(VTC News) - Ngày 21/5/2012 tại Trung tâm sách Kỷ lục Vietbooks ông Lê Trần Trường An, Tổng giám đốc Vietbooks cho biết đã có 10 kỷ lục Việt Nam được công nhận là kỷ lục của Châu Á.
1. Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất
Ngày 3.6.2006, chùa Đồng được tạo dựng lại và được đúc bằng đồng nguyên chất, cũng nằm ở vị trí của chùa Đồng cũ. Đây là vị trí cao nhất (1.068 m so với mặt biển), là nơi linh thiêng nhất của núi Yên Tử. Tam Tổ Trúc Lâm và các thiền sư thường chọn nơi đây thiền định để “Thân hóa đồng trụ, giới hòa đồng tu”. Núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều.
Chùa mang vóc dáng một đài sen nở, bên trong thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử. Toàn bộ chùa đúc bằng đồng (dạng một khối đồng hình chữ nhật), cao 3,35 m, rộng 3,6m, dài 4,6m, diện tích gần 20m2. Trọng lượng toàn bộ công trình nặng khoảng 70 tấn, hợp thành từ 6.000 chi tiết khác nhau. Trong đó, mỗi viên ngói nặng khoảng 4kg, 4 cột chùa mỗi cột nặng 1 tấn. Quả chuông và khánh đồng nặng trên 250kg.
Chùa Đồng mới lạc thành ngày 30.1.2007, đúng vào mùa trẩy hội Yên Tử hàng năm.
2. Hành lang 500 vị La hán dài nhất
Từ tam quan chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đi vào là hai dãy hành lang La Hán, một dãy có chiều dài khoảng 1.700m (Tính cả hai dãy là 3.400 m ôm toàn bộ khu chùa) gồm 250 gian. Mỗi gian có kích thước 4,5m x 4,5m. Hai dãy hành lang La Hán này khởi công từ năm 2005 xây dựng bằng 10.000 m3 gỗ, thực hiện bởi sự chạm trổ, lắp ghép bởi 100 nghệ nhân và 700 người thợ.
Bên trong hai dãy hành lang đặt 500 pho tượng La Hán, mỗi tượng cao từ 2m - 2,5m, nặng khoảng 2 tấn đến 2,5 tấn, có hình dáng, thần thái, tâm trạng khác nhau, nhưng đều thể hiện chí khí bất diệt, cao cả của nhà truyền đạo, được tạc bằng đá nguyên khối lấy tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
3. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất
Pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen và niệm hoa sen, tôn trí ở chánh điện trong điện thờ Pháp chủ, chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Tượng cao 10m, nặng 100 tấn bằng đồng dát vàng, đặt trên bệ cao 1,5m.
Mặt Ngài hiền từ, miệng thoáng nụ cười cứu độ, tai to dài, mũi thẳng đều đặn, mắt bao giờ cũng nhìn xuống soi rọi nội tâm. Mọi biểu hiện về trí tuệ, lòng từ bi quảng đại, sức mạnh Phật pháp thể hiện qua hình hài của tượng. Giữa ngực có chữ “vạn”, biểu thị công đức, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật. Tay phải cầm búp sen cao gần ngang đầu. Tư thế này gọi là tượng Hoa Niêm. Chân khoanh chỉ lộ một bàn chân phải để chống tà ma. Tay trái để ngang trước bụng.
4. Tượng Chúa Kitô lớn nhất
Tượng Chúa Kitô trên đỉnh núi Tao Phùng (TP. Vũng Tàu) khắc dựng từ năm 1974 và hoàn tất năm 1994. Tượng cao 32m (kể cả phần bệ cao 7m), sải tay dài 18,4m, ở độ cao 176m so với mực nước biển. Bên trong, có cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc chạy từ bệ lên cổ tượng. Hai bàn tay tượng Chúa Kitô dài 2,2m, ngón giữa dài 1,1m, bề ngang bàn tay rộng 1,1m. trên đầu có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.
