Sức khỏe cộng đồng

Sức khỏe cộng đồng

Podcast VOV2

Những kiến thức cơ bản trong việc phòng ngừa các loại bệnh sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe để có một cuộc sống lành mạnh hơn. Hãy lắng nghe chương trình "Sức khỏe cộng đồng" với những thông tin vô cùng hữu ích!

  • Danh sách chương
  • Cùng thể loại

Có nên liều mình làm đẹp bất chấp sức khỏe, tính mạng của bản thân bằng phẫu thuật thẩm mỹ?

07:13

Nắm bắt nhu cầu làm đẹp mà hơn nữa là phẫu thuật thẩm mỹ của nhiều người, các cơ sở thẩm mỹ đã mọc lên như nấm. Qua kiểm tra cho thấy, nhiều cơ sở vi phạm quảng cáo thực hiện nâng mũi, cắt mí nhưng không được cấp phép, có những cơ sở từng bị xử phạt và đình chỉ nhiều lần nhưng sau đó một thời gian lại tiếp tục hoạt động. Lý do là do sự quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo và các quy định còn chồng chéo, khiến nhiều chủ cơ sở thẩm mỹ lách được kẽ hở của luật pháp để vi phạm

Xem thêm

Thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 theo chế độ Bảo hiểm y tế

08:15

Chúng ta đã và đang trải qua làn sóng thứ 4 của dịch Covid -19 với số ca lây nhiễm tăng kỷ lục từ trước tới nay. Cùng với việc ghi nhận thêm số ca bệnh Covid 19, mỗi ngày số người phải đi cách ly và thực hiện xét nghiệm cũng tăng lên. Đây thực sự là gánh nặng đối với nhiều người nếu như họ phải tự chi trả các chi phí xét nghiệm. Tuy nhiên, người dân ở nước ta hiện tại có thể được thanh toán chi phí xét nghiệm Covid -19 nhờ bảo hiểm y tế. Mới đây Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ra công văn hướng dẫn

Xem thêm

Sự khác nhau giữa ARV và Prep

09:58

Một người chưa nhiễm HIV khi dùng Prep sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục không an toàn hoặc sử dụng ma túy. Bởi khi sử dụng liệu pháp này thuốc sẽ hoạt động ngăn không cho vi rút HIV phát triển và nhân lên trong cơ thể. Tuy nhiên, có thể dùng ARV loại thuốc điều trị cho người nhiễm HIV để ức chế sự nhân lên của vi rút HIV để điều trị dự phòng lây nhiễm được không? Dược sỹ Nguyễn Huy Hùng, quản lý phòng khám GLink tại Hà Nội sẽ giúp quí vị phân biệt sự khác nhau giữa ARV và Pr

Xem thêm

Sốt xuất huyết, bạch hầu vẫn tiếp tục gia tăng

09:55

Nhiều ngày qua nước ta không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Song nhiều tỉnh thành đang cùng một lúc phải đối mặt với sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết và nguy cơ lây lan của một số dịch bệnh truyền nhiễm khác. Các chuyên gia cảnh báo, mọi người dân không nên chủ quan, nên tiêm vắc xin để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Xem thêm

Bệnh đậu mùa Khỉ có nguy hiểm không và cách phòng tránh?

08:00

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa Khỉ bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc có tổn thương da.Bệnh thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày ngày khởi sốt, tổn thương da có thể biểu hiện bằng các nốt ban chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng và sau đó có thể đóng vảy khô và rụng vảy. Vậy bệnh đậu mùa Khỉ có nguy hiểm hay không? Cần làm gì để phòng bệnh?

Xem thêm

Việc tự ý mua xuyên tâm liên để phòng và chữa Covid 19 mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

07:21

Tuần qua, thị trường dược phẩm đã có những ngày biến động sau thông tin Bộ Y tế cho dùng thuốc Xuyên tâm liên, một vị thuốc nam để hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid 19 nhẹ. Cho dù ngay sau đó, Bộ đã lên tiếng khẳng định tác dụng diệt virus của thuốc mới chỉ được chứng minh trong phòng thí nghiệm và chưa có kết quả để khẳng định, nhưng nhiều người vẫn bảo nhau đi mua thuốc bằng mọi cách. Lựa chọn thuốc Xuyên tâm liên theo đám đông, nhưng nhiều người chưa biết đây là loại thuốc dùng để điều trị bệnh

Xem thêm

Bệnh đậu mùa khỉ - Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

09:05

Mặc dù đến thời điểm này nước ta chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, nhưng việc Tổ chức Y tế thế giới công bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới - Bác sĩ Đỗ Thị Hồng Hiên - Trưởng nhóm đáp ứng khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể...

Xem thêm

Y tế tuyến cơ sở thay đổi để đáp ứng chính sách phòng chống dịch Covid 19 trong giai đoạn mới.

08:05

Chính sách phòng chống dịch Covid 19 của Việt Nam thời điểm này có sự thay đổi mang tính căn bản khi Chính phủ ra nghị quyết 128 ngày 11/10/2021 ban hành quy định tạm thời thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19. Chúng ta xác định trụ cột để phòng chống dịch là giãn cách, cách ly phải hẹp nhất, nhanh nhất, đảm bảo mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe tính mạng người dân lên trên hết, đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nha

Xem thêm

Nỗi lo lắng hoang mang của người dân khi cuộc sống trở lại bình thường và mỗi ngày vẫn ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới?

07:07

Cuộc sống của chúng ta đang trở lại trạng thái bình thường, các hoạt động không còn bị hạn chế. Tuy nhiên trong trạng thái bình thường như hiện nay thì mỗi ngày chúng ta vẫn đang ghi nhận hàng nghìn ca mắc Covid 19 mới và khi số ca nhiễm tăng có nghĩa là ngoài cộng đồng sẽ có nhiều F0 và đương nhiên nhiều người bỗng nhiên trở thành F1, F2. Và dù đã xác định sống chung với Covid 19 nhưng khi biết mình có tiếp xúc với F0 tâm lý chung của chúng ta vẫn hoảng hốt và lo lắng.

Xem thêm

Bác sĩ khuyến cáo: Không truyền dịch tại nhà khi mắc sốt xuất huyết.

09:59

PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết : "Bệnh nhân có thể bị sốc hoặc biến chứng nặng dẫn đến tử vong khi tự ý truyền dịch tại nhà khi sốt xuất huyết, nếu truyền dịch quá liều hoặc dung dịch không đúng sẽ rất nguy hiểm".

Xem thêm

Bệnh nhân suy thận cần lưu ý gì để an toàn trong dịch Covid?

09:53

Đối tượng mà virus SARS-CoV-2 dễ tấn công là những người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền. Phần lớn các ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay đều rơi vào nhóm từ 40-70 tuổi, mắc nhiều bệnh lý nền và bệnh nhân tử vong phần lớn là những người bị suy thận, đã chạy thận nhân tạo trong nhiều năm nay. Thực tế này đã khiến không ít các bệnh nhân bị suy thận phải lọc máu luôn cảm thấy lo lắng, bất an. Phải làm thế nào để đảm bảo an toàn?

