(VTC News) - Bên lề hội nghị Tổng kết khoa học công nghệ trong lĩnh vực GTVT do Bộ GTVT tổ chức ngày 22/4 tại Hà Nội, ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT sẽ tiến hành sửa chữa triệt để sự cố này trong tháng 5 này.
Theo đó, ông Hà cho biết Bộ đã giao cho Viện Khoa học công nghệ GTVT cùng các đơn vị liên quan và Vụ Khoa học công nghệ cùng nghiên cứu để khắc phục triệt để sự cố trên mặt cầu Thăng Long.
Ông Hà cho biết, sự cố mặt cầu Thăng Long là do làm trên cầu cũ, khai thác đã hơn 30 năm, nên có chỗ bản thép khỏe, có chỗ bản thép yếu, rung động mạnh nên không chuẩn như đối với làm trên cầu hoàn toàn mới. Lớp phủ trên mặt cầu bản thép là công nghệ khó của thế giới vì bản nhẹ, độ giãn nhiệt lớn, và rung… nên hiện nay các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu, theo dõi. Chỗ nào rung động mạnh thì phải tiếp tục đo đạc và tìm giải pháp mới.
Đối với những vết nứt xuất hiện ngay trên chính chỗ cũ và đã được vá, ông Hà cho rằng do khi thi công lần đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm, công nghệ sửa chữa mặt cầu cũng chưa được chuyển giao hết, nên sau khi tìm hiều đã có sự điều chỉnh, tính đến nay các vết nứt cũng đã khác, không nứt ngang nữa mà nứt dọc, xuất hiện các đỉnh sườn do độ rung của bản thép.
Ông Hà cho biết thêm, nguyên nhân cầu Thăng Long bị nứt là do điều kiện thời tiết, thi công lúc đó có giai đoạn gặp mưa gió nhưng do tính chất cầu huyết mạch giao thông nên không thể dừng lại một hai tháng chờ hết mưa được.
Ông Hà cũng nhấn mạnh, lần này Bộ GTVT sẽ tiến hành sửa chữa lớn triệt để và dự kiến đầu tháng 5 năm này sẽ thực hiện ngay. Công tác sửa chữa cầu sẽ có chuyên gia của vương quốc Anh, là các chuyên gia hàng đầu về công nghệ này tham gia. Đồng thời sẽ tham khảo thêm các chuyên gia của Mỹ, và cả kinh nghiệm của Thái Lan vì họ có đặc điểm khí hậu, trình độ thi công gần như Việt Nam.
Đồng thời sắp tới đây chúng ta sẽ áp dụng một trong ba công nghệ tiên tiến nhất thế giới và công nghệ này cũng đang được áp dụng trong việc tiến hành một công trình khác trong Cần Thơ.
Quang Tùng
Theo đó, ông Hà cho biết Bộ đã giao cho Viện Khoa học công nghệ GTVT cùng các đơn vị liên quan và Vụ Khoa học công nghệ cùng nghiên cứu để khắc phục triệt để sự cố trên mặt cầu Thăng Long.
Ông Hà cho biết, sự cố mặt cầu Thăng Long là do làm trên cầu cũ, khai thác đã hơn 30 năm, nên có chỗ bản thép khỏe, có chỗ bản thép yếu, rung động mạnh nên không chuẩn như đối với làm trên cầu hoàn toàn mới. Lớp phủ trên mặt cầu bản thép là công nghệ khó của thế giới vì bản nhẹ, độ giãn nhiệt lớn, và rung… nên hiện nay các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu, theo dõi. Chỗ nào rung động mạnh thì phải tiếp tục đo đạc và tìm giải pháp mới.
Ông Hoàng Hà trao đổi với PV sáng ngày 22/4. |
Đối với những vết nứt xuất hiện ngay trên chính chỗ cũ và đã được vá, ông Hà cho rằng do khi thi công lần đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm, công nghệ sửa chữa mặt cầu cũng chưa được chuyển giao hết, nên sau khi tìm hiều đã có sự điều chỉnh, tính đến nay các vết nứt cũng đã khác, không nứt ngang nữa mà nứt dọc, xuất hiện các đỉnh sườn do độ rung của bản thép.
Ông Hà cho biết thêm, nguyên nhân cầu Thăng Long bị nứt là do điều kiện thời tiết, thi công lúc đó có giai đoạn gặp mưa gió nhưng do tính chất cầu huyết mạch giao thông nên không thể dừng lại một hai tháng chờ hết mưa được.
Ông Hà cũng nhấn mạnh, lần này Bộ GTVT sẽ tiến hành sửa chữa lớn triệt để và dự kiến đầu tháng 5 năm này sẽ thực hiện ngay. Công tác sửa chữa cầu sẽ có chuyên gia của vương quốc Anh, là các chuyên gia hàng đầu về công nghệ này tham gia. Đồng thời sẽ tham khảo thêm các chuyên gia của Mỹ, và cả kinh nghiệm của Thái Lan vì họ có đặc điểm khí hậu, trình độ thi công gần như Việt Nam.
Đồng thời sắp tới đây chúng ta sẽ áp dụng một trong ba công nghệ tiên tiến nhất thế giới và công nghệ này cũng đang được áp dụng trong việc tiến hành một công trình khác trong Cần Thơ.
Quang Tùng
Bình luận