• Zalo

10 mẹo nhỏ giúp cha mẹ ngăn các con 'khẩu chiến'

Giáo dụcThứ Tư, 25/09/2019 10:38:00 +07:00Google News

10 cách dưới đây không chỉ giúp cha mẹ giải quyết xung đột giữa những đứa trẻ trong gia đình mà còn dạy chúng cách thương yêu nhau hơn.

Trẻ con cãi vã là chuyện thường tình. Điều quan trọng là cách giải quyết của chúng sau mỗi cuộc cãi vã đó như thế nào. Có rất nhiều cách đơn giản giúp cha mẹ có thể ngăn những "trận chiến đấu" giữa các đứa trẻ, đồng thời dạy chúng cách tự giải quyết vấn đề của mình.

Bright Side gợi ý một số cách cho cha mẹ có thể dùng để kết thúc những cuộc cãi vã không hồi kết giữa các con, đặc biệt là giữa bé trai và bé gái.

1. Đưa cho trẻ hình mẫu để chúng học tập

anh 1

 

Một số nhân vật trong phim hoạt hình và sách báo mà con bạn hay xem lúc nào cũng xung đột, đặc biệt là với anh/chị/em của chúng. Nếu những đứa con gái của bạn đánh nhau, hãy nhắc nhở chúng về cách mà Lọ Lem tha thứ cho các cô em gái ở cuối câu chuyện hoặc việc Harry Potter làm hòa với người anh họ Dudley như thế nào trong cuốn truyện mà chúng đã đọc.

Hãy kể cho con nghe về những câu chuyện về vấn đề xung đột trong gia đình, dạy chúng cách tha thứ và cho chúng thấy tầm quan trọng của gia đình.

2. Bắt nộp tiền phạt hoặc làm việc nhà

anh 2

 

Mỗi khi thấy những đứa con cãi nhau, bạn hãy phạt chúng bằng cách yêu cầu chúng phải cho vào trong chiếc bình một số tiền nhỏ. Nếu con bạn không có tiền, hãy viết những công việc mà chúng có thể làm trong nhà vào nhiều mảnh giấy, gấp lại cho vào chiếc bình và yêu cầu chúng thực hiện. Những ý tưởng này có thể khiến bọn trẻ chán nản với việc cãi nhau.

3. Yêu cầu trẻ viết cảm xúc của mình

anh 3 3

 

Sau khi con bạn đánh nhau, hãy bảo chúng ngồi xuống và viết cảm xúc của mình ra một tờ giấy. Điều này cho bọn trẻ thấy rằng cảm xúc của chúng được coi trọng, đồng thời giúp chúng nhận ra rằng mình đang "chiến đấu" với các anh chị em của mình vì những điều vặt vãnh. Nếu con bạn không thích viết lách, cách này càng có hiệu quả hơn. Nó khiến đứa trẻ không còn hứng thú với việc xung đột nữa.

4. Dành sự quan tâm cho từng đứa trẻ

anh 4 3

 

Làm điều gì đó đặc biệt cho từng đứa trẻ ban đầu có thể khiến chúng ghen tỵ với nhau một chút, nhưng nó cũng mang đến một vài lợi ích nhất định. Chừng nào bọn trẻ còn nhận được sự chú ý như nhau, chúng sẽ thấy rằng mình có giá trị riêng và không bị "đánh đồng" với những đứa còn lại, nên chúng không cần thiết phải "tranh đấu" để nhận được sự chú ý. Quan trọng là cha mẹ cần chắc chắn rằng mỗi đứa trẻ đều nhận được sự chú ý như nhau.

5. Dạy trẻ cách chia sẻ vấn đề với nhau 

anh 5 4

 

Nếu như bạn bênh một đứa trẻ nào đó, đứa còn lại sẽ nghĩ rằng chúng không được yêu quý bằng và điều này có thể khiến mối quan hệ giữa các đứa trẻ trở nên căng thẳng hơn. Thay vào đó, hãy để các con tự giải quyết vấn đề hoặc bắt chúng phải bày tỏ nhu cầu với nhau.

6. Để chúng cùng giải quyết chung một vấn đề

anh 6 5

 

Nếu thấy con trẻ đánh nhau, cha mẹ hãy yêu cầu chúng làm điều gì đó cùng nhau, ví dụ như giải một câu đố. Khi giải xong, tiếp tục đưa cho chúng một câu đố khó hơn để dạy chúng cách giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.

7. Cho chúng ra ngoài chơi

anh 7 6

 

Đây là lúc mà chúng có thời gian và không gian để làm mọi thứ. Khi ấy, cha mẹ hãy cho chúng biết rằng ngôi nhà không phải là nơi tranh cãi hay la hét với nhau. Điều này cũng tạo lũ trẻ cơ hội được xả hơi và bỏ qua thói hung hăng với nhau.

8. Lên kế hoạch dã ngoại

anh 8 7

 

Sợi dây liên kết là điều tối quan trọng giúp con cái hòa hợp với nhau, đặc biệt là khi nó khiến lũ trẻ thoát khỏi sự hỗ trợ xã hội khác. Đây không phải là điều gì khó khăn cả. Chỉ cần tổ chức một buổi cắm trại vào ngày cuối tuần và bạn sẽ khiến cho những đứa con của mình gắn kết với nhau hơn.

9. Hưởng ứng khi thấy lũ trẻ thân thiết với nhau

anh 9 8

 

Đừng chỉ dạy dỗ hay phê bình khi chúng cãi vã, hãy tán thưởng và hưởng ứng khi bạn thấy những đứa con yêu quý của mình thân thiết với nhau. Củng cố những điều tích cực cũng quan trọng như khi lên án những điều tiêu cực vậy.

10. Cho trẻ thấy quan điểm của mình về vấn đề chúng đang gặp

anh 10 9

 

Khi thấy trẻ tranh cãi, cha mẹ hãy hỏi từng đứa xem vấn đề của đứa kia là gì, đó có phải là vấn đề rất to, bình thường hay chỉ là vấn đề nhỏ nhặt. Lúc này, đứa trẻ khi được hỏi sẽ suy nghĩ lại và thấy rằng mình đang "chuyện bé xé ra to". Cách này cũng giúp chúng suy nghĩ để giải quyết vấn đề.

Quỳnh Anh
Bình luận
vtcnews.vn