(VTC News) - Lãnh đạo chính quyền thị trấn Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh) cho rằng, những hành vi của tổng Đại lý K-Link tại Quảng Ninh là trái phép, giả dối.
Để tìm hiểu thực hư về bà Trần Thị Hồng cũng như tổng Đại lý K-Link tại Quảng Ninh của bà Hồng, chiều 9/5 PV VTC News đã làm việc với lãnh đạo UBND thị trấn Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh).
Theo thông tin được chính quyền địa phương cung cấp, bà Trần Thị Hồng, SN 1964, trước đây là cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình của thị trấn Mạo Khê. Mấy năm gần đây xin nghỉ để đi sâu vào kinh doanh bán hàng đa cấp, hiện có một số chi nhánh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bà Hồng cũng không thành lập công ty, không phải là “doanh nhân gì hết”.
Sau khi nhóm phóng viên phản ánh về việc bà Hồng mở hội thảo, giới thiệu sản phẩm chức năng của K-Link tại nhà trong khi chưa báo cáo và xin phép chính quyền địa phương. UBND thị trấn đã ngay lập tức cử một tổ công tác vào kiểm tra đột xuất cơ sở này.
Tại biên bản kiểm tra hồi 16h45’ ngày 9/5/2013, đoàn kiểm tra của UBND thị trấn Mạo Khê ghi rõ: Bà Trần Thị Hồng, SN 1966, chỗ ở tổ 1 khu Công Nông (thị trấn Mạo Khê, Đông Triều - Quảng Ninh - PV), nghề nghiệp: Bán thuốc, là chủ cơ sở bán thuốc và thực phẩm chức năng. Có trưng biển kinh doanh bán sản phẩm của Công ty K-Link.
Theo cán bộ xuống kiểm tra thì bà Hồng chỉ có giấy phép kinh doanh được UBND huyện Đông Triều cấp bán thuốc tân dược tại địa chỉ đó, không có giấy phép bán thực phẩm chức năng và cũng không có giấy phép treo biển quảng cáo “Công ty K-Link Việt Nam - Tổng Đại lý tại Quảng Ninh”.
Bà Hồng nói với đoàn kiểm tra là không tổ chức hội thảo. “Vào thứ 5 hàng tuần, chị Hồng có tổ chức chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh cho những ai quan tâm”.
Tuy nhiên, ngay trong buổi sáng cùng ngày, khi nhóm phóng viên có mặt tại đây, MC Vũ Thanh Hải tự giới thiệu là quản lý cấp cao của Công ty K-Link Việt Nam, trong khi đó trên màn hình máy chiếu chạy dòng chữ “Chào mừng quý khách đến với hội thảo chăm sóc sức khỏe và giới thiệu sản phẩm của K-Link Quốc tế”.
Vì vậy, theo lãnh đạo UBND thị trấn thì việc tổ chức hội thảo tại đây như vậy là trái phép. Việc “tự phong” cho một số nhân vật chủ chốt tại đây như chuyên gia đông y, bác sỹ, doanh nhân trong khi thực tế họ không phải là những nhân vật như vậy thì theo lãnh đạo thị trấn “đó là hình thức lừa đảo rồi - Những người đứng ra tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm trước việc đó”.
Còn theo cán bộ văn hóa Thị trấn thì ngay sau khi có phản ảnh của nhóm phóng viên, địa phương đã liên hệ với Phòng Văn hóa và Phòng y tế huyện Đông Triều thì được biết, bà Trần Thị Hồng không đăng ký treo biển của cơ sở và cũng không có giấy phép của ngành y tế huyện cấp về việc tổ chức hội thảo và bán thực phẩm chức năng trên địa bàn huyện. Như vậy là trái quy định của pháp luật.
Những người tham gia hội thảo tại đây hầu hết là ở các địa phương khác đến, kể cả ngoài huyện như ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), chứ trên địa bàn thị trấn Mạo Khê thì không có người dân nào tham gia vào mạng lưới này.
Trả lời phỏng vấn của nhóm PV VTC News, ông Nguyễn Hoàng Trung – Phó chủ tịch UBND thị trấn Mạo Khê cho biết, Tổng đại lý K-Link hoạt động trên địa bàn thị trấn trong thời gian qua nhưng lại không báo cáo, xin phép chính quyền địa phương, tổ chức hội thảo, treo biển đơn vị, thu hút hội viên không đúng quy định như vậy là họ đã hoạt động trái phép.