Xem thêm

Nhiễm khuẩn bệnh viện nguy hiểm thế nào?

09:57

Không ít bệnh viện là nạn nhân của dịch Covid-19 khi bỗng dưng trở thành ổ dịch. Không chỉ vậy, các bệnh viện còn phải đối mặt với các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp khác đang tiềm ẩn trong cộng đồng như bệnh cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, bệnh do não mô cầu… Để tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, bảo đảm hoạt động của bệnh viện an toàn, hiệu quả, chất lượng, công tác phòng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện đóng vai trò như thế nào? Cần làm gì để tạo một môi trường bệnh viện an toàn?

Xem thêm

Ghép tế bào tự thân không qua nuôi cấy- Kỹ thuật mới chữa bệnh bạch biến

04:53

Bạch biến là căn bệnh có yếu tố tự miễn và chưa có biện pháp chữa dứt điểm. Tuy là một bệnh lành tính nhưng vấn đề mà nhiều bệnh nhân bạch biến gặp phải là sự tự ti, chán nản, thậm chí trầm cảm vì thái độ kỳ thị của những người xung quanh. Và phương pháp ghép tế bào tự thân không qua nuôi cấy mới được đưa vào thực hiện tại BV Da liễu Trung ương đã giúp được nhiều bệnh nhân tìm lại được niềm vui sống. Vậy phương pháp này là gì? Ai có thể được điều trị bằng phương pháp này?

Xem thêm

Hà Nội phòng chống dịch Covid 19 trong giai đoạn mới

05:40

Trong số hàng chục nghìn người đi du lịch từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi về Hà Nội đã có người mắc Covid 19. Chính vì thế, Hà Nội được coi là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, công tác phòng chống dịch được ngành y tế thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện. Ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết các giải pháp thành phố đang triển khai để phòng chống dịch bệnh.

Xem thêm

Tiến độ nghiên cứu vaccine Covid-19 ở Việt Nam

05:12

Có 4 sản phẩm vaccine do các đơn vị của Việt Nam sản xuất là: Công ty TNHH MTV vắcxin và sinh phẩm y tế (Vabiotech), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắcxin và sinh phẩm y tế (Polyvac), Viện vắcxin và sinh phẩm y tế (Ivac) và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen. Cả 4 sản phẩm vắc xin do Việt Nam sản xuất đều đang ở giai đoạn tiền lâm sàng, nhưng đến nay các nghiên cứu, phát triển vaccine đều cho kết quả khả quan.

Xem thêm

Các bệnh lý về mắt do hậu Covid 19.

06:30

Hậu Covid, nhiều người xuất hiện hiện tượng mỏi mắt, đỏ mắt và mắt nhìn mờ. Đây là các bệnh lý về mắt có liên quan đến đông máu, rối loạn thần kinh. Một số nghiên cứu cho thấy Covid 19 có thể biến đổi tình trạng các vi mạch võng mạc theo chiều hướng xấu đi và gây ra một số bệnh lý nguy hiểm về mắt khác. Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hoàng Cương - Bệnh viện mắt Trung ương thông tin:

Xem thêm

Để người cao tuổi không bị viêm phổi đột quỵ và sốc nhiệt

08:58

Người cao tuổi thường mắc các bệnh lý nền như huyêt áp, đái tháo đường, tim mạch... Các bệnh lý này thường dễ bị tác động bởi thời tiết, nhất là khi nắng nóng gay gắt khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém. Những ngày nắng nóng cao điểm vừa qua, nhiều bệnh viện ở Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị số bệnh nhân cấp cứu là người cao tuổi bị sốc nhiệt, đột quỵ, viêm phổi, rối loạn nhịp tim gia tăng...

Xem thêm

TP. Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, nhiều bênh viện tuyến cuối quá tải

08:38

Tại Tp. Hồ Chí Minh, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng phải nhập viện đang gia tăng nhanh chóng. Tuần vừa qua đã có thêm trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Tp. Hồ Chí Minh, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều bệnh viện tuyến cuối bị quá tải...

Xem thêm

Chính sách thông tuyến tỉnh trong khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.

09:59

Gần 2 năm qua, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đã được tự lựa chọn điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh trên toàn quốc mà không phải vất vả xin giấy chuyển tuyến từ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Chính sách này đã tạo thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu khám và điều trị tại cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc bệnh nhân đi công tác làm việc tại đại phương; khác tuy nhiên điều đó cũng khiến lượng bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến huyện sụt giảm...

Xem thêm

Bệnh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang vào mùa

09:46

Theo BS Quách Thị Hà Giang, Phó Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu TW, bệnh viện thường tiếp nhận đông bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Thời điểm này, số bệnh nhân đã bắt đầu gia tăng

Xem thêm

Những biện pháp ngăn chặn bạch hầu bùng phát

10:00

Bạch hầu lây chủ yếu qua đường hô hấp và các bề mặt tiếp xúc. Vì vậy bên cạnh biện pháp tốt nhất là tiêm chủng, cần các biện pháp dập dịch và phòng bệnh không đặc hiệu khác- Bác sĩ CKII Trần Duy Hưng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ trong chương trình Sức khỏe cộng đồng VOV2

Xem thêm

Phòng bệnh sốt xuất huyết: Cần nhất là ý thức người dân

09:57

Tại Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh miền Trung số ca mắc sốt xuất huyết bắt đầu tăng nhanh, mặc dù năm nay không phải chu kỳ của dịch sốt xuất huyết và điều kiện thời tiết mưa ít cũng không quá thuận lợi để muỗi sinh sôi. Tuy nhiên, đề phòng bệnh, cùng với việc phun thuốc diệt muỗi tại cộng đồng, ý thức phòng bệnh của người dân có được coi là yếu tố rất quan trọng giúp kiềm chế dịch, tránh bùng phát?

Xem thêm

Làm thế nào để tiếp cận với thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV?

09:47

Đối với người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV (nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ mại dâm..), PrEp được coi là “phao cứu sinh” để họ tự bảo vệ mình và người thân khỏi căn bệnh HIV nguy hiểm. Làm thế nào để tiếp cận loại thuốc điều trị này?

