Để chứng minh, các nhà khoa học phân tích dữ liệu và hồ sơ sức khỏe của 110.000 người Anh từ năm 2006 đến năm 2010.
Kết quả cho thấy, những người sống ở khu vực ô nhiễm không khí, gần đường lớn, đông phương tiện qua lại có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn 6% so với những người sống trong môi trường trong lành.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Paul Foster cho biết, nghiên cứu nhằm mục đích cảnh báo người dân nên quan tâm tới sức khỏe của mình, qua đó tránh các nguồn ô nhiễm không khí.
“Hầu hết các yếu tố báo hiệu nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp thường được nhắc đến hiện nay là do tuổi già hoặc di truyền. Tuy nhiên, nhờ nghiên cứu chúng ta có thể phát hiện ra các yếu tố tiếp theo sau những nguyên nhân trên. Kết quả sẽ giúp con người thay đổi được lối sống của mình sao cho tránh được nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp”, Giáo sư Foster nói.
Ông Foster cũng cho biết thêm, thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học tìm ra được mối liên quan giữa quá trình phơi nhiễm vật chất hạt ô nhiễm và bệnh tăng nhãn áp.
Từ đó, các chuyên gia đưa ra kết luận, bệnh tăng nhãn áp có thể làm hẹp và co thắt các mạch máu trong mắt. Ngoài ra, bệnh này cũng làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, gây viêm kết/võng mạc, thậm chí nếu không được điều trị sớm sẽ gây mất dần thị lực, dẫn tới mù lòa.
“Các hạt bụi độc hại có trong không khí sẽ tác động trực tiếp làm hỏng hệ thống thần kinh ở mắt và là nguyên nhân gây viêm kết/võng mạc ở con người”, Tiến sĩ Sharon - Viện nhãn khoa và Bệnh viện mắt Moorfields của UCL (University College London) nói.
Bình luận