• Zalo

12 câu nói phụ huynh nên tránh để không làm tổn thương trẻ

Giáo dụcThứ Bảy, 21/09/2019 18:30:00 +07:00Google News

Phụ huynh đôi khi vô tư nói những lời khiến những trẻ con bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của chúng.

Ngôn ngữ có rất nhiều sức mạnh. Những thứ một đứa trẻ nghe từ cha mẹ chúng có thể sẽ đọng lại trong ký ức mãi mãi. Ngôn ngữ của tình yêu sẽ trở thành động lực dẫn lối những đứa trẻ trong tương lai, giúp chúng trở thành những người tốt hơn. Trong khi đó, ngôn ngữ của sự giận dữ và thiếu tin tưởng sẽ khiến chúng nghi ngờ suốt cuộc đời.

Sau đây là 12 câu nói mà phụ huynh đôi khi không ngờ sẽ làm trẻ cảm thấy bất an và gây tổn thương cho chúng. Bên cạnh đó là những gợi ý cho những câu mà các bậc cha mẹ nên dùng thay thế.

1. "Mẹ tự hào về con!" hay "Làm tốt lắm!"

1

 

Chắc hẳn sẽ có nhiều phụ huynh bất ngờ về câu khen con sau khi trẻ đạt được thành tích. Tuy nhiên, khen ngợi chung chung bất cứ điều gì từ việc ăn xong bữa đến vẽ xong một bức tranh sẽ khiến việc tán dương này của bố mẹ trở nên vô nghĩa.

Thay vì thế, hãy thử khen ngợi vào thành tích cụ thể của con. Ví dụ như "con xếp hình nhanh quá!", hay "con chắc chắn cảm thấy tự hào vì kết quả này đúng không!". Việc khen ngợi vào một thứ cụ thể sẽ giúp trẻ có ý thực tự đánh giá bản thân và tự hào vì những thứ chúng tự làm được.

2. "Chúng ta sẽ nói chuyện sau khi bố (mẹ) về nhà!".

Đây là câu nói nhiều bậc cha mẹ sử dụng khi con trẻ phạm phải một lỗi sai nào đó, bố hoặc mẹ sẽ "đá bóng" trách nhiệm dạy con cho người con lại. Tuy nhiên, chờ đến khi bố hoặc mẹ về đến nhà xử lý thì đôi khi trẻ đã quên mất mình vừa gây ra lỗi gì rồi. 

Hơn nữa, việc này làm thay đổi cách nhìn nhận của bố và mẹ trong gia đình. Nếu bố là người chúng sợ hơn thì mẹ lại không có tiếng nói, hoặc ngược lại.

Trong trường hợp này, hãy nói luôn cho đứa trẻ rằng: "Đừng bao giờ làm như thế nữa. Việc con làm khiến mẹ (bố) rất buồn bởi vì...". Hãy tự tin dạy con mà không cần chờ bố hay mẹ chúng xuất hiện.

3. "Ngày hôm nay của con thế nào?"

2

 

Đây là một câu hỏi nhiều ông bố bà mẹ hay dùng trên đường đón con đi học về. Tuy nhiên, câu hỏi này lại hoàn toàn trống rỗng và phần lớn câu trả lời thường không quá hai chữ.

Nếu bạn thực sự muốn biết hôm nay con bạn có một ngày học tập thế nào, hay hỏi chúng cụ thể hơn, như: "Hôm nay điều gì khiến con vui nhất?". Chắc chắn, chúng sẽ kể cho bạn thật tỉ mỉ từng chi tiết buổi đến trường đấy!

4. "Không có tráng miệng cho đến khi con ăn xong bữa tối!"

Thay vào đó, bạn có thể nói nhẹ nhàng với con: "Đầu tiên, chúng ta ăn súp, sau đó, chúng ta sẽ ăn tráng miệng nhé!".

Bằng cách thay đổi thứ tự và thái độ của câu nói, trẻ sẽ ngoan ngoãn ăn từ món chính đến món tráng miệng mà không một lời than vãn.

