• Zalo

Trung Quốc toan tính gì khi xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài?

Thế giớiThứ Ba, 01/12/2015 10:16:00 +07:00Google News

Trung Quốc ký thỏa thuận 10 năm với Djibouti để xây dựng một căn cứ quân sự nước này

(VTC News) - Trung Quốc ký thỏa thuận 10 năm với một quốc gia ở Đông Bắc Phi xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, kế hoạch khiến giới quân sự Mỹ đặt câu hỏi về toan tính của Bắc Kinh.
Một số nhà bình luận cho rằng Trung Quốc có thể đang muốn “tranh giành ảnh hưởng với phương Tây ở các nước châu Phi và Trung Đông. 
Trong khi đó, các chuyên gia Nga cho rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang sẵn sàng để trở thành một cường quốc hải quân.
Đội tàu ngầm và tàu chiến Trung Quốc
Đội tàu ngầm và tàu chiến Trung Quốc 
Tuần trước, truyền thông Mỹ dẫn lời giới chức nước này cho biết Trung Quốc muốn lập một trung tâm hậu cần hải quân cho tàu tuần tra tại Djibouti, ở phía Đông Bắc châu Phi. 
Điều này cho thấy Bắc Kinh đang toan tính “tương lai lâu dài ở châu Phi” và “tranh giành ảnh hưởng với phương Tây đồng thời dễ dàng tiếp cận với những tài nguyên khoáng sản ở khu vực này”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thỏa thuận cuối cùng vẫn chưa đạt được và quan chức nước này nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đang đàm phán để xây dựng một “cơ sở hỗ trợ” cho tàu hải quân của Trung Quốc hoạt động trong khu vực.
Video: Trung Quốc khoe sức mạnh chống tàu ngầm
“Cơ sở này sẽ giúp quân đội Trung Quốc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, mà trước hết là gìn giữ hòa bình theo sự bảo trợ của Liên hợp quốc, hộ tống hải quân ở vịnh Aden và vùng biển Somali, và hỗ trợ nhân đạo”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian nói.
Djibouti, quốc gia nằm ở vùng Sừng châu Phi giữa Eritrea và Somalia, từ lâu đã được coi là một vị trí chiến lược quan trọng đối với quân đội phương Tây với các tàu neo đậu ở thành phố cảng Djibouti giữ vai trò kiểm soát các lối vào ra từ kênh đào Suez và Vịnh Aden.
Căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài
Trả lời phỏng vấn tờ Svobodnaya Pressa, Vasili Kashin, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ có trụ sở tại Matxcơva, cho biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc đạt được thỏa thuận xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Lâu nay Trung Quốc vẫn muốn chứng minh thiện chí hòa bình bằng cách không xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài, luôn miệng nói rằng nước này không có ý định hiện diện quân sự thường trực ở nước khác.
Video: Xe tăng Trung Quốc đua với xe tăng Nga
Dù trước đây từng có tin đồn về việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở tình báo quân đội ở nước ngoài để ngăn chặn thông tin liên lạc vô tuyến. Tuy nhiên, lần này là sự hiện diện quân đội thường trực.
Việc xây dựng căn cứ quân sự ở Djibouti  được xem là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường quân sự của họ ở Trung Đông và châu Phi. 
Năm 2009, Hải quân Trung Quốc đã đưa tàu tuần tra chống hải tặc ở Vịnh Aden. Tuy nhiên, khi đó Bắc Kinh chưa có căn cứ hải quân và rõ ràng khả năng cung cấp lực lượng bị hạn chế.
Xây dựng thế lực
Chuyên gia Kashin cho rằng căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti thực sự là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở thành một cường quốc hải quân, ngang với Pháp và Anh, nếu chưa kể đến Nga và Mỹ.
Bắc Kinh đang tìm cách bảo đảm lợi ích của mình ở nước ngoài, kể cả cách sử dụng lực lượng vũ trang.
Theo phân tích của Kashin, thực tế, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi kể từ năm 2010. Bắc Kinh đầu tư rất mạnh vào châu lục này, với nguồn vốn lên đến hàng chục tỷ USD. Bên cạnh đó, nước này cũng đang dần gây dựng ảnh hưởng ở Trung Đông. 
Căn cứ hải quân ở Djibouti sẽ cho phép Bắc Kinh tập trung lực lượng hải quân chủ chốt ở khu vực này và hiển nhiên, cán cân quyền lực sẽ thay đổi.
Chuyên gia Kashin cho biết nhiều năm qua ông đã quan sát thấy "bước nhảy vọt lớn" Hải quân Trung Quốc. 
“"Trung Quốc đã xây dựng một trong những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trên thế giới, chứng tỏ sự hiện diện ở nhiều nơi. Và đây mới chỉ là bước khởi đầu. Tôi tin rằng sau Djibouti, Hải quân Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ ở nhiều nước khác, không chỉ ở châu Phi, mà còn ở Trung Đông, và sau đó có lẽ là Mỹ Latin”, ông Kashin nói.
Những năm gần đây, hải quân Trung Quốc đã có dấu hiệu tăng cường hoạt động hải quân với các đội tàu ngầm và tàu nổi xuất hiện trên khắp các đại dương trên thế giới, từ châu Mỹ Latin và châu Phi tới Biển Đen và Biển Baltic.
Phản ứng của Mỹ
Chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Học viện khoa học Nga Alexei Fenenko việc xây dựng căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Djibouti chắc chắn sẽ tác động đến mối quan hệ với Mỹ, trước từng là siêu cường hải quân duy nhất trên thế giới.
Mỹ từ lâu đã lo lắng về ý định của Trung Quốc nhằm xây dựng một đội tàu biển.
Theo ông Fenenko, biện pháp mà Washington có thể thực hiện để phản ứng động thái của Trung Quốc là tăng cường hoạt động ở căn cứ hải quân của nước này tại tại Sembawang, Singapore và các căn cứ khác ở Nhật Bản.


Minh Lý (Theo Sputnik)
Bình luận