* Tiếp tục cập nhật...
Video: Người dân khóc nghẹn tìm người thân mất tích
Video: Trực thăng tham gia cứu hộ khu vực vỡ đập thủy điện
Lào thiết lập vùng thiên tai khẩn cấp, cứu hộ chạy đua với thời gian
Chính phủ Lào hôm 24/7 đã ban hành thông báo tuyên bố khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập là vùng thiên tai khẩn cấp.
Chính phủ cũng đã giao Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội phối hợp Bộ Quốc phòng và chính quyền tỉnh Attapeu khẩn cấp thành lập một ủy ban huy động viện trợ và cứu trợ các nạn nhân vùng thiên tai.
Giới chức Lào đã triển khai trực thăng, tàu thuyền đồng thời huy động lực lượng cứu hộ tới hỗ trợ công tác tìm kiếm và giải cứu những người bị mắc kẹt hoặc mất tích, người đứng đầu huyện Sanamxay, ông Bounhome Phommasane cho hay.
Theo ghi nhận của tờ Vientiane Times, kể từ lúc chiến dịch cứu hộ được triển khai, đã có rất nhiều người được cứu sống và đang tạm trú tại các cơ sở thuộc khu đô thị chính của huyện Sanamxay.
Ông Bounhome cho biết lực lượng cứu hộ đang phải chạy đua với thời gian khi mà mực nước có thể tiếp tục dâng cao và nhấn chìm thêm những ngôi làng khác.
Cục Khí tượng Thủy văn Lào cảnh báo mưa lớn kèm theo gió mạnh có thể sẽ kéo đến các khu vực ở miền Trung và miền Nam Lào trong những ngày tới làm trầm trọng thêm tình hình.
Lá thư cảnh báo trước sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy
Không lâu trước khi thảm họa vỡ đập xảy ra, công ty xây dựng đập Xepian-Xe Nam Noy đã gửi thư cảnh báo người dân về mức độ "nguy hiểm" đối với con đập sau những ngày mưa lớn và lũ lụt kéo dài, trang Express.co.uk đưa tin.
Công ty năng lượng Xe Pien-Xe Namnoy (PNPC), đơn vị chịu trách nhiệm thi công đập Xepian-Xe Nam Noy cho biết đã gửi một bức thư tới người dân nói rằng đập thủy điện đang rơi vào tình trạng nguy hiểm trước khi sự cố xảy đến. Người dân cũng được kêu gọi sơ tán lên các vùng đất cao hơn để tránh những tai nạn không may do mưa gây ra.
Trong bức thư, ông Lee Kan Yeol, người đứng đầu bộ phận tái định cư của PNPC nói với các đồng nghiệp tại các tỉnh Champasak và Attapeu rằng "khu đập D đang không an toàn".
"Nếu phần đập này bị vỡ, hơn 5 tỷ m3 nước sẽ thoát ra ngoài và đổ xuống sông Xe Pian", ông Lee nhấn mạnh trong lá thư.
Chỉ vài tiếng sau đó, con đập ở huyện San Sai, tỉnh Attapeu, đông nam Nam bị vỡ, trút 5 tỷ m3 nước xuống khu vực hạ lưu nhấn chìm ít nhất 8 ngôi làng và hàng ngàn ngôi nhà. Tính đến tối 24/7 Lao News Agency cho biết có khoảng 6.600 người dân mất hết nhà cửa.
Sự cố vỡ đập thủy điện thảm khốc ở miền Đông Nam Lào đã diễn ra như thế nào?
Các công nhân đã phát hiện ra đập thủy điện tại Attapeu gặp vấn đề từ ngày 22/7, trước khi con đập bị vỡ mang theo 5 tỷ mét khối nước nhấn chìm 8 ngôi làng và hàng nghìn ngôi nhà ở hạ lưu. Hiện tại, theo giới chức Lào, 20 người thiệt mạng và hàng trăm người vẫn mất tích.
Công ty SK Engineering & Construction, một công ty Hàn Quốc có cổ phần trong dự án, cho biết các vết nứt gãy lần đầu tiên được phát hiện trên đập ngày 22/7, trước khi nó bục vỡ:
- Từ 21h ngày 22/7, đập được phát hiện bị hư hỏng một phần. Các quan chức địa phương được cảnh báo và dân làng gần đập bắt đầu được sơ tán. Một đội được cử đến sửa chữa đập nhưng gặp cản trở do mưa lớn – khi đó cũng đã làm hỏng nhiều con đường.
