Dưới đây là những dấu hiệu của phụ huynh "gà mẹ", nhưng người bao bọc con cái quá mức khiến việc dạy con độc lập, tự tin càng thêm khó khăn.
1. "Nếu khách sắp đến mà con bị dính bẩn, tôi sẽ thay quần áo cho con ngay lập tức."
Đây không phải do tính gọn dàng, mà là do họ muốn trở thành phụ huynh hoàn hảo trong mắt người khác.
Họ muốn khách thấy mình tận tụy với việc chăm sóc con cái, và sẽ thấy rất vui nếu khách tỏ ra hào hứng. Còn nếu không họ sẽ thấy rất buồn.
2. "Nếu con không tể tự làm gì, tôi sẽ luôn giúp con."
Họ nghĩ con nhà người ta có thể làm được việc này việc kia thì con mình cũng phải làm được. Nhưng họ không bận tâm đến thực tế mỗi đứa trẻ đều một khác nhau, có mong muốn và khả năng riêng. Nếu con không làm được, họ sẽ làm giúp để con phải hoàn thành.
Hành vi này có thể dẫn đến con học tập ở trường kém đi. Nếu cha mẹ nhận ra rằng tất cả chúng ta đều không giống nhau và giỏi tất cả mọi việc không làm chúng ta hạnh phúc thì cuộc sống của họ và con cái sẽ dễ dàng hơn.
3. "Tôi thấy lo lắng khi con có thời gian rảnh, vì vậy tôi sẽ ra nhiệm vụ để cho con luôn bận rộn."
Họ cố gắng để con luôn bận rộn vì muốn giữ con bên cạnh họ. Họ không tin con có thể tự ra quyết định mà không có họ và không có ai ngoài họ biết điều gì tốt nhất cho con họ.
Những đứa con sẽ có rất nhiều bài tập, yêu cầu, sở thích khiến chúng không có một giây nào tự do cho riêng mình. Họ chưa từng trải nghiệm sự tự do chân chính và không thể khám phá sở thích của riêng họ.
Khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng sẽ không biết chịu trách nhiệm, không biết phải làm gì với chính cuộc đời mình.
4. "Nếu con đi chơi với bạn, tôi sẽ thay chúng lên kế hoạch."
Khi con lớn hơn, con sẽ có bạn. Khi con muốn đi chơi, những phụ huynh "gà mẹ" sẽ lên hết kế hoạch tất tần tật xem con làm gì, đi đâu. Họ sẽ lấy hết số điều thoại và địa chỉ bạn bè của con.
Hành vi này có thể dẫn đến việc con bị bắt nạt ở trường, con không thể độc lập vì luôn nghe lời bố mẹ và không biết tự quyết định.
5. "Khi con buồn, tôi sẽ cảm thấy đó là lỗi của tôi."
Họ hoàn toàn quên hết cuộc sống của riêng mình. Họ luôn căng thẳng và bực bội. Họ thấy tội lỗi khi mua sắm cho bản thân.
Khi con lớn hơn, họ vẫn cố gắng bảo vệ con khỏi những buồn phiền và thông cảm với con quá mức khi có chuyện không vui xảy ra với con.
Nhưng con người bình thường ai cũng phải trải qua hỉ, nộ, ái, ố và biết cách đổi mặt với những tâm trạng tiêu cực.
6. "Nếu con muốn đi phượt với bạn, tôi sẽ cấm tuyệt đối."
Họ sợ mọi nguy cơ có thể xảy đến với con. Họ thường cấm con tham gia những hoạt động nguy hiểm.
Họ cố gắng dự đoán và dự phòng mọi điều, nhưng không ai có thể dự đoán tất cả được. Hơn nữa thế giới không phải lúc nào cũng tệ như vậy, cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều.
7. "Nếu dịp hè con tôi muốn đi làm thêm, tôi sẽ tìm việc cho con luôn."
Để bảo vệ con khỏi những ông chủ bất công, họ cần tìm công việc an toàn cho con. Vậy nên họ không quan tâm mong muốn của con.
Vậy nên khả năng quyết định, lựa chọn, đánh giá nguy hiểm và các kỹ năng mềm của con sẽ không thể phát triển. Nếu không có những yếu tố đó thì ai cũng không thể thực sự trưởng thành.
8. "Cha mẹ cần bảo vệ con khỏi mọi nguy cơ."
Họ luôn lên thời khóa biểu chặt chẽ cho con và nếu có gì đó không theo kế hoạch thì họ sẽ thấy rất căng thẳng. Con cái họ bị cô lập khỏi bạn cùng lớp và những người khác.
9. "Tôi kiểm tra tất cả sách báo/phim ảnh/video,... mà bạn bè của con giới thiệu cho con xem."
Họ giống như thám tử luôn theo dõi con cái. Tuy nhiên cha mẹ và con cái muốn hạnh phúc thì phải tin tưởng lẫn nhau. Thay vì theo dõi, hãy dạy con cách sử dụng và cư xử đúng đắn trên mạng xã hội thay vì kiểm soát mọi tài khoản trên mạng của con.
10. "Khi con đi học về, tôi thở phào nhẹ nhõm."
Họ mỉm cười và trông hạnh phúc khi con họ về nhà, nhưng trên thực tế, họ đang che giấu sự lo lắng của mình. Họ giúp con mình và làm ngay cả những việc đơn giản như giặt quần áo, dọn phòng, chọn ngày phỏng vấn xin việc,...
Kết quả là, khi con của họ lớn lên sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Con không thể tự quyết định; hoặc con sẽ cãi nhau với cha mẹ vì muốn độc lập.
Bình luận