Tượng đặt trên một bệ bê tông cao 7m, có bốn góc tạo hình cánh cung, phía trước bệ được trang trí bằng bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Italia Leonardo de Vinci Bữa tiệc ly. Mặt sau là một bức tranh lớn chủ đề Chúa trao chìa khóa cho thánh Phêrô. Đường lên tượng có 1.000 bậc thang cao 500 m.
5. Cậu bé mù chơi được nhiều nhạc cụ nhất
Em Bùi Ngọc Thịnh sinh ngày ngày 19 tháng 4 năm 2000. Em sống cùng cha mẹ ở thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Thịnh bị mù bẩm sinh nhưng bằng nỗ lực Thịnh có thể chơi thành thạo 7 loại nhạc cụ: đàn sến, đàn nhị, đàn organ, đàn guitar cổ, trống, đàn tranh và đàn kìm.
Năm 6 tuổi, Thịnh học chơi trống; 7 tuổi chơi được đàn ghi ta; 9 tuổi đánh được đàn organ; 11 tuổi đánh đàn nhị, đàn sến. Từ đầu năm 2012, Thịnh học thêm đàn tranh và đàn kìm nơi thầy Xuân Hồi, người đã hướng dần cho Thịnh đánh các loại nhạc cụ guitar cổ, sến… Thịnh đã sáng tác 3 bài hát: Cho ta, Ước mơ, Tung tăng.
6. Hệ thống di tích lịch sử nhà tù trên đảo lớn nhất:
Nhà tù Côn Đảo do người Pháp xây dựng từ năm 1862 tại Côn Đảo, một quần đảo nằm ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý (1,853km/hải lý). Nơi đây đã trở thành nơi giam giữ những chiến sĩ đấu tranh cho độc lập đặc biệt là các chiến sĩ cộng sản Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Hệ thống gồm tám trại giam chính, mỗi trại rộng từ 10.000 đến 25.000 m2 cùng hàng chục trại phụ có thể đày ải hàng vạn tù nhân. Chưa có nhà tù nào có nhiều khu kỷ luật như vậy: 20 hầm đá, 14 xà lim, 31 gian biệt lập Chuồng Bò, 120 Chuồng Cọp Pháp, 384 Chuồng Cọp Mỹ, chưa kể đến hàng chục khu biệt lập nhất thời để duy trì an ninh đối với những người tù trong tay không một tấc vũ khí.
Nếu như chế độ đày ải khắc nghiệt ở nhà tù Côn Đảo được ví như “địa ngục trần gian” thì chế độ đày ải ở các khu kỷ luật (hầm đá, xà lim, Chuồng Bò, Chuồng Cọp,…) được xem như “nhà tù trong nhà tù”, “địa ngục trong địa ngục”.
7. Hang động khô có chiều dài nhất
Động Thiên Đường nằm trong phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cách thành phố Đồng Hới khoảng 70km về phía Tây Bắc, cạnh nhánh Tây đường Hồ Chí Minh.
Động Thiên Đường là một động khô, thuộc hệ thống hang Vòm, không có sông ngầm chảy qua và nằm ở độ cao khoảng 360m so với mực nước biển. Động được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khảo sát, thám hiểm và đưa ra kết quả với chiều dài lên tới 31,4km, chiều cao từ sàn động đến trần động là 60m, chiều rộng dao động từ 30m - 100m, có nơi lên đến 150m.
Bước vào cửa động, du khách thỏa chí tưởng tượng trước vô vàn thạch nhủ với nhiều hình thù khác nhau chạy từ đáy động lên đến đỉnh vòm, với những tên gọi mỹ miều được các nhà khám phá đặt tên như: cung Thạch Hoa Viên, cung Giao Trì, cung Quảng Hàm…
8. Địa đạo dài nhất
Địa đạo Củ Chi ra đời năm 1948 (thời chống Pháp). Ban đầu được đào tại hai xã Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) và dần dần mở rộng ra về các xã phía Bắc Củ Chi như: Nhuận Đức, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng… với chiều dài khoảng 48km, sau đó được mở rộng cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh, địa đạo có tổng chiều dài trên 250 km đường hầm. Đây là hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất với nhiều tầng hầm, ngõ ngách và đan chéo chằng chịt như mạng nhện.
