10 nhân vật 'tài không đợi tuổi' nổi tiếng thế giới

Thế giớiThứ Sáu, 08/05/2015 07:42:00 +07:00

Những nhân vật dưới đây thậm chí còn chưa tới 20 tuổi và rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng họ đã làm được quá nhiều thứ để giúp thế giới trở nên tươi đẹp hơn.

Yash Gupta. Hiện sống tại California, Mỹ, cậu bé Gupta đã từng thành lập một tổ chức  phi lợi nhuận mang tên 'Sight Learning' với hoạt động chính là thu thấp những chiếc kính đeo mắt bỏ đi để tái chế và mang đến cho những người cần chúng. Từ năm 2011, Gupta đã quyên góp được hơn 9.500 cặp kính mắt với trị giá gần 500.000 USD tới tay những trẻ em ở Haiti, Honduras, Ấn Độ và Mexico.

Yash Gupta. Hiện sống tại California, Mỹ, cậu bé Gupta đã từng thành lập một tổ chức phi lợi nhuận mang tên 'Sight Learning' với hoạt động chính là thu thấp những chiếc kính đeo mắt bỏ đi để tái chế và mang đến cho những người cần chúng. Từ năm 2011, Gupta đã quyên góp được hơn 9.500 cặp kính mắt với trị giá gần 500.000 USD tới tay những trẻ em ở Haiti, Honduras, Ấn Độ và Mexico.

Adele Ann Taylor. Thư viện Adele được đặt tên theo cô bé này sau khi cô đã rất nỗ lực tham gia các hoạt động giúp đỡ bạn bè của mình – những người gặp khó khăn trong việc tập đọc, viết. Thư viện sau đó đã phát triển mạnh mẽ hơn và quyên góp sách vở cho trẻ em nghèo ở châu Phi.

Adele Ann Taylor. Thư viện Adele được đặt tên theo cô bé này sau khi cô đã rất nỗ lực tham gia các hoạt động giúp đỡ bạn bè của mình – những người gặp khó khăn trong việc tập đọc, viết. Thư viện sau đó đã phát triển mạnh mẽ hơn và quyên góp sách vở cho trẻ em nghèo ở châu Phi.

Ryan Hreljac. Trong khi nhiều đứa trẻ 6 tuổi sử dụng các khoản tiền tiêu vặt của mình để mua kẹo, Ryan Hreljac đã dành dụm tiền để hướng đến mục đích xây dựng một giếng nước dành cho người dân châu Phi.Và sau đó, khi xác định được kinh phí lên tới 2.000 USD, Ryan  tích cực kêu gọi nhiều hơn nữa và thành công tại Uganda. Hiện nay, có một tổ chức từ thiện tên là Ryan’s Well đang hoạt động tại châu Phi

Ryan Hreljac. Trong khi nhiều đứa trẻ 6 tuổi sử dụng các khoản tiền tiêu vặt của mình để mua kẹo, Ryan Hreljac đã dành dụm tiền để hướng đến mục đích xây dựng một giếng nước dành cho người dân châu Phi.Và sau đó, khi xác định được kinh phí lên tới 2.000 USD, Ryan tích cực kêu gọi nhiều hơn nữa và thành công tại Uganda. Hiện nay, có một tổ chức từ thiện tên là Ryan’s Well đang hoạt động tại châu Phi

Alex Scott. Cô bé Alex Scott bị chẩn đoán là mắc bênh  ung thư khi còn chưa tròn 1 tuổi. Cuộc sống rất khổ cực với bênh tật tuy nhiên, khi mới lên 4 tuổi, Alex Scott đã bàn với bố mẹ lập cho em một bàn bán nước chanh với hy vọng quyên góp tiền cho các trẻ em ung thư khác. Ngay lần đầu tiên, bàn nước chanh của Alex mang về 2.000 USD. Sau đó, số tiền tăng lên 200.000 USD và 1.000.000 USD 2 tháng trước khi cô bé mất.

Alex Scott. Cô bé Alex Scott bị chẩn đoán là mắc bênh ung thư khi còn chưa tròn 1 tuổi. Cuộc sống rất khổ cực với bênh tật tuy nhiên, khi mới lên 4 tuổi, Alex Scott đã bàn với bố mẹ lập cho em một bàn bán nước chanh với hy vọng quyên góp tiền cho các trẻ em ung thư khác. Ngay lần đầu tiên, bàn nước chanh của Alex mang về 2.000 USD. Sau đó, số tiền tăng lên 200.000 USD và 1.000.000 USD 2 tháng trước khi cô bé mất.

