Trung Quốc khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích của các công ty Trung Quốc, đồng thời bày tỏ quan ngại sau khi Mỹ công bố hàng loạt cáo buộc đối với Huawei và Giám đốc tài chính tâp đoàn viễn thông khổng lồ này - bà Meng Wanzhou.
Ngày 28/1 Mỹ chính thức buộc tội công ty công nghệ Trung Quốc Huawei và Giám đốc tài chính Meng Wanzhou gian lận ngân hàng và điện tín, qua đó vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia ngày 28/1 tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy vụ bắt giữ công dân Australia gốc Hoa của Bắc Kinh có liên quan đến các vụ bắt giữ công dân Canada gần đây.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, ông đã cách chức đại sứ của nước này tại Trung Quốc, người gần đây có những bình luận liên quan tới Giám đốc tài chính Huawei bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 26/1 kêu gọi các nước chống lại việc gây áp lực cho doanh nghiệp với động cơ chính trị, trong khi một số nước đang cáo buộc công ty công nghệ Huawei liên quan đến hoạt động gián điệp.
Đại sứ Canada tại Trung Quốc John McCallum mới đây phải cải chính phát ngôn nói chính trị đóng một vai trò nhất định trong khả năng giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou bị dẫn độ đến Mỹ, làm căng thẳng giữa các bên thêm phần phức tạp.
Đại sứ Canada tại Trung Quốc John McCallum mới đây tuyên bố, Giám đốc tài chính Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei, bà Meng Wanzhou có thể tránh bị dẫn độ sang Mỹ.
Trung Quốc ngày 22/1 cảnh báo sẽ có hành động chống lại Mỹ và Canada nếu Washington tiếp tục thực hiện yêu cầu dẫn độ đối với giám đốc tài chính Huawei - Meng Wanzhou.
Mỹ mới đây xác nhận với chính phủ Canada rằng Washington đang lên kế hoạch đưa ra yêu cầu dẫn độ giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Globe and Mail đưa tin hôm 21/1.
Hiện Mỹ vẫn chưa nộp đơn xin dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu trong khi hạn chót giam giữ là 30/1, giới quan sát cho rằng bà Mạnh có thể được thả để phục vụ thỏa thuận thương mại.
Telus, một trong những công ty sản xuất điện thoại lớn nhất Canada khẳng định tiếp tục hợp tác với đối tác Trung Quốc Huawei bất chấp căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa giữa Bắc Kinh và Ottawa.
CEO công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei, Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi) bất ngờ lên tiếng ca ngợi Tổng thống Trump sau khi con gái bị Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ hồi tháng 12/2018.
Chính phủ Canada ngày 18/1 đáp trả lời cảnh báo của Trung Quốc về những hậu quả nếu Ottawa cấm công ty công nghệ Huawei cung cấp thiết bị cho mạng 5G của nước này.
Cuộc sống của “công chúa Huawei” Meng Wanzhou sau khi được bảo lãnh tại Canada với khoản tiền hơn 7 triệu USD và giám sát bởi một công ty an ninh tư nhân hiện đang là chủ đề được truyền thông quan tâm, giữa bối cảnh căng thẳng Trung Quốc-Canada lên cao trào mới.
Các công tố viên Mỹ đang điều tra công ty công nghệ Trung Quốc Huawei với cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại và có thể sớm đưa ra một bản cáo trạng, theo Wall Street Journal.
Theo chuyên gia, bản án tử hình của tòa án cấp trung Đại Liên, Trung Quốc đối với công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg trong thời điểm này có thể khiến Bắc Kinh đánh mất niềm tin và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và phải phát triển một cách cô lập.
Trong lần lên tiếng hiếm hoi sau nhiều năm giữ im lặng, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nói nhớ con gái của mình, người đang bị quản thúc ở Canada và phủ nhận mọi cáo buộc tập đoàn bị chính phủ giật dây.
Sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau chỉ trích Bắc Kinh áp dụng án tử hình một cách tùy tiện và chính trị hóa bản án với một công dân Canada, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản bác gay gắt.
Canada ban hành cảnh báo du lịch với các công dân đến Trung Quốc, sau khi một công dân nước này bị Trung Quốc tuyên án tử hình vì các cáo buộc liên quan đến ma túy.
Trong một thông báo ngày 12/1, Huawei cho biết đã sa thải giám đốc kinh doanh tại Ba Lan, người vừa bị cơ quan an ninh nội địa của Ba Lan bắt giữ với cáo cuộc làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.
Việc Ba Lan bắt giữ giám đốc kinh doanh Huawei phần nào cho thấy sự chia rẽ của châu Âu trong các chính sách đối với gã viễn thông khổng lồ của Trung Quốc.