Xem thêm

Hướng dẫn tiêm chủng vaccine COVID-19 để an toàn và hiệu quả

06:15

Cũng giống như các loại Vaccine khác, vaccine phòng Covid 19 có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, sốt nhẹ... Theo các chuyên gia y tế, đó là phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ tự biến mất sau một vài ngày. Cho đến nay, tại nước ta đã có hàng triệu người được tiêm phòng vaccine Covid 19. Đối với đa số, việc tiêm phòng hầu như không ảnh hưởng tới việc sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

Xem thêm

Dịch vụ xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tình hình triển khai thực tế tại các địa phương

07:21

Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV-AIDS đánh giá Việt Nam rất nhanh nhạy trong việc áp dụng các sáng kiến mới và giải pháp mang tính thực tiễn cao trong việc phòng chống AIDS. Về kết quả phòng chống HIV, Phó GS-TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng cục phòng chống HIV- AIDS cho biết: Việt Nam đã đạt được những bước tiến rất cụ thể như giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, mỗi năm nước ta vẫn có khoả

Xem thêm

Suýt tử vong vì điều trị ung thư bằng thuốc nam

09:58

Không ít người khi biết mình mắc ung thư đã tuyệt vọng, từ chối cơ hội điều trị bằng y học hiện đại để tìm đến các phương pháp chữa trị dân gian như thuốc nam, thuốc bắc, cuối cùng bỏ lỡ cơ hội được điều trị sớm dẫn tới suýt tử vong. Đáng tiếc là những trường hợp như vậy không hiếm gặp tại các bệnh viện

Xem thêm

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phục hồi nhanh nhờ kỹ thuật nội soi một lỗ

04:37

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống và ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh rất đau đớn, hạn chế vận động. Với kỹ thuật mổ nội soi một lỗ, các bác sĩ Viện Chấn thương chỉnh hình – BV Việt Đức có thể giúp người bệnh được điều trị triệt để, nhanh chóng phục hồi chức năng vận động sau mổ và sớm được ra viện.

Xem thêm

Lợi ích của việc xét nghiệm HIV tại cộng đồng

09:56

Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng là quá trình tư vấn xét nghiệm được thực hiện ngoài cơ sở y tế và do người muốn xét nghiệm HIV tự nguyện thực hiện. Xét nghiệm này do nhân viên phòng xét nghiệm hoặc người không làm trong phòng xét nghiệm thực hiện. Ưu điểm của dịch vụ xét nghiệm này là cho kết quả nhanh, bảo mật thông tin tốt vì thế thu hút được nhiều khách hàng – đặc biệt là những người có hành vi nguy cơ dễ nhiễm HIV như nghiện chích ma túy hay nhóm đồng tính nam - những người rất ngại phải

Xem thêm

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV- Sau dùng thuốc bao lâu có hiệu quả?

09:55

PrEP- Liệu pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV có khả năng phòng ngừa lây nhiễm HIV từ 96-99%. Vậy sau bao lâu dùng thuốc sẽ đạt được hiệu quả phòng ngừa?

Điều trị ARV nhanh và điều trị ARV trong ngày là gì?

06:39

Thuốc chống phơi nhiễm HIV được viết tắt là ARV là thuốc kháng virus được dùng cho người nhiễm HIV. Thuốc có tác dụng làm ức chế sự nhân lên của virus, duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch hoặc phục hồi sự miễn dịch trong trường hợp bị suy giảm và làm chậm sự phát triển từ giai đoạn HIV sang AIDS. Công dụng của thuốc ARV là rõ ràng vậy, nhiễm HIV ở giai đoạn nào thì nên uống thuốc này? Khái niệm điều trị ARV nhanh và điều trị ARV trong ngày nghĩa là gì?

Xem thêm

Không dễ để giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở những vùng đặc thù

13:11

Trung bình mỗi năm chúng ta chỉ giảm được 1% tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức giảm này được đánh giá là chậm và không bền vững. Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi hiện tập trung chủ yếu ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó cao nhất là khu vực Tây nguyên với gần 33%, ở miền núi phía Bắc là hơn 28%. Trở ngại lớn nhất để có thể hạ thấp tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ở những khu vực này là gì? BS Đào Lan Hương-chuyên gia y tế cao cấp của Ngân hàng thế giới

Xem thêm

PrEP có thể dùng thay thế bao cao su?

10:17

PrEP có thể giúp các nhóm nguy cơ cao phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm HIV qua đường tình dục và cả đường máu. Tuy nhiên người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV có nên mua dự phòng sẵn thuốc PrEP để sử dụng giống như bao cao su? Câu hỏi này được giải đáp trong chương trình Sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm

Bệnh viện Bạch Mai có gì thay đổi khi hoạt động bình thường trở lại?

09:59

Một trạng thái hoạt động bình thường mới đã được thiết lập tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho chính bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế, trong điều kiện dịch bệnh tại các nước trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp.

Xem thêm

Đảm bảo an toàn bệnh viện trong "trạng thái bình thường mới"

09:58

Để phục vụ công tác khám chữa bệnh trong "trạng thái bình thường mới", các bệnh viện đã triển khai và đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, loại trừ nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế.

Xem thêm

PrEp là gì và hoạt động như thế nào?

09:56

Có nhiều cách để bảo vệ bản thân an toàn trước HIV, sử dụng bao cao su là biện pháp chủ đạo nhiều năm nay. Tuy nhiên, để bảo vệ người chưa bị nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao, từ năm 2015 Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo mạnh mẽ việc sử dụng PrEP. Vậy PrEp là gì và hoạt động như thế nào?

Xem thêm

Sống chung an toàn với dịch bệnh: Những thói quen nào nên duy trì, thói quen nào cần thay đổi?

09:58

Chúng ta đang triển khai các giải pháp để kiểm soát tốt nguồn lây bệnh Covid-19 từ bên ngoài xâm nhập vào, nguy cơ còn lại đến từ chính những hành vi, thói quen của người dân trong cộng đồng. Vậy để chung sống an toàn với dịch bệnh mỗi cá nhân cần thay đổi những thói quen nào?

Xem thêm

Chuyện của những bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch

09:58

Cho đến hôm nay phần lớn các bệnh nhân trong số hơn 200 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi đã trở về với gia đình, trong đó có cả những bệnh nhân là người nước ngoài. Nhưng với các y bác sĩ, cuộc chiến chưa kết thúc và tất cả họ đều đang cố gắng làm thật tốt công việc của mình với mong muốn dịch bệnh sẽ sớm kết thúc để được trở về bên gia đình của mình.

Xem thêm

Nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người chuyển giới

09:02

Người chuyển giới là nhóm thiểu số chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cộng đồng người đồng tính, song tính và người chuyển giới. Cho dù được pháp luật thừa nhận họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và họ cũng thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất trong các nhóm có hành vi lây nhiễm HIV hiện nay

Xem thêm

Quyền lợi của người có thẻ BHYT được duy trì như thế nào trong thời gian dịch bệnh?

09:55

Trong thời gian có dịch bệnh, việc khám chữa bệnh đối với những người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp...được các cơ sở điều trị triển khai như thế nào, quyền lợi của người có thẻ BHYT được đảm bảo ra sao?

Xem thêm

Cảm ơn các y bác sĩ - Những người mang bình yên đến với mọi nhà

07:36

Cho đến hôm nay, số người mắc Covid-19 ở nước ta thấp hơn nhiều so với đánh giá ban đầu của các chuyên gia và đặc biệt chưa có trường hợp nào tử vong. Những nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ và những sinh viên tình nguyện trong gần 3 tháng qua đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người

Xem thêm

Chuyên gia lên tiếng trước nỗi lo của người nhiễm HIV trong dịch Covid-19

09:59

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và bắt đầu lan ra cộng đồng, nhiều người nhiễm HIV lo lắng về nguy cơ thiếu thuốc và quá trình điều trị bị ảnh hưởng. Chuyên gia nói gì trước những lo lắng này?

