng ướt và lạnh. Tới ngày thứ tư thì tuyệt vọng lắm"
Để chống chọi với mực nước dâng cao trong hầm, cứ 5-6 người thay phiên nhau ngồi ôm nhau cho ấm, ngủ ngồi, ngủ gục trên xe bê tông. Muốn tiếp nhận những trao đổi từ bên ngoài, các nạn nhân cũng phải bơi đi lấy thức ăn, nước uống. Có 2 người được ưu tiên hơn là chị Ngọc (nạn nhân nữ duy nhất trong vụ sập hầm) và anh Thịnh (bị hen suyễn) thì không cho xuống nước.
Video: Những hình ảnh xúc động vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng
Chính trong lúc khó khăn này, tình đồng nghiệp đã giúp họ vượt qua tất cả. Chị Ngọc chia sẻ: "Mọi người nhường áo để ủ ấm cho tôi, nhường chỗ để tôi có thể nằm nghỉ trong chốc lát, các anh em còn nhường phần thức ăn và nước ấm cho tôi, khi tôi rét quá, các anh ôm tôi để giúp ủ ấm cơ thể". (Thông tin theo Tuổi trẻ).
Các nạn nhân sẽ làm gì sau khi sức khỏe bình phục?
Theo thông tin trên Tuổi trẻ, các nạn nhân hầu hết đều không muốn tiếp tục công việc nguy hiểm mà họ đã làm trước khi vụ sập hầm xảy ra.
Chị Đỗ Thị Hồng Ngọc khẳng định: "Tôi không nghĩ mình sẽ quay lại làm việc. Tôi đã quá sợ hãi rồi!"
Bác sĩ Hồ Trường Bảo Long: hầu hết các bệnh nhân có thể xuất viện vào ngày 22/12. (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Anh Hoàng Ánh Văn cũng cho biết, sau khi ra viện sẽ về quê đoàn tụ với gia đình và tìm một nghề khác phù hợp hơn.
Video: Người nhà nạn nhân vỡ oà khi 12 công nhân được giải cứu
Riêng anh Nguyễn Viết Nam cho rằng sẽ tiếp tục gắn bó với công việc mà mình đã làm nhiều năm nay: "Tôi nay hơn 40 tuổi, nghề làm thép hàn chì như giờ là quá sức, nhất là sức khỏe kém. Nhưng bây giờ, tôi lo là con lớn rồi, mình không đi làm thì không có tiền lo cho cuộc sống gia đình và lo cho các con ăn học. Tôi gắn bó với Công ty Sông Đà 505 mười năm nay rồi, chắc là tiếp tục gắn bó với công ty thôi".
Theo bác sỹ Trương Hồ Bảo Long (Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng) hầu hết sức khoẻ các nạn nhân đã phục hồi và ổn định.
Dự kiến ngày mai 22/12, đa số các nạn nhân có thể xuất viện. Riêng một số trường hợp đặc biệt như anh Nam bị suy tim, viêm phế quản, anh Thịnh bị hen suyễn... thì cần điều trị thêm. (Nguồn tin Tuổi trẻ).
Thuỵ Miên (Tổng hợp)
Video: 12 công nhân vụ sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng tại bệnh viện
Thuỵ Miên (Tổng hợp)
Bình luận