Ông Trung cũng cho biết thêm, thời gian vừa qua, một số đơn vị về địa phương đăng ký tổ chức hội thảo như bán hàng thực phẩm đa cấp và một số mặt hàng khác. Tuy nhiên, quan điểm của chính quyền địa phương là không cho phép hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn, kể cả việc tổ chức hội thảo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Vì chất lượng sản phẩm thì địa phương không thể kiểm tra được và cũng không xác định được sản phẩm thật hay sản phẩm giả, thế rồi hiệu quả của nó như thế nào.
Họ về địa phương, họ giới thiệu thì họ sẽ bán được hàng thôi, nhưng bán được hàng xong rồi thì họ đi ngay. Nếu hậu quả, hiệu quả của nó không tốt thì sẽ không biết họ ở đâu để mà bắt đền họ được.
Với những công ty đó, họ về địa phương rất nhiều bởi vì dân số địa phương đông, đời sống kinh tế người dân thu nhập cao, cuộc sống tương đối khá ổn định. Do đó những mặt hàng như vậy rất được nhiều công ty họ về giới thiệu và bán sản phẩm. Nhận định được vấn đề đó thì địa phương cũng không cho họ hoạt động trên địa bàn.
Hoặc là có những trường hợp do cơ quan giới thiệu về thì địa phương cũng có thông tin lại với các cơ quan có thẩm quyền là đối tượng đó địa phương không cho phép vì nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân địa phương. Rồi là không xác định rõ được chất lượng của họ nên không chấp thuận việc họ về địa phương giới thiệu sản phẩm và bán các loại thực phẩm chức năng trên địa bàn.
“Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền đến các lãnh đạo các khu phố, đến nhân dân phải cảnh giác đối với mặt hàng đa cấp và các mặt hàng giới thiệu sản phẩm mới về địa phương.
Luôn luôn khuyến cáo nhân dân không nên mua các sản phẩm đó để sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân. Vì mình không rõ chất lượng sản phẩm của họ như thế nào và họ cũng không đóng chân trên địa bàn nên nếu sau này khi chất lượng sản phẩm không tốt thì không biết họ ở đâu mà bắt đền, bồi thường” – Ông Trung chia sẻ.
Ông Trung cũng cho biết, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiến hành kiểm tra một cách cụ thể, sâu sát hơn đối với đại lý K-Link này và sẽ có biện pháp xử lý những sai phạm theo quy định của pháp luật.
Để giúp chúng tôi đi tới cùng vấn đề, độc giả có thể cung cấp cho chúng tôi thông tin về các mô hình kinh doanh có dấu hiệu lừa đảo hoặc những hình thức kinh doanh kì quái vào ô thảo luận phía dưới bài viết hoặc gửi về địa chỉ email [email protected].
Nhóm phóng viên điều tra
Theo thông tin được chính quyền địa phương cung cấp, bà Trần Thị Hồng, SN 1964, trước đây là cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình của thị trấn Mạo Khê. Mấy năm gần đây xin nghỉ để đi sâu vào kinh doanh bán hàng đa cấp, hiện có một số chi nhánh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bà Hồng cũng không thành lập công ty, không phải là “doanh nhân gì hết”.
Chân dung "doanh nhân" Trần Thị Hồng - Ảnh NPVĐT |
Sau khi nhóm phóng viên phản ánh về việc bà Hồng mở hội thảo, giới thiệu sản phẩm chức năng của K-Link tại nhà trong khi chưa báo cáo và xin phép chính quyền địa phương. UBND thị trấn đã ngay lập tức cử một tổ công tác vào kiểm tra đột xuất cơ sở này.
Tại biên bản kiểm tra hồi 16h45’ ngày 9/5/2013, đoàn kiểm tra của UBND thị trấn Mạo Khê ghi rõ: Bà Trần Thị Hồng, SN 1966, chỗ ở tổ 1 khu Công Nông (thị trấn Mạo Khê, Đông Triều - Quảng Ninh - PV), nghề nghiệp: Bán thuốc, là chủ cơ sở bán thuốc và thực phẩm chức năng. Có trưng biển kinh doanh bán sản phẩm của Công ty K-Link.
|
Tuy nhiên, ngay trong buổi sáng cùng ngày, khi nhóm phóng viên có mặt tại đây, MC Vũ Thanh Hải tự giới thiệu là quản lý cấp cao của Công ty K-Link Việt Nam, trong khi đó trên màn hình máy chiếu chạy dòng chữ “Chào mừng quý khách đến với hội thảo chăm sóc sức khỏe và giới thiệu sản phẩm của K-Link Quốc tế”.