Xem thêm

Liệu có thể chủ động nhiễm Covid-19 để cách ly, điều trị?

06:07

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh như hiện nay vẫn còn một số người băn khoăn rằng liệu họ có thể chủ động nhiễm Covid-19 để cách ly, điều trị (chịu mọi chi phí) bởi vì sau khi khỏi thì họ sẽ không còn phải lo lắng bị nhiễm và lây cho cộng đồng nữa. Quan điểm của các chuyên gia hàng đầu về truyền nhiễm đối với vấn đề này như thế nào? Chúng ta cùng nghe bác sĩ Nguyễn Hồng Hà- nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam phân tích

Xem thêm

Cách ly với những người có liên quan đến Covid-19- Hiểu sao cho đúng?

07:09

Việt Nam đã bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Thời điểm này, việc người dân chủ động cùng với chính phủ, chính quyền địa phương và ngành y tế phòng chống dịch là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để người dân chủ động trong mọi tình huống? Làm thế nào xác định tình trạng của mình để thực hiện cách ly, tránh nguy cơ lây lan trong cộng đồng? Các F là gì? Phương án cách ly ra sao đối với các F?

Xem thêm

Tiêm vắc xin đầy đủ cũng là cách bảo vệ mình trước các dịch bệnh mới

09:58

Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng ở các nước gây lo lắng cho mọi người dân trong cộng đồng. Ngoài phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thì nhiều người còn cho rằng tiêm vắc xin cúm có thể hạn chế mắc covid-19. PGS.TS Dương Thị Hồng-Phó VT Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, tiêm vắc xin cúm không bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm virus corona chủng mới nhưng việc tiêm đầy đủ các vắc xin để phòng các bệnh khác cũng là một cách để bảo vệ mình trước các dịc

Xem thêm

Bệnh nhân COVID-19 Việt Nam đầu tiên được chữa khỏi: “Cuộc chiến với COVID- 19 khiến tôi trở nên mạnh mẽ

05:24

Nguyễn Thu Trang- bệnh nhân Việt Nam đầu tiên được chữa khỏi Covid-19 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã “nhận ra” sự mạnh mẽ của bản thân sau 10 ngày cùng các y bác sĩ Khoa Bệnh Nhiệt đới- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chiến đấu với loại virus gieo rắc nỗi sợ hãi và hoang mang trong cộng đồng. Giờ đây, sau hơn 14 ngày ra khỏi phòng bệnh cách ly, Nguyễn Thu Trang đã có thể bình tĩnh chia sẻ về khoảng thời gian “đáng nhớ” trong cuộc đời.

Xem thêm

Virus, vi khuẩn có thể tồn tại bao nhiêu lâu trên khẩu trang?

09:24

Đối với dịch Covid 19, khẩu trang y tế đang là mặt hàng được tìm kiếm số 1. Tuy nhiên, vì nhu cầu sử dụng lớn, một số đối tượng đã làm khẩu trang giả và nguy hiểm hơn nữa là hành vi thu gom khẩu trang đã qua sử dụng. Nếu số khẩu trang này đưa ra tiêu thụ trên thị trường, điều gì xảy ra với sức khoẻ cộng đồng?

Xem thêm

Covid-19 không đáng sợ bằng sự kỳ thị của những người xung quanh

09:36

Sau ca đầu tiên xác nhận nhiễm Covid-19 đến nay đã hơn 30 ngày, Khánh Hòa không có thêm trường hợp nhiễm mới. Nữ nhân viên lễ tân khách sạn tại phường Lộc Thọ, TP Nha Trang - người duy nhất nhiễm Covid-19 đã được điều trị khỏi và trở lại với công việc thường ngày. Chia sẻ về những ngày đã qua nữ nhân viên lễ tân này cho biết: Covid-19 không đáng sợ bằng sự kỳ thị của những người xung quanh

Xem thêm

Phong bế thần kinh – kỹ thuật điều trị giảm đau hiệu quả

03:39

Đối với các bệnh nhân đau cột sống thắt lưng, đau cổ vai gáy hay thậm chí cả những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải chịu đựng cơn đau dữ dội hằng ngày, việc điều trị giảm đau cho bệnh nhân mang một ý nghĩa rất quan trọng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Gần đây, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô đã áp dụng phương pháp phong bế thần kinh điều trị giảm đau hiệu quả.

Xem thêm

Sửa đổi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

09:40

Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 80.000 bác sĩ đang làm việc. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ này. Tuy nhiên, tình trạng trăm hoa đua nở trong tuyển sinh, giảng dạy đã tạo một khoảng cách về chất lượng giữa các trường y, dược. Trong khi đó ở nước ta từ trước đến nay chỉ cần học xong và thực tập 18 tháng là được cấp chứng chỉ hành nghề; đặc biệt chứng chỉ này có hiệu lực suốt đời. Điều này gây khó khăn trong việ

Xem thêm

Các biến thể phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 lây lan nhanh - Việc phòng bệnh từ Vacxin là yếu tố then chốt hiện nay

08:59

Theo tổ chức y tế thế giới, các biến thể phụ của Omicron là: BA.4 và BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10 đến 13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch nghĩa là những người mắc các biến thể trước của Omicron vẫn có thể mắc lại. Tại nước ta, theo các chuyên gia y tế đến nay nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản, như vậy sau 4 đến 6 tháng khả năng miễn dịch đối với Covid 19 đã giảm. Chính vì thế để dự phòng dịch bệnh việc tiêm Vacxin phòng Covid 19 mũi nhắc lại tức là mũi 3 và

Xem thêm

Dùng Prep đến khi nào có thể dừng?

09:54

PrEP là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm với vi – rút HIV, dùng cho người chưa nhiễm nhưng thường xuyên có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Nhưng một câu hỏi được nhiều người sử dụng quan tâm là dùng Prep đến khi nào thì có thể dừng, dùng lâu dài có bị tác dụng phụ của thuốc hay không? Những thông tin này có trong chương trình Sức khỏe cộng đồng hôm nay.

Xem thêm

Tập trung phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các địa phương

07:12

- Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 50 nghìn ca sốt xuất huyết, trong đó có 18 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương vừa chống dịch Covid 19, vừa rà soát điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh sốt xuất huyết trong tình hình dịch bệnh Covid - 19 nhằm bảo đảm an toàn, phòng lênh nhiễm Covid - 19.

Xem thêm

Sự nguy hiểm khi lạm dụng thuốc giảm đau sốt Paracetamol

06:25

- Paracetamol là loại thuốc giúp giảm đau, hạ sốt - đây là loại thuốc thông dụng thông dụng kê đơn nên nhiều gia đình thường mua dự trữ sẵn trong nhà để dùng khi bị bệnh. Đáng lo ngại, nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc khi chỉ cần đau, sốt một chút đã sử dụng. Loại thuốc tưởng chừng vô hại này lại gây ra hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.