Hiện nay, đến tham quan tìm hiểu địa đạo, du khách trong và ngoài nước hiểu về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Củ Chi nói riêng và cả nước nói chung trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và đế quốc Mỹ.
9. Tượng Phật Quan Thế Âm bằng hoa lớn nhất
Trong những ngày đầu năm 2010 (từ ngày 1 đến ngày 4.1), các nghệ nhân hoa Đà Lạt cùng 500 thiện nam tín nữ chùa Linh Phước (thành phố Đà Lạt) đã thực hiện tượng Phật Quán Thế Âm có tổng chiều cao 15.5m, nặng 3 tấn, kết từ 500.000 bông hoa bất tử. Đặc biệt, đài sen của tượng Phật hoa có đường kính 5m cũng được kết hoàn toàn bằng hoa.
Tượng được đặt dựa lưng vào tháp chuông 7 tầng tại sân chính chùa Linh Phước để người dân và du khách trong, ngoài nước đến chiêm bái. Được tôn trí vào đầu năm 2010, tượng Phật hoa mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới thịnh vượng, cầu bình an cho nhân dân.
10. Sách độc bản « Thi Vân yên Tử » lớn nhất
“Thi Vân Yên Tử” là cuốn sách độc bản dày 300 trang, kích thước 125cm x 80cm x 16cm, nặng 120kg. Bìa sách bằng gỗ gụ. Sách gồm 143 bài thơ của GS. TS Hoàng Quang Thuận (được ông viết vào năm 1998), 143 hình chụp minh họa của Phạm Tú. Mặt sau là 143 bài thơ do Trần Quốc Ẩn viết lại theo lối thư pháp chữ Việt. Các trang sách đều phủ lớp Laminate bảo vệ. Cuốn sách độc bản “Thi Vân Yên Tử” được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12.2011 tại Nha Trang (Khánh Hòa).
Ngày 12.1.2012 tại đất Phật Yên Tử, GS.TS Hoàng Quang Thuận phát nguyện cúng dường trao tặng cho Thiền viện Trúc Lâm (xã Thương Yên Công, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh). Cuốn sách được lưu giữ tại đây để Phật tử và du khách hành hương chiêm ngưỡng trong lễ hội Yên Tử Nhâm Thìn - 2012.
Ngày 3.6.2006, chùa Đồng được tạo dựng lại và được đúc bằng đồng nguyên chất, cũng nằm ở vị trí của chùa Đồng cũ. Đây là vị trí cao nhất (1.068 m so với mặt biển), là nơi linh thiêng nhất của núi Yên Tử. Tam Tổ Trúc Lâm và các thiền sư thường chọn nơi đây thiền định để “Thân hóa đồng trụ, giới hòa đồng tu”. Núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều.
Chùa mang vóc dáng một đài sen nở, bên trong thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử. Toàn bộ chùa đúc bằng đồng (dạng một khối đồng hình chữ nhật), cao 3,35 m, rộng 3,6m, dài 4,6m, diện tích gần 20m2. Trọng lượng toàn bộ công trình nặng khoảng 70 tấn, hợp thành từ 6.000 chi tiết khác nhau. Trong đó, mỗi viên ngói nặng khoảng 4kg, 4 cột chùa mỗi cột nặng 1 tấn. Quả chuông và khánh đồng nặng trên 250kg.
Chùa Đồng mới lạc thành ngày 30.1.2007, đúng vào mùa trẩy hội Yên Tử hàng năm.
2. Hành lang 500 vị La hán dài nhất
Từ tam quan chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đi vào là hai dãy hành lang La Hán, một dãy có chiều dài khoảng 1.700m (Tính cả hai dãy là 3.400 m ôm toàn bộ khu chùa) gồm 250 gian. Mỗi gian có kích thước 4,5m x 4,5m. Hai dãy hành lang La Hán này khởi công từ năm 2005 xây dựng bằng 10.000 m3 gỗ, thực hiện bởi sự chạm trổ, lắp ghép bởi 100 nghệ nhân và 700 người thợ.
