(VTC News) - Năm 2015 được nhắc đến với hàng loạt những đổi mới, những sự kiện lớn của ngành giáo dục và đào tạo.
Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên
Năm 2015, lần đầu tiên, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức với hai mục đích. Kỳ thi này nhằm lấy kết quả vừa xét tốt nghiệp THPT vừa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã được dư luận đánh giá rất cao khi đã giúp giảm áp lực thi cử cho học sinh, thu gọn thời gian tổ chức thi cử, rút gọn quãng đường di chuyển cho các em.
Đặc biệt, các thí sinh sau khi biết kết quả mới làm hồ sơ xét tuyển vào trường phù hợp với khả năng của mình.
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã được tổ chức rất thành công nhưng khâu đăng ký xét tuyển cũng gặp những hạn chế nhất định.Việc cho phép nộp - rút hồ sơ trong đợt xét tuyển đầu tiên kéo dài tới 20 ngày khiến tình trạng hỗn loạn đã diễn ra ở một số trường.
Xảy ra tình trạng hỗn loạn xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường Đại học top đầu do Bộ GD-ĐT chưa lường hết những khó khăn, diễn biến tâm lý của thí sinh, hệ thống công nghệ thông tin chưa đủ sức hỗ trợ tối đa cho thí sinh. Hàng nghìn thí sinh và người nhà các em phải vất vả trong suốt hàng tuần lễ.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đứng ra nhận trách nhiệm vì tình trạng lộn xộn trong đợt xét tuyển đầu tiên và đưa ra các biện pháp khắc phục cho những đợt sau.
Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên “thi kiểu Mỹ”
Năm nay cũng là lần đầu tiên, một phương thức thi hoàn toàn mới, sử dụng duy nhất một đề thi tích hợp, thi trên máy tính được áp dụng vào kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bài thi gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm, chia làm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định của từng phần khác nhau gồm: Tư duy định lượng, tư duy định tính và tự chọn. Thời gian làm bài 195 phút trên máy tính. Kết quả bài thi có giá trị dùng để đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.
Sau hai đợt thi vào tháng 5 và 8, các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tuyển đủ chỉ tiêu. Kỳ thi được đánh giá là thành công khi đạt được các mục tiêu đặt ra, kết quả thi đánh giá năng lực tương ứng với kết quả thi THPT quốc gia
Công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Lần đầu tiên, quy trình xây dựng chương trình sách giáo khoa được tiến hành một cách bài bản và thực sự khoa học, đánh dấu bằng việc công bố chương trình phổ thông tổng thể rồi sau đó mới triển khai đến chương trình môn học, và cuối cùng là viết sách giáo khoa.
Đây là phương pháp thiết kế chương trình khoa học, hợp lý, đảm bảo sự hài hòa, cân đối, nhất quán về mạch kiến thức tổng thể cho 12 năm học.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và nhiều ý kiến góp ý có giá trị.
Tranh cãi tích hợp môn Lịch sử
Sau một thời gian công bố, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lại nhận được sự quan tâm của xã hội khi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo tại Hà Nội bàn về việc "xóa sổ" môn Lịch sử khi môn này không còn tên trong chương trình học bắt buộc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng "Lịch sử không bị xóa bỏ, thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn, trong nhiều môn học khác nhau".
Trả lời đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Luận tái khẳng định "dự thảo đang lấy ý kiến không có ý định giảm môn Lịch sử. Vấn đề thảo luận là để riêng môn Lịch sử hay để Lịch sử gắn bó với các môn học khác". Tuy nhiên, nghị quyết Quốc hội cuối kỳ họp đã nêu rõ "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới"
Bộ Giáo dục cấm thi tuyển vào lớp 6
Đầu tháng 3, Bộ Giáo dục phát đi thông báo cấm các trường (cả công và tư) tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6. Nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh thì phải xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương quyết định.
Quy định này lập tức gây xôn xao dư luận, bởi nhiều trường ở đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM có lượng hồ sơ đăng ký rất lớn. Các năm trước, kỳ thi vào lớp 6 ở những trường này diễn ra khá căng thẳng với tỷ lệ chọi cao. Một số trường sau đó đã trình phương án đo chỉ số IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), phỏng vấn bằng tiếng Anh, nhưng không được chấp nhận vì vẫn tạo ra áp lực mới cho các em.