Xem thêm

Bộ Y tế cho phép sử dụng một số loại thuốc kháng virut trong điều trị Covid -19

06:15

Thời gian gần đây, thông tin bệnh nhân Covid -19 không tiếp cận được với thuốc Molnupiravir, là một loại thuốc kháng vi rút, khiến rất nhiều người thấp thỏm và tìm cách tự mua thuốc để dự trữ. Dù các loại thuốc này được rao bán trên mạng xã hội với giá cả vô cùng đắt đỏ dao động từ 3 triệu đến 10 triệu đồng/hộp song có những người vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua để phòng thân. Theo các chuyên gia y tế việc mua thuốc như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không cần thiết bởi thực tế thời gian qua cho thấy

Xem thêm

Bộ Y tế triển khai thí điểm việc cấp phát thuốc methadol tại 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng

07:19

Trước thực trạng một số bệnh nhân bỏ điều trị do điều kiện đi lại quá khó khăn, đặc biệt là các bệnh nhân ở khu vực miền núi, Bộ Y tế đã triển khai biện pháp cấp thuốc methadol một lần để bệnh nhân sử dụng nhiều lần tại nhà. Tuy nhiên, methadol là chất gây nghiện nằm trong diện quản lý của nhà nước và nhóm đối tượng điều trị đều là những ngườ có tiền sử sử dụng ma túy. Vì vậy, việc cấp phát thuốc phải được tiến hành thận trọng và từng bước. Từ tháng 4 năm nay, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm tại

Xem thêm

Long An: Diễn tiến mới dịch HIV trong những năm gần đây

09:44

80% số ca nhiễm HIV mới phát hiện trong 6 tháng đầu năm nay tại Long An thuộc nhóm nam quan hệ tinh dục đồng giới hay còn gọi là MSM. Đây là con số dẫn chứng mới nhất mà ông Nguyễn Ngọc Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An đưa ra để nói về diễn tiến mới của tình hình dịch HIV trong khoảng 5 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm

Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam đầu tư hệ thống chạy thận nhân tạo theo tiêu chuẩn châu Âu

03:21

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã thay thế toàn bộ hệ thống máy chạy thận cũ bằng một hệ thống mới đồng bộ, khép kín và có độ an toàn cao theo tiêu chuẩn châu Âu. Đây cũng là bệnh viện đầu tiên ở nước ta đầu tư hệ thống này

Xem thêm

vovlive_suc_khoe_cong_dong_loi-khuyen-chay-bo_1802.mp3

09:58

Người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính phòng bệnh do virus corona thế nào?

09:58

Các trường hợp diễn biến nặng hoặc tử vong do bệnh viêm phổi cấp Vũ Hán hiện tập trung phần lớn ở nhóm người cao tuổi và những người có các bệnh mạn tính. PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh đối với các trường hợp này.

Xem thêm

Câu chuyện truyền cảm hứng của mẹ con bé Bình An

09:43

Hành trình giành sự sống đầy kiên cường của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Liên – bệnh nhân ung thư vú và bé Bình An đã làm lay động trái tim hàng triệu người và được nằm trong top 18 nhân vật truyền cảm hứng của We Choice Awards năm 2019. Câu chuyện đã tiếp thêm động lực cho những người không may mắn để tiếp tục có những chuyện cổ tích được viết lên giữa đời thường.

Xem thêm

Đừng để ly rượu chung vui hóa nỗi buồn

09:38

Dù cho hiện nay, với sự tác động của Luật phòng chống tác hại rượu bia các nhà hàng, quán nhậu đã đìu hiu hơn trước rất nhiều, nhưng thói quen đã nhậu, đã liên hoan là phải uống thì không dễ có thể bỏ trong ngày một ngày hai. Và sau những cuộc vui ấy là không ít những câu chuyện đau lòng vẫn diễn ra hàng ngày tại các bệnh viện. Vì thế đừng bao giờ để ly rượu chung vui hóa thành nỗi buồn-đặc biệt trong những ngày Tết.

Xem thêm

Y tế cơ sở Điện Biên – điểm tựa cho bà con các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn

09:58

Tại những vùng núi cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, mạng lưới y tế cơ sở đã bao phủ đến tận thôn bản, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe và góp phần nâng cao đời sống cho bà con các dân tộc nơi miền biên viễn. Ghi nhận của phóng viên VOV2 tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Xem thêm

Tăng huyết áp vào buổi sáng: Nguyên nhân do đâu?

09:57

Trong bệnh tăng huyết áp còn có tình trạng tăng huyết áp lúc sáng sớm. Đây là một dạng bệnh lý khá nguy hiểm vì gây tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều biến chứng nặng nề. Đâu là nguyên nhân tự nhiên khiến huyết áp biến động vào buổi sáng và có thể làm gì để hạn chế xảy ra tình trạng này? Mời các bạn nghe hướng dẫn của TS. BS Phạm Trần Linh-Trưởng Phòng C5 Viện tim mạch quốc gia.

Xem thêm

Hạn chế lây nhiễm chéo giữa F0 và các thành viên khác trong gia đình .

06:32

Từ một thành viên trong gia đình mắc Covid - 19 rồi lần lượt lây sang những người khác, thậm chí cả gia đình đều mắc. Đây là thực tế đang xảy ra tại nhiều gia đình ở thành phố Hà Nội hiện nay gây ra nhiều xáo trộn đối với công việc và cuộc sống thường ngày. Với cơ chế lây truyền của Sar CoV 2 lây trực tiếp qua tiếp xúc và gián tiếp qua các vật dụng hoặc bề mặt nhiễm mầm bệnh hoặc tiếp xúc gần với người bệnh ... Để hạn chế lây nhiễm chéo giữa F0 với các thành viên trong gia đình là điều không dễ,

Xem thêm

Sửa đổi giá dịch vụ khám, chữa bệnh

09:58

Dự thảo luật khám chữa bệnh sửa đổi đang trình Quốc hội lần này đề xuất xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo pháp luật về giá. Vấn đề này đang tồn tại nhiều vướng mắc, thậm chí nảy sinh nhiều tiêu cực trong thời gian qua.

Xem thêm

Ưu tiên tiêm phòng vắc xin Covid 19 cho các bệnh nhân tim mạch

06:55

Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu nhiễm Covid 19, bệnh nhân tim mạch có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong cao hơn so với người bình thường khỏe mạnh. Vì vậy, thực hiện 5K và tiêm vắc xin là những biện pháp giúp hạn chế lây nhiễm và giảm nhẹ các biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có những bệnh nhân chưa hiểu cặn kẽ, thậm chí còn có những nhận thức trái ngược nhau về tiêm phòng vắc xin Covid 19. Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân tim mạch nên là những người trong nhóm ưu tiên được tiêm phòng vắc xin Covid 19

Xem thêm

Điều gì xảy ra nếu trong nhà dự trữ quá nhiều các loại thuốc?