Bên trong hai dãy hành lang đặt 500 pho tượng La Hán, mỗi tượng cao từ 2m - 2,5m, nặng khoảng 2 tấn đến 2,5 tấn, có hình dáng, thần thái, tâm trạng khác nhau, nhưng đều thể hiện chí khí bất diệt, cao cả của nhà truyền đạo, được tạc bằng đá nguyên khối lấy tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
3. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất
Pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen và niệm hoa sen, tôn trí ở chánh điện trong điện thờ Pháp chủ, chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Tượng cao 10m, nặng 100 tấn bằng đồng dát vàng, đặt trên bệ cao 1,5m.
Mặt Ngài hiền từ, miệng thoáng nụ cười cứu độ, tai to dài, mũi thẳng đều đặn, mắt bao giờ cũng nhìn xuống soi rọi nội tâm. Mọi biểu hiện về trí tuệ, lòng từ bi quảng đại, sức mạnh Phật pháp thể hiện qua hình hài của tượng. Giữa ngực có chữ “vạn”, biểu thị công đức, lòng từ bi và trí tuệ vô lượng của Phật. Tay phải cầm búp sen cao gần ngang đầu. Tư thế này gọi là tượng Hoa Niêm. Chân khoanh chỉ lộ một bàn chân phải để chống tà ma. Tay trái để ngang trước bụng.
4. Tượng Chúa Kitô lớn nhất
Tượng Chúa Kitô trên đỉnh núi Tao Phùng (TP. Vũng Tàu) khắc dựng từ năm 1974 và hoàn tất năm 1994. Tượng cao 32m (kể cả phần bệ cao 7m), sải tay dài 18,4m, ở độ cao 176m so với mực nước biển. Bên trong, có cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc chạy từ bệ lên cổ tượng. Hai bàn tay tượng Chúa Kitô dài 2,2m, ngón giữa dài 1,1m, bề ngang bàn tay rộng 1,1m. trên đầu có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.
Tượng đặt trên một bệ bê tông cao 7m, có bốn góc tạo hình cánh cung, phía trước bệ được trang trí bằng bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Italia Leonardo de Vinci Bữa tiệc ly. Mặt sau là một bức tranh lớn chủ đề Chúa trao chìa khóa cho thánh Phêrô. Đường lên tượng có 1.000 bậc thang cao 500 m.
5. Cậu bé mù chơi được nhiều nhạc cụ nhất
Em Bùi Ngọc Thịnh sinh ngày ngày 19 tháng 4 năm 2000. Em sống cùng cha mẹ ở thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Thịnh bị mù bẩm sinh nhưng bằng nỗ lực Thịnh có thể chơi thành thạo 7 loại nhạc cụ: đàn sến, đàn nhị, đàn organ, đàn guitar cổ, trống, đàn tranh và đàn kìm.
Năm 6 tuổi, Thịnh học chơi trống; 7 tuổi chơi được đàn ghi ta; 9 tuổi đánh được đàn organ; 11 tuổi đánh đàn nhị, đàn sến. Từ đầu năm 2012, Thịnh học thêm đàn tranh và đàn kìm nơi thầy Xuân Hồi, người đã hướng dần cho Thịnh đánh các loại nhạc cụ guitar cổ, sến… Thịnh đã sáng tác 3 bài hát: Cho ta, Ước mơ, Tung tăng.
6. Hệ thống di tích lịch sử nhà tù trên đảo lớn nhất:
Nhà tù Côn Đảo do người Pháp xây dựng từ năm 1862 tại Côn Đảo, một quần đảo nằm ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý (1,853km/hải lý). Nơi đây đã trở thành nơi giam giữ những chiến sĩ đấu tranh cho độc lập đặc biệt là các chiến sĩ cộng sản Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Hệ thống gồm tám trại giam chính, mỗi trại rộng từ 10.000 đến 25.000 m2 cùng hàng chục trại phụ có thể đày ải hàng vạn tù nhân. Chưa có nhà tù nào có nhiều khu kỷ luật như vậy: 20 hầm đá, 14 xà lim, 31 gian biệt lập Chuồng Bò, 120 Chuồng Cọp Pháp, 384 Chuồng Cọp Mỹ, chưa kể đến hàng chục khu biệt lập nhất thời để duy trì an ninh đối với những người tù trong tay không một tấc vũ khí.