Nhưng quyết định được đưa ra quá sát thời điểm thi, lại không có chỉ dẫn rõ ràng đã khiến nhiều trường lúng túng, bị động; học sinh và phụ huynh căng thẳng, lo lắng.
Hàng loạt vụ bạo hành trẻ em chấn động dư luận
Năm 2015, nhiều bảo mẫu đã gây ra vết thương về tình thần và thể xác cho trẻ em khiến dư luận phẫn nộ và bức xúc.
Điển hình là khoảng đầu tháng 10/2015, chị Hằng – mẹ Cù Hoàng Phi Long (15 tháng tuổi) đã chia sẻ câu chuyện cậu con trai 15 tháng tuổi bị cô giáo trói tay chân, nhét giẻ vào mồm khiến dư luận bức xúc.
Sự việc xảy ra vào sáng 5/10, tại nhóm lớp Mầm non tư thục Sơn Ca, đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, Quảng Bình.
Ngay sau đó, các cô giáo bạo hành với bé đã phải nghỉ việc. Nhà trường cũng tiến hành xin lỗi và bồi thường cho gia đình bé Cù Hoàng Phi Long.
Bỏ chấm điểm tiểu học
Năm nay cũng là lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT triển khai đại trà việc đánh giá học sinh ở bậc tiểu học thay vì chấm điểm định kỳ cho các em.
Đây là cách thức làm giảm áp lực điểm số cho học sinh tiểu học, từng bước tạo ra môi trường học đường vừa học vừa chơi cho các em.
Cho phép ĐH Kinh doanh Công nghệ mở ngành Y, Dược
Cuối năm 2015, Bộ GD&ĐT cho phép trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được cấp phép đào tạo ngành y, dược học. Với một ngành học nhạy cảm và liên quan đến tính mạng con người như ngành y, việc cho phép cơ sở này đào tạo, với chất lượng đầu vào chưa biết có đảm bảo hay không, đã gây ra những băn khoăn, nghi ngờ cho dư luận.
Gần đây nhất, ngày 28/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Y tế đã tổ chức họp báo công bố kết luận việc cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y, dược.
Kết luận nêu rõ trường chỉ được tuyển sinh ngành Y, dược khi hoàn thành đủ các điều kiện theo quy định.
Đại học Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm giáo sư
Giữa tháng 9, việc Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM) quyết định tự bổ nhiệm chức danh giáo sư và phó giáo sư cho những cán bộ giảng viên trong và ngoài trường có nhu cầu nhận được sự quan tâm của xã hội.
Mục đích của trường là bổ nhiệm các vị trí chuyên môn để phân công công việc và chế độ phù hợp cho thành viên ở các khoa, phòng rõ ràng, hướng đến phát triển khoa học của nhà trường.
Tuy nhiên, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, khẳng định việc này không đúng quy định và cần dừng lại.
Giáo sư Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng, khẳng định trường không làm sai và sẽ không dừng việc bổ nhiệm giáo sư.
Giữa tháng 11, trường công bố điều chỉnh nội dung hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm chức vụ chuyên môn. Theo đó, sẽ có ba chức vụ được bổ nhiệm hay đề bạt, gồm giáo sư trợ lý; giáo sư dự bị; giáo sư thực thụ. Với nhà khoa học có đóng góp quan trọng cho chuyên ngành tầm quốc tế và cho sự phát triển của trường sẽ được bổ nhiệm chức vụ giáo sư xuất sắc.
Tranh luận chuyện về hay ở của du học sinh
Chuyện du học sinh ở hay về không phải chủ đề mới. Tuy nhiên, vấn đề được hâm nóng dịp cuối năm qua câu chuyện của TS Doãn Minh Đăng – người từng thi Đường lên đỉnh Olympia – có nguy cơ bị ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ buộc thôi việc sau khi nói xấu trường trên Facebook.
Nhiều du học sinh, cựu quán quân Olympia cũng đã tranh luận về chủ đề này khiến cho câu chuyện tưởng chừng như không mới nhưng đã "nóng" trên các mặt báo trong gần 1 tháng.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên
Năm 2015, lần đầu tiên, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức với hai mục đích. Kỳ thi này nhằm lấy kết quả vừa xét tốt nghiệp THPT vừa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2015 |
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã được dư luận đánh giá rất cao khi đã giúp giảm áp lực thi cử cho học sinh, thu gọn thời gian tổ chức thi cử, rút gọn quãng đường di chuyển cho các em.