07:11

Ốm đau thường đến bất chợt, với tâm lý đó nhiều người có thói quen mua một số loại thuốc dự trữ sẵn trong nhà để đề phòng có lúc sẽ dùng đến. Trong bối cảnh dịch Coivd 19 diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng, tâm lý lo lắng đến một lúc nào đó thi trường thuốc sẽ khan hiếm khiến nhiều người càng có nhu cầu tích trữ tủ thuốc trong nhà.

Xem thêm

Nâng cao kiến thức về dinh dưỡng miễn dịch.

06:57

Thưa quý vị và các bạn, nói đến dinh dưỡng miễn dịch phần lớn chúng ta đều hiểu một cách cơ bản rằng dinh dưỡng chính là nền tảng để tạo nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh nhưng cụ thể một chế độ dinh dưỡng như thế nào để có thể tăng miễn dịch hay dinh dưỡng miễn dịch gồm những chất nào thì không phải ai cũng hiểu và thực hành đúng.

Xem thêm

Một số biện pháp giảm thiểu tác động tâm lý để F0 sớm khỏi Covid 19

06:43

Chúng ta đang trải qua những ngày tháng tồi tệ của dịch bệnh Covid 19. Bên cạnh những mất mát có thể đo đếm được, còn có những khủng hoảng ghê gớm đang tác động lên tâm lý người dân, đặc biệt đối với những người không may bị nhiễm bệnh. Bộ Y tế đã khuyến cáo tình trạng căng thẳng tinh thần, sợ hãi, lo lắng có thể khiến người bệnh Covid 19 khó ngủ, khó tập trung, ăn, ngủ kém, dẫn tới các bệnh lý mãn tính trầm trọng hơn. Các cảm giác như lo lắng, sợ hãi và buồn chán không chỉ là vấn đề của cám xúc

Xem thêm

Lợi ích khi điều trị bằng thuốc ARV sớm

07:03

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 150.000 người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc ARV và khoảng 95% trong số này có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Ngoài việc hàng ngày phải uống 1 viên thuốc ARV, thì nhiều người trong số này đều hoàn toàn sống như những người bình thường khác.

Xem thêm

Nỗ lực giành lại sự sống cho bệnh nhân Covid 19 tại trung tâm cấp cứu 115 TP. Hồ Chí Minh

07:31

Trong những ngày này, Sài Gòn vắng vẻ và tĩnh lặng nhưng mọi hối hả và tất bật của thành phố đang dồn nén lại ở trung tâm cấp cứu 115, nơi nhận được khoảng 6000 cuộc gọi cấp cứu mỗi ngày. "Nhanh chóng, khẩn trương" đến nơi F0 đang trở nặng để kịp thời sơ cứu, chuyển viện, đó là nhịp sống trong suốt mấy tháng qua của tất cả cán bộ, nhân viên trung tâm cấp cứu 115 TP. Hồ Chí Minh. Bất kể ngày đêm, các bác sĩ đã và đang chạy đua với tử thần mang tên Covid 19 để giành giật sự sống cho từng người bện

Xem thêm

Nâng cao năng lực cho y tế tuyến dưới.

08:32

Tăng cường năng lực chuyên môn cho của đội ngũ y bác sỹ tuyến cơ sở giúp người dân được chăm sóc sức khỏe ngay tại chỗ là một trong những hoạt động ưu tiên của ngành y tế các địa phương. Để thực hiện được mục tiêu này Bộ y tế đã triển khai nhiều chương trình đào tạo để hỗ trợ các địa phương nâng cao năng lực cho y tế tuyến dưới và chính y tế các địa phương cũng đang tích cực thay đổi để khẳng định mình

Xem thêm

Biện pháp "khử khuẩn" - Việc quan trọng trong thông điệp 5K của Bộ Y tế.

06:22

Trong thông điệp 5K hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch Covid - 19 của Bộ y tế, khử khuẩn được xếp thứ 2 sau khẩu trang. Khuyến cáo này đang được nhiều gia đình áp dụng nhắm tạo ra một môi trường sống an toàn trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Xem thêm

Kiến thức để vượt qua khi tự theo dõi điều trị tại nhà các trường hợp mắc Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

06:49

Hiện cả nước có gần 220.000 người mắc Covid -19 đang tự theo dõi điều trị tại nhà, mặc dù ngành y tế đã có các hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc điều trị trong thời gian này, tuy nhiên không phải ai cũng đủ bình tĩnh tự tin khi rơi vào tình huống này.

Xem thêm

Giải mã Gien người Việt.

06:45

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu biến dị di truyền cho quần thể người Việt với quy mô hơn 1.000 hệ Zen do viện nghiên cứu dữ liệu lớn Vin Big Data - Tập đoàn Vingroup thực hiện đã hoàn thiện. Theo các chuyên gia y tế việc giải mã thành công hệ gien người Việt có ý nghĩa lớn trong việc ứng dụng đặc biệt ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người Việt.

Xem thêm

Miền Bắc: Số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng.

09:05

Tại các tỉnh miền Nam, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và lây lan mạnh, đặc biệt đã có nhiều ca bệnh nặng và tử vong. Còn tại miền Bắc, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cũng bắt đầu gia tăng, trong đó có những trường hợp đi du lịch hoặc di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra. Thời gian qua, trung tâm Bệnh nhiệt đới bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan đến vùng dịch.

Xem thêm

Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

06:42

Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia là bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gien bệnh. Tại nước ta, tất cả các địa bàn trên cả nước đều có người mang gien bệnh ước tính khoảng 14 triệu người, điều đáng nói là nỗi ám ảnh về bệnh tật luôn thường trực trong suy nghĩ kéo dài cả đời đối với mỗi người bệnh và gia đình họ.

Xem thêm

Vấn đề uống thuốc dự phòng trước khi tiêm vắc xin Covid 19 vì lo sợ phản ứng phụ sau khi tiêm

09:15

Chiến dịch tiêm chủng Vắc xin Covid 19 lớn nhất từ trước tới nay đang được thực hiện với mục tiêu đến cuối năm 2021, khoảng 70% dân số sẽ được tiêm chủng. Tại nhiều địa phương, công tác tiêm chủng đang nhận được sự quan tâm lớn từ chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân - đối tượng được tiêm chủng. Tuy nhiên, thay vì cần quan tâm tới các khuyến cáo của cơ quan y tế về những điều cần lưu ý trước, trong và sau khi tiêm, nhiều người lại lan truyền các cách phản giảm ứng sau tiêm không chính

Xem thêm

Nỗ lực và sự vất vả trong công cuộc chống dịch Covid-19 của các y, bác sĩ

07:31

- Đại dịch Covid 19 đã khiến cuộc sống chúng ta thay đổi và cũng khiến công việc của các bác sĩ vất vả lên bội phần. Có lẽ trong lịch sử ngành y, chưa bao giờ đặc tính vất vả, nguy hiểm của nghề lại thể hiện rõ ràng như vậy. Dù vậy, Covid -19 không làm họ chùn bước, ở nơi dịch bệnh đang bủa vây hàng ngàn y bác sĩ vẫn lặng lẽ góp sức để cứu chữa các bệnh nhân mắc Covid-19, đưa họ trở về với cuộc sống bình thường.