- 3h sáng 23/7 – tháo nước từ một trong các đập chính (đập Xe-Namnoy) để giảm mực nước ở đập phụ.
- 12h ngày 23/7 – chính phủ yêu cầu người dân ở khu vực hạ lưu sơ tán sau khi biết được con đập có thể còn hư hỏng nặng hơn.
- 18h ngày 23/7 – xác nhận thêm nhiều hư hỏng tại con đập.
- Đập vỡ vào khoảng 20h.
- Đến 1h30 ngày 24/7 – một làng gần đập phụ này đã bị ngập và đến 9h30 có 8 làng bị ngập.
Ít nhất 8 ngôi làng bị lũ ngập hoàn toàn, hàng trăm người mất tích, vẫn chưa rõ số người thiệt mạng. Công tác giải cứu đang được thực hiện.
Chính phủ Lào cho biết sẽ cung cấp viện trợ khẩn cấp để trợ giúp quá trình giải cứu ở khu vực bị ảnh hưởng do vỡ đập. Công ty Ratchburi Electricity Generating Holding trong một tuyên bố cho biết, con đập rộng 8m, dài 770 m và cao 16m. Con đập “bị vỡ và nước rò xuống khu vực bên dưới và sông Xe-Pian cách đập khoảng 5 km” - Kijja Sripatthangkura, Giám đốc điều hành công ty Ratchburi cho biết.
Tổ chức International Rivers nói tai nạn vỡ đập cho thấy, nguy cơ lớn liên quan đến những con đập với thiết kế “không đủ để chống chọi với điều kiện thời tiết cực đoan”, bên cạnh đó là hệ thống cảnh báo không kịp thời để đảm bảo an toàn cho những người có thể bị ảnh hưởng.
Tuyên bố nguyên nhân ban đầu gây vỡ đập thủy điện
Công ty thi công xây dựng đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy cho biết nguyên nhân ban đầu gây vỡ đập là do mưa lớn kéo dài và lũ lụt gây ra.
Đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy đang được xây dựng bởi Công ty Năng lượng Xepian-Xe Nam Noy (PNPC).
PNPC được thành lập vào tháng 3/2012 bởi SK Engineering & Construction (SK E&C), công ty Western Power của Hàn Quốc (KOWEPO), công ty điện lực Ratchaburi của Thái Lan (RATCH) và tập đoàn nhà nước Lào Laos Holding State Enterprise. (LHSE).
SK E & C hiện nắm giữ 24% cổ phần trong khi PNPC, LHSE 26%, RATCH và KOWEPO chia đều số cổ phần còn lại. Công trình thủy điện này, ước tính tiêu tốn 1,02 tỷ USD, là dự án BOT đầu tiên được thực hiện bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Lào.
Theo website PNPC, đập thủy điện dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019.
Video: Cả một khu vực rộng lớn ở Attapeu chìm trong biển nước
Video: Nhà ngập đến tận mái, người dân chờ cứu hộ
Video: Vỡ đập thủy điện ở Đông nam Lào gây lũ lụt nhìn từ trên cao
Video: Người dân sơ tán khỏi vùng lũ lụt do vỡ đập
"Vụ tai nạn xảy ra tại con đập ở phía đông nam tỉnh Attapeu đêm 23/7, mang theo 5 tỷ m3 nước, làm "nhiều người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích", hãng thông tấn nhà nước Lào (LNA) cho hay.
Laos News Agency cho hay hơn 6.600 người đã bị mất nhà cửa trong một đêm.
Video: Vỡ đập thủy điện ở Đông nam Lào: Nhiều người chết, hàng trăm người mất tích
Truyền thông nhà nước Lào cho hay, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã hoãn các cuộc họp chính phủ và cùng các quan chức cấp cao tới khu vực bị ảnh hưởng tại quận Sanamxay.
Giới chức địa phương đã kêu gọi các cơ quan chính phủ và các cộng đồng khác giúp đỡ viện trợ khẩn cấp cho các nạn nhân như quần áo, lương thực, nước uống và thuốc men.
Đập trên được xây dựng bởi Công ty Điện Xe Pian-Xe Namnoy, viết tắt là PNPC. Đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy có công suất thiết kế 410 MW, ước tính cung cấp khoảng 1.860 kWh điện/năm khi đưa vào sử dụng.
Bình luận