Đặc biệt, các thí sinh sau khi biết kết quả mới làm hồ sơ xét tuyển vào trường phù hợp với khả năng của mình.
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã được tổ chức rất thành công nhưng khâu đăng ký xét tuyển cũng gặp những hạn chế nhất định.Việc cho phép nộp - rút hồ sơ trong đợt xét tuyển đầu tiên kéo dài tới 20 ngày khiến tình trạng hỗn loạn đã diễn ra ở một số trường.
Xảy ra tình trạng hỗn loạn xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường Đại học top đầu do Bộ GD-ĐT chưa lường hết những khó khăn, diễn biến tâm lý của thí sinh, hệ thống công nghệ thông tin chưa đủ sức hỗ trợ tối đa cho thí sinh. Hàng nghìn thí sinh và người nhà các em phải vất vả trong suốt hàng tuần lễ.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đứng ra nhận trách nhiệm vì tình trạng lộn xộn trong đợt xét tuyển đầu tiên và đưa ra các biện pháp khắc phục cho những đợt sau.
Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên “thi kiểu Mỹ”
Năm nay cũng là lần đầu tiên, một phương thức thi hoàn toàn mới, sử dụng duy nhất một đề thi tích hợp, thi trên máy tính được áp dụng vào kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu được tổ chức |
Bài thi gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm, chia làm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định của từng phần khác nhau gồm: Tư duy định lượng, tư duy định tính và tự chọn. Thời gian làm bài 195 phút trên máy tính. Kết quả bài thi có giá trị dùng để đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.
Sau hai đợt thi vào tháng 5 và 8, các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tuyển đủ chỉ tiêu. Kỳ thi được đánh giá là thành công khi đạt được các mục tiêu đặt ra, kết quả thi đánh giá năng lực tương ứng với kết quả thi THPT quốc gia
Công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Lần đầu tiên, quy trình xây dựng chương trình sách giáo khoa được tiến hành một cách bài bản và thực sự khoa học, đánh dấu bằng việc công bố chương trình phổ thông tổng thể rồi sau đó mới triển khai đến chương trình môn học, và cuối cùng là viết sách giáo khoa.
Đây là phương pháp thiết kế chương trình khoa học, hợp lý, đảm bảo sự hài hòa, cân đối, nhất quán về mạch kiến thức tổng thể cho 12 năm học.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và nhiều ý kiến góp ý có giá trị.
Tranh cãi tích hợp môn Lịch sử
Sau một thời gian công bố, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lại nhận được sự quan tâm của xã hội khi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo tại Hà Nội bàn về việc "xóa sổ" môn Lịch sử khi môn này không còn tên trong chương trình học bắt buộc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng "Lịch sử không bị xóa bỏ, thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn, trong nhiều môn học khác nhau".
Trả lời đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Luận tái khẳng định "dự thảo đang lấy ý kiến không có ý định giảm môn Lịch sử. Vấn đề thảo luận là để riêng môn Lịch sử hay để Lịch sử gắn bó với các môn học khác". Tuy nhiên, nghị quyết Quốc hội cuối kỳ họp đã nêu rõ "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới"
Bộ Giáo dục cấm thi tuyển vào lớp 6
Đầu tháng 3, Bộ Giáo dục phát đi thông báo cấm các trường (cả công và tư) tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6. Nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh thì phải xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương quyết định.
Phụ huynh xếp hàng mua hồ sơ dự tuyển vào cấp 2 trường Lương Thế Vinh |
Quy định này lập tức gây xôn xao dư luận, bởi nhiều trường ở đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM có lượng hồ sơ đăng ký rất lớn. Các năm trước, kỳ thi vào lớp 6 ở những trường này diễn ra khá căng thẳng với tỷ lệ chọi cao. Một số trường sau đó đã trình phương án đo chỉ số IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), phỏng vấn bằng tiếng Anh, nhưng không được chấp nhận vì vẫn tạo ra áp lực mới cho các em.
Nhưng quyết định được đưa ra quá sát thời điểm thi, lại không có chỉ dẫn rõ ràng đã khiến nhiều trường lúng túng, bị động; học sinh và phụ huynh căng thẳng, lo lắng.