Xem thêm

Nhiễm HIV: Giật mình từ những con số

09:27

Những năm qua, công tác điều trị HIV tại nước ta đã đạt được hiệu quả rất tích cực. 96% người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, góp phần đáng kể vào việc giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện xu hướng lây nhiễm HIV tại các tỉnh, thành phố đang có sự thay đổi rõ rệt, nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV từ các đối tượng nghiện chích ma túy, gái mại dâm đang dần dần được kiểm soát nhưng tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang gia tă

Xem thêm

Ma túy trá hình âm thầm đầu độc lứa tuổi học đường.

08:23

Vừa qua 10 học sinh tại thành phố Hạ Long đã phải đi cấp cứu, qua test nhanh phát hiện 6 cháu dương tính với chất THC, một loại chất có trong cây cần sa. Đây là vụ việc ngộ độc với chất gây nghiện xảy ra gần đây nhất, vấn đề ma túy trá hình có trong bánh kẹo, nước ngọt xâm nhập vào học đường đã được cảnh báo từ lâu. Thế nhưng, những sản phẩm như ma túy nước xoài, kẹo mút cần sa, ma túy tem giấy, ma túy nước vui hay nấm thần vẫn đang âm thầm đầu độc lứa tuổi học đường.

Xem thêm

Sử dụng căn cước công dân gắn chíp thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh.

09:57

Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ ngày 1/3 vừa qua, nhiều cơ sở y tế cả công lập và tư nhân đã triển khai thí điểm việc sử dụng thẻ công dân gắn chíp thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh. Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ mới mang lại nhiều tiện ích cho cả các cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.

Xem thêm

Hà Nội thiết lập trạm y tế lưu động thu dung điều trị bệnh nhân Covid 19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

06:38

Để chủ động kiểm soát dịch bệnh, các quận, huyện của TP. Hà Nội đã thiết lập trạm y tế lưu động thu dung điều trị bệnh nhân Covid 19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại địa bàn các xã, phường, thị trấn. Hiện nay, nhiều trạm y tế đã được vận hành, chủ động chăm sóc bệnh nhân, góp phần giảm tải cho tuyến trên.

Xem thêm

Tâm lý chủ quan không sợ Covid và việc phòng chống dịch bệnh đúng cách.

06:34

Khi các nhà hàng đang phải dần thu hẹp dịch vụ ăn uống tại chỗ thì nhu cầu của người dân vẫn tăng lên. Các cuộc tụ tập liên hoan cuối năm, cưới hỏi, giỗ chạp vẫn liên tục diễn ra. Khi người dân sống chung với dịch bệnh thì có một thực tế không ít người suy nghĩ trước sau gì cũng mắc nên lơ là các biện pháp phòng chống dịch.

Xem thêm

Thời điểm khó khăn của y tế cơ sở.

07:08

Khi số ca nhiễm Covid 19 trong cộng đồng quá lớn đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ lây nhiễm trong tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt cũng có rất nhiều y bác sỹ, nhân viên y tế cũng đã trở thành F0. Điều này tạo ra những xáo trộn nhất định trong hoạt động của các bệnh viện. Với 60% nhân viên y tế mắc Covid 19, trung tâm y tế quận Đống Đa, Hà Nội hiện đang thiếu nhân lực trầm trọng. Ông Nguyễn Đức Tuấn - Giám đốc Trung tâm y tế quận Đống Đa cho biết đây là thời điểm khó khăn nhất của anh em y

Xem thêm

Bệnh nhân mắc cúm A ngày càng gia tăng.

09:03

Khi dịch Covid 19, sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp thì hiện nay ở nhiều bệnh viện đã và đang ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A gia tăng. Theo thống kê tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong số hàng trăm bệnh nhân đến khám với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt thì có tới 1/4 trường hợp mắc cúm A. Tại bệnh viện Thanh Nhàn - Hà nội từ đầu mùa hè đến nay, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân mắc cúm A phải nhập viện tăng mạnh khoảng 100 ca, những ngày cao điểm có tới 30 đến 40 bệnh nhâ

Xem thêm

Sự quan trọng của thuốc điều trị ARV đối với người nhiễm HIV

06:55

Theo ước tính của các nhà chuyên môn, cùng với các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và điều trị ARV đã góp phần đáng kể giúp cho khoảng 500 nghìn người tránh việc không bị lây nhiễm HIV và khoảng 200 nghìn tránh được tử vong do AID. Như vậy, điều trị HIV bằng thuốc ARV có ý nghĩa rất lớn với nhiễm người nói riêng và cộng đồng nói chung.

Xem thêm

Nguy cơ diễn biến nặng ở bệnh nhân Covid-19 béo phì

06:53

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành của nước ta là 6,6%, trong đó khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất 16%; khu vực Đông Bắc Bộ thấp nhất 6,4%. Tỷ lệ béo phì cao ở lứa tuổi từ 45-54 chiếm gần 9%. Thực tế cho thấy béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Ngoài ra, béo phì là một trong số các yếu tố mạnh nhất làm tăng nguy cơ tử vong do Covid-19. Chất béo dư thừa có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, cũng như các chứ

Xem thêm

Có nên mua các sản phẩm kit xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 được bán tràn lan trên mạng hay không?

07:52

- Kit xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 đang là mặt hàng được quan tâm lớn và có nhu cầu mua sử dụng bởi tâm lý lo sợ lây nhiễm bệnh Covid -19 trước tình hình phức tạp của dịch bệnh. Vì vậy, dịch vụ cung cấp các bộ kit xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 trên mạng xã hội được quảng cáo công khai và được khá nhiều người quan tâm mua về sử dụng. Ưu điểm của bộ xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 là thuận lợi khi sử dụng, cho kết quả nhanh và có thể thực hiện ngay tại cộng đồng với chi phí thấp hơn so với xét nghiệm PCR

Xem thêm

Dậy thì sớm ở trẻ có khuynh hướng ngày càng sớm hơn so với các thế hệ trước

06:54

Số liệu từ các bệnh viện nhi và các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tuổi khởi phát dạy thì ở trẻ đang có khuynh hướng ngày càng sớm hơn so với các thế hệ trước. Tổ chức y tế thế giới cũng cho biết, trẻ dậy thì sớm tăng 35 lần so với 10 năm trước. Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân là do trẻ ăn nhiều thịt, uống nhiều sữa. Liệu có phải như vậy?

