Đặc biệt, BS Vũ Thị Hồng Chính cho biết, đây không chỉ là nhận định của cá nhân chị, mà còn là lời thốt lên của rất nhiều y bác sĩ trong ngành Sản phụ khoa, khi nghe và biết đến phương pháp sinh nở được gọi là “sinh con thuận theo tự nhiên”.
“Chửa và đẻ là một quá trình sinh lý tự nhiên của con người, tôi đồng ý với điều này. Tuy nhiên, như các cụ ta có câu “chửa là cửa mả”, trong quá trình chuyển dạ và sinh con, không một người bác sĩ sản khoa nào dám chắc chắn rằng, người mẹ sẽ sinh con an toàn mà không gặp tai biến hay bất trắc gì”.
Chia sẻ thêm về những ca tai biến trong quá trình chuyển dạ sinh đẻ, BS Chính cho biết, các tai biến nếu không được cứu chữa kịp thời, thì cả bà mẹ và đứa trẻ đều gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Tai biến sản khoa hay gặp nhất, luôn thường trực đối với các bà mẹ sinh con theo phương pháp truyền thống là băng huyết. Băng huyết thường xảy ra ngay sau khi sinh hoặc 24h sau sinu, với lượng máu mất đi trên 500 ml.
“Băng huyết là tình trạng chảy máu đường âm đạo ngay sau đẻ hoăc sau đẻ 24 giờ, có những trường hợp máu chảy một cách ồ ạt, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được xử trí kịp thời.
Ngay cả khi chúng tôi, các bác sĩ y khoa có kinh nghiệm khi gặp hiện tượng băng huyết cũng phải treo thông báo đỏ, xử lý khẩn cấp, nhanh nhất có thể. Bởi vì khi đó, tính mạng người mẹ đã ngàn cân treo sợi tóc.
DIỄN BIẾN LIÊN QUAN:
Chúng tôi cần xử trí nhanh, kết hợp nhiều biện pháp, tất cả mọi cách để bệnh nhân được cầm máu cho người bệnh, truyền thêm máu, thậm chí phải cắt bỏ tử cung, nguồn khiến cho bệnh nhân chảy máu nghiêm trọng, miễn sao cứu sống được người mẹ”, BS.Chính nói.
“Đó là chưa kể đến các trường hợp sinh khó, em bé bị suy thai, thai quá to… Trong những trường hợp đó em bé được cấp cứu càng nhanh càng tốt, nếu chậm trễ một, vài phút có thể để lại di chứng suốt đời cho em bé, thậm chí là tử vong” – BS Chính cho biết.
Bên cạnh đó, việc không cắt dây rốn, giữ nguyên bánh nhau, không tắm cho trẻ, không tiêm chủng vắc xin cũng đẩy trẻ rơi vào nguy hiểm.
“Chất gây ở bên ngoài cơ thể em bé vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ trong ngày đầu sau đẻ. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất gây này lại là môi trường cho vi khuẩn phát triển, có thể gây viêm da cho em bé. Vì vậy, em bé cần được tắm sạch từ ngày thứ 2 trở đi.
Thứ hai là nhau thai, sau khi trẻ được sinh ra, bánh nhau không còn vai trò, tác dụng gì với trẻ. Việc giữ nguyên bánh nhau và dây rốn sau khi mạch trong dây rốn hết đập không có vai trò, tác dụng gì mà ngược lại sẽ trở thành môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng ngược dòng cho trẻ, đặc biệt là nhiễm trùng huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Theo BS Chính, mục đích chính mà các bà mẹ cần đến cơ sở y tế là để được tiếp cận với các tiến bộ của y học, của con người, để giảm thiểu nguy cơ tai biến sản khoa, giảm thiểu tỷ lệ tử vong trong quá trình sinh nở. Những hành động tự sinh con tại nhà không cần sự hỗ trợ, theo dõi y tế, không được khuyến khích.
“Trong quá trình chuyển dạ, rất nhiều tai biến sản khoa có thể xảy ra, mà không thể lường trước được, em bé có thể ngạt do hít phải nước ối, có những em bé bị suy hô hấp bẩm sinh, có em bé bị nhiễm trùng... Mọi tai biến đều có khả năng xảy đến, đe dọa tính mạng của cả người mẹ và đứa trẻ.
Video: Trào lưu sinh con thuận theo tự nhiên bị phản đối kịch liệt
Cho nên, không chỉ riêng tôi mà còn nhiều đồng nghiệp khác cũng đồng tình rằng, việc sinh nở tại nhà không có sự hỗ trợ y tế, không tiêm vắc xin, không cắt dây rốn cho trẻ là một hành động liều mạng, thậm chí là ngu xuẩn", BS.Chính nói.
Bình luận