Nkosi Johnson, sinh năm 1989 với virus HIV có sẵn trong cơ thể mình. Nhưng cậu bé không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Nkosi tham gia vào các hoạt động khắp thế giới về phòng chống HIV/AIDS. Năm 2001, Nkosi ra đi trong một giấc ngủ yên bình và cả thế giới đều tiếc thương cuộc đời ngắn ngủi này

Nkosi Johnson, sinh năm 1989 với virus HIV có sẵn trong cơ thể mình. Nhưng cậu bé không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Nkosi tham gia vào các hoạt động khắp thế giới về phòng chống HIV/AIDS. Năm 2001, Nkosi ra đi trong một giấc ngủ yên bình và cả thế giới đều tiếc thương cuộc đời ngắn ngủi này

Om Prakash Gurjar. Khi mới lên 5 tuổi, cậu đã phải xa cha mẹ và trong vòng 3 năm trời, cậu phải làm việc vất vả trên những cánh đồng. Sau khi được những người hoạt động thuộc phong trào Bachphan Bachao Andolan giải cứu, Om đứng lên vận động đòi một nền giáo dục miễn phí cho quê hương Rajasthan của mình. Sau đó, cậu giúp thành lập một mạng lưới với tên gọi 'Những ngôi làng thân thiện với trẻ em'

Om Prakash Gurjar. Khi mới lên 5 tuổi, cậu đã phải xa cha mẹ và trong vòng 3 năm trời, cậu phải làm việc vất vả trên những cánh đồng. Sau khi được những người hoạt động thuộc phong trào Bachphan Bachao Andolan giải cứu, Om đứng lên vận động đòi một nền giáo dục miễn phí cho quê hương Rajasthan của mình. Sau đó, cậu giúp thành lập một mạng lưới với tên gọi 'Những ngôi làng thân thiện với trẻ em'

Cassandra Lin thực sự là một thiên tài, ở tuổi lên 10, cô bé đã bắt đầu thực hiện dự án TGIF - biến dầu mỡ đã dùng trở thành nguồn nguyên liệu mới. và nhiên liệu này được dùng để tạo ra năng lượng sưởi cho những người cần sử dụng

Cassandra Lin thực sự là một thiên tài, ở tuổi lên 10, cô bé đã bắt đầu thực hiện dự án TGIF - biến dầu mỡ đã dùng trở thành nguồn nguyên liệu mới. và nhiên liệu này được dùng để tạo ra năng lượng sưởi cho những người cần sử dụng

Annelies Marie  sinh ở thành phố Frankfurt (Đức). Cô bé là trường hợp điển hình của nạn diệt chủng với người Do Thái và quyển nhật ký cô để lại được cha mình xuất bản đã chạm tới trái tim của nhiều người

Annelies Marie sinh ở thành phố Frankfurt (Đức). Cô bé là trường hợp điển hình của nạn diệt chủng với người Do Thái và quyển nhật ký cô để lại được cha mình xuất bản đã chạm tới trái tim của nhiều người

Iqbal Masih là một cậu bé Pakistan bị bán làm nô lệ cho ngành kỹ nghệ sản xuất thảm khi mới lên 4 tuổi, cậu bị buộc vào chiếc máy dệt và khiến cơ thể chỉ bé bằng cậu bé 6 tuổi khi lên 12.

Iqbal Masih là một cậu bé Pakistan bị bán làm nô lệ cho ngành kỹ nghệ sản xuất thảm khi mới lên 4 tuổi, cậu bị buộc vào chiếc máy dệt và khiến cơ thể chỉ bé bằng cậu bé 6 tuổi khi lên 12.

Malala Yousafzai, người Pakistan tham gia vào các hoạt động xã hội chống lại phiến quân Taliban từ khi mới 11 tuổi. Thậm chí, cô bé từng bị khủng bố bắn hai phát vào đầu. Sau khi sống sót, cô lại hoạt động và nhận được giải Nobel hòa bình vì những đóng góp của mình

Malala Yousafzai, người Pakistan tham gia vào các hoạt động xã hội chống lại phiến quân Taliban từ khi mới 11 tuổi. Thậm chí, cô bé từng bị khủng bố bắn hai phát vào đầu. Sau khi sống sót, cô lại hoạt động và nhận được giải Nobel hòa bình vì những đóng góp của mình

Bình luận
vtcnews.vn