Bước sang tuổi 104, học giả nổi tiếng hàng đầu thế giới, Tiến sĩ David Goodall chỉ ước được tự định đoạt cái chết.
"Tôi cảm thấy hối hận vì đã sống đến tuổi này. Tôi muốn kết thúc từ cách đây 20-30 năm", Tiến sĩ Goodall trải lòng trong lần sinh nhật 104 tuổi của mình.
Chia sẻ trên BBC News, khi nói đến cái chết, Tiến sĩ Goodall không hề sợ hãi hay buồn rầu. "Sao nó lại khiến tôi buồn chứ!", ông nói: "Đó không phải điều tồi tệ mà là quy luật tự nhiên. Bạn sống vài thập kỷ rồi qua đời, chẳng có gì buồn cả. Buồn là khi bạn bị ngăn cản".
Quyền tự định đoạt cái chết được hợp pháp hóa bởi một bang của Úc vào năm 2017 sau một cuộc tranh luận. Tuy nhiên, điều kiện của quyền này là người muốn tự quyết định cái chết của mình phải mắc bệnh nan y.
Với Tiến sĩ Goodall, ông không mắc một căn bệnh nan y nào nên không đủ điều kiện thực hiện quyền tự định đoạt cái chết của mình. Tiến sĩ Goodall buộc phải đến một phòng khám ở Thụy Sĩ để tự nguyện chấm dứt cuộc đời của mình.
Trước đó, Tiến sĩ Goodall bị ngã ở căn hộ riêng. Ông kêu cứu mà không ai nghe thấy, ông nằm trên sàn nhà suốt hai ngày cho tới khi người giúp việc tìm thấy. Từ đó, các bác sĩ yêu cầu Goodall không được sử dụng phương tiện công cộng hay tự băng qua đường.
"Tôi vô cùng thất vọng", vì Tiến sĩ 104 tuổi bày tỏ.
Bà Carol O'Neill, bạn của Tiến sĩ Goodall ủng hộ quyền tự định đoạt cái chết, bà cho rằng: "Sự cố tại căn hộ riêng là yếu tố đẩy Goodall đi đến quyết định kết thúc cuộc đời nhanh chóng".
Theo Dailymail đăng tải, Tiến sĩ Goodall có chuyến thăm họ hàng tại Pháp vào tuần trước. Và hôm nay 8/5, Tiến sĩ Goodall gặp gỡ đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ ông đến với cái chết. Ngày 9/5, các nhà khoa học tổ chức họp báo lần cuối và đến ngày 10/5, ông sẽ được kết thúc cuộc đời bằng phương pháp uống thuốc độc.
Tiến sĩ Goodall chia sẻ với tờ ABC rằng, thông điệp mà ông hy vọng công chúng sẽ hiểu: “Con người nên được tự quyết định sống tiếp hay không. Tôi nghĩ không ai nên can thiệp”.
Thụy Sĩ là đất nước cho phép mọi người quyền chấm dứt cuộc sống từ năm 1942 và cũng là quốc gia duy nhất hỗ trợ tự tử cho công dân nước ngoài.
Các quốc gia và một số khu vực pháp lý khác dù đã thông qua luật cho phép mọi người tự nguyện chấm dứt cuộc sống của họ, nhưng điều kiện đủ để thực hiện quyền này là mắc một căn bệnh nan y.
Trong khi đó, Hiệp hội Y khoa Úc (AMA) phản đối mạnh mẽ việc trợ tử vong. Đây được coi là một hành vi phi đạo đức của y học.
Video: Nghiện nhuộm da nâu, mắc ung thư phải lên bàn mổ 86 lần đầy đau đớn
Bình luận