5. "Nhanh lên!"

Thay vì ra lệnh cho con làm điều bạn muốn hãy nói với chúng: "Nhanh lên nào" hoặc "Thi xem ai là người xỏ giày nhanh hơn nhé!".

6. "Để mẹ yên!"

3 3

 

Nếu bạn thường xuyên hất con bạn ra chỗ khác, trẻ  sẽ sớm có suy nghĩ chẳng ích gì khi hỏi mẹ khi cần giúp đỡ hoặc cần một lời khuyên, bởi bạn lúc nào cũng bận rộn.

Không có đủ sự động viên khi còn nhỏ, lớn lên chúng có xu hướng sẽ ít chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của mình với bố mẹ. Nếu không thể cho con bạn chút thời gian ngay bây giờ, hãy xin chúng vài phút để bạn hoàn thành công việc đang làm và quay lại với chúng sau.

7. "Quá xấu hổ vì con!"

Con bạn còn quá nhỏ để hiểu "xấu hổ" thực sự là gì. Câu cảm thán này thực chất không giúp trẻ hiểu ra chúng đã làm sai điều gì. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy sự xấu hổ còn khiến trẻ trở nên hung hăng hơn.

Cố gắng giải thích cho con bạn hiểu nó đã hành động sau như thế nào và chỉ cho chúng cách sửa trong tương lai.

8. "Đừng khóc nữa!"

4 3

 

Thay vào việc yêu cầu con ngừng khóc, hãy hỏi chúng chuyện gì đã xảy ra, hay điều gì làm chúng đau buồn đến thế.

Khóc là điều rất bình thường, kể cả khi lý do khiến con khóc chẳng hề quan trọng đối với bạn. Bằng việc yêu cầu con đừng khóc, bạn đang vô tình khiến con mình cảm thấy cảm xúc của chúng chẳng quan trọng chút nào. Thay vì thế, hãy thể hiện rằng bạn có quan tâm và bạn muốn giúp đỡ chúng.

9. "Không có gì phải lo lắng đâu!"

Nói như thế cũng không khiến con bạn giảm bớt lo lắng được. Và thêm một lần nữa, câu nói này khiến con bạn cảm thấy cảm xúc của chúng chẳng có giá trị gì. Thay vì thế, hãy đồng cảm với cảm xúc của con, bàn luận về nỗi sợ hãi và nguyên nhân dẫn đến nó cùng con.

10. "Con phải tắt ti vi đi vì mẹ (bố) đã nói rồi!".

Câu nói này không làm cho trẻ hiểu tại sao chúng phải tắt ti vi và bắt đầu làm bài tập về nhà, chỉ đơn giản vì bạn muốn chúng làm vậy mà thôi. Ngoài ra, câu nói này còn khiến chúng cảm thấy mình không có chút quyền lợi nào, và bố mẹ chúng luôn là người điều khiển mọi thứ.

Cố gắng giải thích một cách ngắn gọn cho con lý do chúng phải làm những yêu cầu của bạn một cách thấu tình đạt lý nhé.

11. "Bằng tuổi con bố không bao giờ làm thế!"

5 5

 

Mỗi đứa trẻ đều phát triển một cách khác nhau và việc so sánh chúng với một đứa trẻ khác, kể cả đó là bạn hồi nhỏ đi chăng nữa, cũng không phải là cách hay.

Thay vì thế, hay thử dạy chúng cách làm mà chúng không biết, nói với chúng rằng "Để bố dạy con...".

12. "Bố (mẹ) quá thất vọng vì con!"

Câu nói này nghe rất giống "Con làm cho bố (mẹ) vô cùng thất vọng", và thực sự nó có thể khiến những đứa trẻ cảm thấy mất đi sự kỳ vọng của cha mẹ.

Thay vì vậy hãy đi thẳng vào vấn đề, nói chung con bạn biết điểm chưa được của chúng ở đâu để lần sau có thể khắc phục và tiến bộ hơn.

Hạ Vũ
Bình luận
vtcnews.vn