(VTC News) – Khi bị kiểm tra, những người không đội mũ bảo hiểm đưa ra hàng ngàn lý do để “ngụy biện” rồi xin xỏ, dùng các “mối quan hệ” để can thiệp, thậm chí đe dọa, hành hung cả cảnh sát.
Hình ảnh những thanh niên đầu trần nghênh ngang, khệnh khạng trên xe SH, người ăn mặc từ nhếch nhách cho đến lịch sự không đội mũ bảo hiểm có thể gặp bất kỳ ở nơi nào, thời điểm nào ở Hà Nội.
Theo ghi nhận của PV thường xuyên tác nghiệp với lực lượng liên ngành 141 CATP Hà Nội, những người không đội mũ bảo hiểm khi bị kiểm tra đều đưa ra lý do để “ngụy biện” dù trong cốp xe vẫn có mũ bảo hiểm.
“Em mới làm tóc để đi dự sinh nhật bạn, nếu đội mũ bảo hiểm vào sẽ hỏng hết, anh thông cảm cho em một lần nhé...” – Minh Anh (21 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vô tư phân trần, xin xỏ với cảnh sát giao thông sau khi bị “tuýt còi”.
“Nóng quá, em mới cởi ra cho mát”, “Mũ em bị đứt quai chưa sửa được”. “Em chạy ra chợ gần nhà, nghĩ không thể xảy ra tai nạn nên không mang” hay “Em đi cùng bạn gái nên quên mất”… đó là những lý do mà những người vi phạm đưa ra khi bị kiểm tra.
Đáng phê phán hơn, một số nam thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, khi thấy hiệu lệnh của cảnh sát liền quay đầu xe bỏ chạy mặc cho đường phố đông đúc, nhiều trường hợp đã gây nguy hiểm cho người đi đường.
Chứng kiến cảnh quay đầu chống đối của những người này, nhiều người tỏ ra bức xúc, “chả nhẽ việc đội mũ bảo hiểm khó như đến như vậy với một số thanh niên Hà Nội hiện nay?”.
Theo lời những thanh niên này, việc không đội mũ bảo hiểm là để thể hiện “đẳng cấp của mình”, họ quan niệm “đi xe xịn đồng nghĩa với việc không cần phải đội mũ bảo hiểm” rồi cứ đầu trần phóng “bạt mạng” trên phố.
“Em thà chịu phạt 150-200 nghìn còn hơn là đội cái ‘nồi cơm điện’ cho nóng đầu, mất hết thoải mái, đặc biệt là khi đi chơi với bạn gái” – Hoàng (18 tuổi, quận Hoàng Mai) nói sau khi bị xử phạt.
Ngoài nhóm thanh niên “tóc xanh, tóc đỏ”, đa phần những người không đội mũ bảo hiểm lại là những người đi xe xịn như SH, LX, xe phân khối lớn…
Khi gặp CSGT, họ biện minh, xin xỏ… nhiều người vi phạm quay sang sử dụng các “mối quan hệ” để can thiệp. Chưa được “giải cứu”, họ lớn tiếng xưng “con ông này, cháu cha nọ” để dọa dẫm cảnh sát. Cùng đường, người vi phạm quay sang lăng mạ, tấn công cảnh sát.
Còn nhớ hồi tháng 3/2012, Vũ Lê Hoàng (SN 1983, trú tại ngõ Tứ Mạc, Cửa Nam, HN) - nhân viên Bộ Ngoại giao đã điều khiển xe máy Honda PCX, BKS 30M4-5896 không đội mũ bảo hiểm và chạy với tốc độ rất nhanh.
Đến ngã tư Vọng phường Phương Liệt, Thanh Xuân, HN) tổ công tác Y2/141-CATP Hà Nội đã phát hiện và chặn giữ. Thay vì chấp hành, Hoàng lạng lách đánh võng, vượt qua rất nhiều chiến sỹ chặn bắt.
Hoàng tiếp tục rú ga, tông thẳng vào người Trung tá Nguyễn Đức Chung, Đội phó đội CSGT số 1, tổ trưởng tổ Y1/141 đã đứng ra chặn giữ. Cú tông mạnh, Trung tá Chung ngã xuống đường phải đi cấp cứu ở bệnh viện trong tình trạng hôn mê và đa chấn thương.
Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp chống đối cảnh sát mà lý do đơn giản là điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, người vi phạm trong trường hợp này lại là những người ‘có học thức’…
Trao đổi với VTC News, Thiếu tướng Trần Thùy – Phó giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, lực lượng chức năng đã xử phạt gần 200 tỷ đồng, con số này thể hiện ý thức tham gia giao thông của người dân là kém.
“Những năm trở lại đây, tình trạng vi phạm về đội mũ bảo hiểm của người dân Thủ đô có chuyển biến tích cực. Còn những việc khác như lấn làn, chạm vạch… thì chưa cản được vì hạ tầng giao thông của mình còn hạn chế” – Thiếu tướng Thùy nói.
Về quan điểm xử lý, Phó GĐ CATP Hà Nội khẳng định, những ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm. Đa số những người vi phạm là thanh niên, “tóc xanh tóc đỏ”, có điều kiện ăn chơi… CATP kiên quyết xử lý những trường hợp này, thể hiện ở việc thành lập các tổ công tác 141 để đấu tranh, phòng ngừa.
Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt để đấu tranh phòng ngừa, bước đầu đã mang lại hiệu quả nhưng nếu ý thức của người tham gia giao thông ở Hà Nội vẫn hạn chế thì việc xử lý này trở nên kém hiệu quả như kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”.
Nguyễn Dũng
Hình ảnh những thanh niên đầu trần nghênh ngang, khệnh khạng trên xe SH, người ăn mặc từ nhếch nhách cho đến lịch sự không đội mũ bảo hiểm có thể gặp bất kỳ ở nơi nào, thời điểm nào ở Hà Nội.
Đầu trần, xế xịn phóng bạt mạng trên phố. |
“Em mới làm tóc để đi dự sinh nhật bạn, nếu đội mũ bảo hiểm vào sẽ hỏng hết, anh thông cảm cho em một lần nhé...” – Minh Anh (21 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vô tư phân trần, xin xỏ với cảnh sát giao thông sau khi bị “tuýt còi”.
Để thể hiện cái gọi là "đẳng cấp", nhiều thanh niên coi thường tính mạng của mình đến mức không đội mũ bảo hiểm, bảo về đầu và bộ não của mình. |
“Nóng quá, em mới cởi ra cho mát”, “Mũ em bị đứt quai chưa sửa được”. “Em chạy ra chợ gần nhà, nghĩ không thể xảy ra tai nạn nên không mang” hay “Em đi cùng bạn gái nên quên mất”… đó là những lý do mà những người vi phạm đưa ra khi bị kiểm tra.
|
Chứng kiến cảnh quay đầu chống đối của những người này, nhiều người tỏ ra bức xúc, “chả nhẽ việc đội mũ bảo hiểm khó như đến như vậy với một số thanh niên Hà Nội hiện nay?”.
Theo lời những thanh niên này, việc không đội mũ bảo hiểm là để thể hiện “đẳng cấp của mình”, họ quan niệm “đi xe xịn đồng nghĩa với việc không cần phải đội mũ bảo hiểm” rồi cứ đầu trần phóng “bạt mạng” trên phố.
“Em thà chịu phạt 150-200 nghìn còn hơn là đội cái ‘nồi cơm điện’ cho nóng đầu, mất hết thoải mái, đặc biệt là khi đi chơi với bạn gái” – Hoàng (18 tuổi, quận Hoàng Mai) nói sau khi bị xử phạt.
Bị chặn giữ vì không đội mũ bảo hiểm, Vũ Lê Hoàng kiên quyết chống đối, tông thẳng xe PCV vào cảnh sát. |
Ngoài nhóm thanh niên “tóc xanh, tóc đỏ”, đa phần những người không đội mũ bảo hiểm lại là những người đi xe xịn như SH, LX, xe phân khối lớn…
Khi gặp CSGT, họ biện minh, xin xỏ… nhiều người vi phạm quay sang sử dụng các “mối quan hệ” để can thiệp. Chưa được “giải cứu”, họ lớn tiếng xưng “con ông này, cháu cha nọ” để dọa dẫm cảnh sát. Cùng đường, người vi phạm quay sang lăng mạ, tấn công cảnh sát.
Còn nhớ hồi tháng 3/2012, Vũ Lê Hoàng (SN 1983, trú tại ngõ Tứ Mạc, Cửa Nam, HN) - nhân viên Bộ Ngoại giao đã điều khiển xe máy Honda PCX, BKS 30M4-5896 không đội mũ bảo hiểm và chạy với tốc độ rất nhanh.
Đến ngã tư Vọng phường Phương Liệt, Thanh Xuân, HN) tổ công tác Y2/141-CATP Hà Nội đã phát hiện và chặn giữ. Thay vì chấp hành, Hoàng lạng lách đánh võng, vượt qua rất nhiều chiến sỹ chặn bắt.
Hoàng tiếp tục rú ga, tông thẳng vào người Trung tá Nguyễn Đức Chung, Đội phó đội CSGT số 1, tổ trưởng tổ Y1/141 đã đứng ra chặn giữ. Cú tông mạnh, Trung tá Chung ngã xuống đường phải đi cấp cứu ở bệnh viện trong tình trạng hôn mê và đa chấn thương.
Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp chống đối cảnh sát mà lý do đơn giản là điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, người vi phạm trong trường hợp này lại là những người ‘có học thức’…
Trao đổi với VTC News, Thiếu tướng Trần Thùy – Phó giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, lực lượng chức năng đã xử phạt gần 200 tỷ đồng, con số này thể hiện ý thức tham gia giao thông của người dân là kém.
“Những năm trở lại đây, tình trạng vi phạm về đội mũ bảo hiểm của người dân Thủ đô có chuyển biến tích cực. Còn những việc khác như lấn làn, chạm vạch… thì chưa cản được vì hạ tầng giao thông của mình còn hạn chế” – Thiếu tướng Thùy nói.
Về quan điểm xử lý, Phó GĐ CATP Hà Nội khẳng định, những ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm. Đa số những người vi phạm là thanh niên, “tóc xanh tóc đỏ”, có điều kiện ăn chơi… CATP kiên quyết xử lý những trường hợp này, thể hiện ở việc thành lập các tổ công tác 141 để đấu tranh, phòng ngừa.
Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt để đấu tranh phòng ngừa, bước đầu đã mang lại hiệu quả nhưng nếu ý thức của người tham gia giao thông ở Hà Nội vẫn hạn chế thì việc xử lý này trở nên kém hiệu quả như kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”.
Nguyễn Dũng
Bình luận