Vì vậy, theo lãnh đạo UBND thị trấn thì việc tổ chức hội thảo tại đây như vậy là trái phép. Việc “tự phong” cho một số nhân vật chủ chốt tại đây như chuyên gia đông y, bác sỹ, doanh nhân trong khi thực tế họ không phải là những nhân vật như vậy thì theo lãnh đạo thị trấn “đó là hình thức lừa đảo rồi - Những người đứng ra tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm trước việc đó”.
Còn theo cán bộ văn hóa Thị trấn thì ngay sau khi có phản ảnh của nhóm phóng viên, địa phương đã liên hệ với Phòng Văn hóa và Phòng y tế huyện Đông Triều thì được biết, bà Trần Thị Hồng không đăng ký treo biển của cơ sở và cũng không có giấy phép của ngành y tế huyện cấp về việc tổ chức hội thảo và bán thực phẩm chức năng trên địa bàn huyện. Như vậy là trái quy định của pháp luật.
Những người tham gia hội thảo tại đây hầu hết là ở các địa phương khác đến, kể cả ngoài huyện như ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), chứ trên địa bàn thị trấn Mạo Khê thì không có người dân nào tham gia vào mạng lưới này.
Ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó chủ tịch UBND TT Mạo Khê - Ảnh NPVĐT |
|
Vì chất lượng sản phẩm thì địa phương không thể kiểm tra được và cũng không xác định được sản phẩm thật hay sản phẩm giả, thế rồi hiệu quả của nó như thế nào.
Họ về địa phương, họ giới thiệu thì họ sẽ bán được hàng thôi, nhưng bán được hàng xong rồi thì họ đi ngay. Nếu hậu quả, hiệu quả của nó không tốt thì sẽ không biết họ ở đâu để mà bắt đền họ được.
Với những công ty đó, họ về địa phương rất nhiều bởi vì dân số địa phương đông, đời sống kinh tế người dân thu nhập cao, cuộc sống tương đối khá ổn định. Do đó những mặt hàng như vậy rất được nhiều công ty họ về giới thiệu và bán sản phẩm. Nhận định được vấn đề đó thì địa phương cũng không cho họ hoạt động trên địa bàn.
Hoặc là có những trường hợp do cơ quan giới thiệu về thì địa phương cũng có thông tin lại với các cơ quan có thẩm quyền là đối tượng đó địa phương không cho phép vì nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân địa phương. Rồi là không xác định rõ được chất lượng của họ nên không chấp thuận việc họ về địa phương giới thiệu sản phẩm và bán các loại thực phẩm chức năng trên địa bàn.
“Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền đến các lãnh đạo các khu phố, đến nhân dân phải cảnh giác đối với mặt hàng đa cấp và các mặt hàng giới thiệu sản phẩm mới về địa phương.
Luôn luôn khuyến cáo nhân dân không nên mua các sản phẩm đó để sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân. Vì mình không rõ chất lượng sản phẩm của họ như thế nào và họ cũng không đóng chân trên địa bàn nên nếu sau này khi chất lượng sản phẩm không tốt thì không biết họ ở đâu mà bắt đền, bồi thường” – Ông Trung chia sẻ.
Ông Trung cũng cho biết, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiến hành kiểm tra một cách cụ thể, sâu sát hơn đối với đại lý K-Link này và sẽ có biện pháp xử lý những sai phạm theo quy định của pháp luật.
Kỳ tiếp: Bán hàng đa cấp có thực sự đổi đời?
Để giúp chúng tôi đi tới cùng vấn đề, độc giả có thể cung cấp cho chúng tôi thông tin về các mô hình kinh doanh có dấu hiệu lừa đảo hoặc những hình thức kinh doanh kì quái vào ô thảo luận phía dưới bài viết hoặc gửi về địa chỉ email [email protected].
Nhóm phóng viên điều tra
Bình luận