Hàng loạt vụ bạo hành trẻ em chấn động dư luận
Năm 2015, nhiều bảo mẫu đã gây ra vết thương về tình thần và thể xác cho trẻ em khiến dư luận phẫn nộ và bức xúc.
Bé Long bị trói tay, nhét giẻ vào mồm |
Điển hình là khoảng đầu tháng 10/2015, chị Hằng – mẹ Cù Hoàng Phi Long (15 tháng tuổi) đã chia sẻ câu chuyện cậu con trai 15 tháng tuổi bị cô giáo trói tay chân, nhét giẻ vào mồm khiến dư luận bức xúc.
Sự việc xảy ra vào sáng 5/10, tại nhóm lớp Mầm non tư thục Sơn Ca, đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, Quảng Bình.
Ngay sau đó, các cô giáo bạo hành với bé đã phải nghỉ việc. Nhà trường cũng tiến hành xin lỗi và bồi thường cho gia đình bé Cù Hoàng Phi Long.
Bỏ chấm điểm tiểu học
Năm nay cũng là lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT triển khai đại trà việc đánh giá học sinh ở bậc tiểu học thay vì chấm điểm định kỳ cho các em.
Đây là cách thức làm giảm áp lực điểm số cho học sinh tiểu học, từng bước tạo ra môi trường học đường vừa học vừa chơi cho các em.
Cho phép ĐH Kinh doanh Công nghệ mở ngành Y, Dược
Cuối năm 2015, Bộ GD&ĐT cho phép trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được cấp phép đào tạo ngành y, dược học. Với một ngành học nhạy cảm và liên quan đến tính mạng con người như ngành y, việc cho phép cơ sở này đào tạo, với chất lượng đầu vào chưa biết có đảm bảo hay không, đã gây ra những băn khoăn, nghi ngờ cho dư luận.
Trang thiết bị phòng thí nghiệm của ĐH Kinh doanh Công nghệ chuẩn bị phục vụ cho việc đào tạo y dược |
Gần đây nhất, ngày 28/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Y tế đã tổ chức họp báo công bố kết luận việc cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y, dược.
Kết luận nêu rõ trường chỉ được tuyển sinh ngành Y, dược khi hoàn thành đủ các điều kiện theo quy định.
Đại học Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm giáo sư
Giữa tháng 9, việc Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM) quyết định tự bổ nhiệm chức danh giáo sư và phó giáo sư cho những cán bộ giảng viên trong và ngoài trường có nhu cầu nhận được sự quan tâm của xã hội.
Mục đích của trường là bổ nhiệm các vị trí chuyên môn để phân công công việc và chế độ phù hợp cho thành viên ở các khoa, phòng rõ ràng, hướng đến phát triển khoa học của nhà trường.
Tuy nhiên, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, khẳng định việc này không đúng quy định và cần dừng lại.
Việc ĐH Tôn Đức Thắng tự đặt tiêu chuẩn phong giáo sư, phó giáo sư cũng khiến dư luận xôn xao |
Giáo sư Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng, khẳng định trường không làm sai và sẽ không dừng việc bổ nhiệm giáo sư.
Giữa tháng 11, trường công bố điều chỉnh nội dung hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm chức vụ chuyên môn. Theo đó, sẽ có ba chức vụ được bổ nhiệm hay đề bạt, gồm giáo sư trợ lý; giáo sư dự bị; giáo sư thực thụ. Với nhà khoa học có đóng góp quan trọng cho chuyên ngành tầm quốc tế và cho sự phát triển của trường sẽ được bổ nhiệm chức vụ giáo sư xuất sắc.
Tranh luận chuyện về hay ở của du học sinh
Chuyện du học sinh ở hay về không phải chủ đề mới. Tuy nhiên, vấn đề được hâm nóng dịp cuối năm qua câu chuyện của TS Doãn Minh Đăng – người từng thi Đường lên đỉnh Olympia – có nguy cơ bị ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ buộc thôi việc sau khi nói xấu trường trên Facebook.
Cuộc tranh luận không có hồi kết về việc du học sinh về hay ở bắt nguồn từ vụ lùm xùm của giảng viên Doãn Minh Đăng với trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ |
Nhiều du học sinh, cựu quán quân Olympia cũng đã tranh luận về chủ đề này khiến cho câu chuyện tưởng chừng như không mới nhưng đã "nóng" trên các mặt báo trong gần 1 tháng.
Hoàng Anh (tổng hợp)
Bình luận