Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo TP Hà Nội và TP.HCM phải báo cáo nghiêm túc về tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè và nói rõ có lập lại được trật tự lòng, lề đường hay không.
Không thể phủ nhận chủ trương giữ đường thông hè thoáng của chính quyền thành phố Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn, nhưng nếu thực hiện chủ trương này theo kiểu phong trào thì sẽ khó mang lại kết quả bền vững.
Bị phá bỏ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè, một hộ dân ở Lào Cai đã thiết kế thềm dẫn vào nhà vừa tiện lợi, vừa không ảnh hưởng tới vỉa hè cho người đi bộ.
Sau một thời gian Hà Nội ra quân lập lại trật tự đô thị, nhiều đồ vật, phương tiện vi phạm bị thu giữ khiến một số trụ sở công an phường trở nên lộn xộn.
Sau huyện Thạch Thất, dọc tuyến quốc lộ 32 đoạn qua xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội), hàng chục cây xanh bị đốn hạ trong chiến dịch "đòi lại vỉa hè" để đảm bảo hành lang giao thông.
Tối 7/3, ông Đoàn Ngọc Hải cùng đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục tuần tra và xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, trong đó có 2 ô tô biển ngoại giao đậu trái phép trên vỉa hè quận 1 đã bị niêm phong và cẩu về trụ sở.
Trong cuộc họp giao ban Thành ủy Hà Nội ngày 7/3, ông Đỗ Mạnh Tuấn - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết quận sẽ kiên quyết đòi lại vỉa hè nhưng không ồn ào.
Phó trưởng Công an phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 nói về việc vỉa hè phố Bùi Viện bị lấn chiếm để kinh doanh: "Vỉa hè ở đây dẹp không được mà không dẹp cũng không xong".
Ngày 4/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu khảo sát các hàng bán nước trên vỉa hè và xem xét hỗ trợ cho những trường hợp khó khăn khi chuyển đổi nghề trong 6 tháng.
Công an Hà Nội đã ra quân xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ, tuy nhiên thực hiện việc này có dễ hay không, sẽ duy trì được bao lâu là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra.
Sáng 28/2, lực lượng chức năng Quận 1, TP.HCM đã tiến hành lập biên bản hàng loạt phương tiện lấn chiếm vỉa hè, hơn 10 ôtô hạng sang bị niêm phong, cẩu về trụ sở công an quận.