Nếu như chế độ đày ải khắc nghiệt ở nhà tù Côn Đảo được ví như “địa ngục trần gian” thì chế độ đày ải ở các khu kỷ luật (hầm đá, xà lim, Chuồng Bò, Chuồng Cọp,…) được xem như “nhà tù trong nhà tù”, “địa ngục trong địa ngục”.
7. Hang động khô có chiều dài nhất
Động Thiên Đường nằm trong phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cách thành phố Đồng Hới khoảng 70km về phía Tây Bắc, cạnh nhánh Tây đường Hồ Chí Minh.
Động Thiên Đường là một động khô, thuộc hệ thống hang Vòm, không có sông ngầm chảy qua và nằm ở độ cao khoảng 360m so với mực nước biển. Động được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khảo sát, thám hiểm và đưa ra kết quả với chiều dài lên tới 31,4km, chiều cao từ sàn động đến trần động là 60m, chiều rộng dao động từ 30m - 100m, có nơi lên đến 150m.
Bước vào cửa động, du khách thỏa chí tưởng tượng trước vô vàn thạch nhủ với nhiều hình thù khác nhau chạy từ đáy động lên đến đỉnh vòm, với những tên gọi mỹ miều được các nhà khám phá đặt tên như: cung Thạch Hoa Viên, cung Giao Trì, cung Quảng Hàm…
8. Địa đạo dài nhất
Địa đạo Củ Chi ra đời năm 1948 (thời chống Pháp). Ban đầu được đào tại hai xã Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) và dần dần mở rộng ra về các xã phía Bắc Củ Chi như: Nhuận Đức, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng… với chiều dài khoảng 48km, sau đó được mở rộng cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh, địa đạo có tổng chiều dài trên 250 km đường hầm. Đây là hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất với nhiều tầng hầm, ngõ ngách và đan chéo chằng chịt như mạng nhện.
Hiện nay, đến tham quan tìm hiểu địa đạo, du khách trong và ngoài nước hiểu về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Củ Chi nói riêng và cả nước nói chung trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và đế quốc Mỹ.
9. Tượng Phật Quan Thế Âm bằng hoa lớn nhất
Trong những ngày đầu năm 2010 (từ ngày 1 đến ngày 4.1), các nghệ nhân hoa Đà Lạt cùng 500 thiện nam tín nữ chùa Linh Phước (thành phố Đà Lạt) đã thực hiện tượng Phật Quán Thế Âm có tổng chiều cao 15.5m, nặng 3 tấn, kết từ 500.000 bông hoa bất tử. Đặc biệt, đài sen của tượng Phật hoa có đường kính 5m cũng được kết hoàn toàn bằng hoa.
Tượng được đặt dựa lưng vào tháp chuông 7 tầng tại sân chính chùa Linh Phước để người dân và du khách trong, ngoài nước đến chiêm bái. Được tôn trí vào đầu năm 2010, tượng Phật hoa mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới thịnh vượng, cầu bình an cho nhân dân.
10. Sách độc bản « Thi Vân yên Tử » lớn nhất
“Thi Vân Yên Tử” là cuốn sách độc bản dày 300 trang, kích thước 125cm x 80cm x 16cm, nặng 120kg. Bìa sách bằng gỗ gụ. Sách gồm 143 bài thơ của GS. TS Hoàng Quang Thuận (được ông viết vào năm 1998), 143 hình chụp minh họa của Phạm Tú. Mặt sau là 143 bài thơ do Trần Quốc Ẩn viết lại theo lối thư pháp chữ Việt. Các trang sách đều phủ lớp Laminate bảo vệ. Cuốn sách độc bản “Thi Vân Yên Tử” được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12.2011 tại Nha Trang (Khánh Hòa).
Ngày 12.1.2012 tại đất Phật Yên Tử, GS.TS Hoàng Quang Thuận phát nguyện cúng dường trao tặng cho Thiền viện Trúc Lâm (xã Thương Yên Công, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh). Cuốn sách được lưu giữ tại đây để Phật tử và du khách hành hương chiêm ngưỡng trong lễ hội Yên Tử Nhâm Thìn - 2012.
Nam Minh
Bình luận