Xem thêm

Ma túy tổng hợp mối nguy cơ lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

09:58

Theo thống kê của Bộ Công An, 60% số người sử dụng trái phép chất ma túy lần đầu ở độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi. Cùng với xu hướng người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa thì sự xuất hiện của nhiều loại ma túy tổng hợp mới đang là mối nguy cơ lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Ma túy tổng hợp đã biến nhiều thanh niên trai tráng, khỏe mạnh thành bệnh nhân tâm thần và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Xem thêm

Ứng dụng thẻ bảo hiểm y tế VssID trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

07:34

Từ đầu tháng 6, người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Điều đó đồng nghĩa việc người dân khi đi khám chữa bệnh sẽ không phải mang thẻ bảo hiểm giấy đi mà chỉ cần tải ứng dụng VssID trên điện thoại di động và trình ứng dụng này cho cơ quan y tế.

Xem thêm

ICU - nơi làn ranh sinh tử và cuộc chiến giành sự sống cho các bệnh nhân Covid - 19

06:41

- ICU hay còn gọi là Khu hồi sức tích cực có lẽ là nơi làn ranh sinh tử hiện hữu rõ ràng nhất. Một ngày trước bệnh nhân vẫn còn nhắn tin về cho vợ con, nhưng hôm sau những tin nhắn có thể vĩnh viễn không có hồi đáp. Ở nơi ánh đèn chưa bao giờ tắt ấy, cuộc chiến giành sự sống vẫn diễn ra từng giờ, từng ngày.

Xem thêm

Câu chuyện cảm động về sự tận tụy của bác sĩ Phạm Cao Thành - trưởng trạm y tế lưu động phường Phú Mỹ

07:13

- Các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm Covid -19. Tuy nhiên, nỗi lo lắng lớn nhất của lực lượng tuyến đầu có lẽ là việc không hoàn thành trách nhiệm khi không thể cứu lấy các bệnh nhân Covid -19. Chương trình hôm nay sẽ giới thiệu câu chuyện cảm động về sự tận tụy và nỗ lực của bác sĩ Phạm Cao Thành, trưởng trạm y tế lưu động phường Phú Mỹ, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong việc chăm sóc và chữa trị các bệnh nhân Covid -19.

Xem thêm

Hướng dẫn cách đọc kết quả và sử dụng thiết bị đo độ bão hòa Oxi trong máu (SPO2) tại nhà.

07:50

Độ bão hòa Oxi trong máu là một trong những chỉ số sinh tồn quan trọng giúp đánh giá diễn biến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì có thể dẫn đến việc máy đo SPO2 cung cấp kết quả không chính xác với thực tế của người bệnh, từ đó người bệnh chủ quan hoặc hoảng hốt quá mức, dẫn đến xử trí không đúng. Để theo dõi SPO2 tại nhà một cách hiệu quả an toàn chúng ta cùng nghe hướng dẫn của bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng khoa cấp cứu bệnh việ

Xem thêm

Người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền cần phải làm gì để thích nghi an toàn với Covid 19?

06:19

Cho dù chúng ta đã xác định sống chung an toàn với Covid 19 nhưng số ca mắc những ngày gần đây liên tục tăng cao thậm chí ngang với thời kỳ đỉnh dịch, khiến nhiều người cảm thấy bất an lo lắng đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc Covid 19 như người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Ngoài việc tiêm Vắc xin, thực hiện theo khuyến cáo 5K của ngành y tế những người trên 50 tuổi, đặc biệt người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền cần làm gì để thích nghi an toàn với Covid 19? Thạc sĩ - Bác

Xem thêm

Có triệu chứng nhưng test nhanh vẫn cho kết quả âm tính, cần phải làm gì?

06:42

Có đầy đủ các triệu chứng của bệnh Covid 19 như hắt hơi, ho, đau đầu, rát họng và cảm giác ớn lạnh nhưng test nhanh vẫn cho kết quả âm tính. Trường hợp này khá phổ biến kể từ khi Omicron biến thể của vi rút Sar CoV2 xuất hiện và đang lây lan ở tất cả các tỉnh thành phố nước ta đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tình huống này khiến nhiều người khá lúng túng vì không biết mình cần phải làm gì và có nên cách ly điều trị hay không?

Xem thêm

Nỗi lo thiếu máu cho việc phục vụ công tác điều trị.

06:12

Cùng với nỗi lo về số ca mắc Covid - 19 có thể sẽ còn tăng khi Tết nguyên đán đang đến gần, nhu cầu đi lại giao lưu tăng cao hơn những ngày bình thường thì tại các cơ sở y tế hiện nay nỗi lo thiếu máu phục vụ cho công tác điều trị cũng là một vấn đề rất đáng lo ngại. Tiến sĩ, bác sĩ Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu Trung ương chia sẻ trong chương trình hôm nay....

Xem thêm

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân chính làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm

09:59

Hàng năm, tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 74% số ca tử vong ở nước ta. Tổ chức y tế thế giới nhấn mạnh lối sống không khoa học, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và ít hoạt động thể lực là 3 nguyên nhân chính làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Trong 3 nguyên nhân trên việc thực hành dinh dưỡng thiếu khoa học chính là yếu tố cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Xem thêm

Viêm Gan B mạn tính người bệnh cần tuân thủ trong việc điều trị tránh lây lan.

09:58

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới khoảng 10 đến 20% dân số nước ta nhiễm virus viêm gan B. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về gan và ung thư gan. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân dù bị nhiễm virus viêm gan B nhưng không điều trị khiến cho bệnh tiến triển nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm

Lần đầu ghép thành công cả hai cẳng tay tại Bệnh viện TW Quân đội 108

02:58

Từ tạng hiến của một người chết não, 150 bác sĩ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã lập 12 bàn mổ, tiến hành lấy và ghép tạng, ghép chi cho 6 bệnh nhân. Trong đó, lần đầu tiên bệnh viện ghép thành công đồng thời 2 cẳng tay cho nam thanh niên 18 tuổi.

Xem thêm

Nỗ lực của các y bác sỹ tại Trung tâm y tế huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong công tác phòng chống dịch Covid 19.

07:32

Một huyện vùng cao được đánh giá là khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất lẫn trình độ năng lực về y tế còn hạn chế nhưng hiện nay tất cả đội ngũ y bác sỹ từ trung tâm y tế huyện đến 15 trạm y tế xã gồm hơn 200 người đều thực hiện thành thục từ khâu tiêm vaccine, khám sàng lọc F0, xét nghiệm lấy Viruts Sar CoV2. Kết quả này có được đều từ sự quyết tâm nỗ lực của toàn ngành từ tháng 5 năm 2021 khi làn sóng dịch Covid 19 càn quét qua. Giữ vững thành quả đạt được trong công tác phòng

Xem thêm

Hoạt động khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế trên cả nước đã kích hoạt trở lại

07:21

Theo ghi nhận hoạt động khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc đều đã đông đúc trở lại. Đặc biệt các bệnh viện lớn ở truyến trên đã đồng loạt kích hoạt quy trình khám chữa bệnh trong giai đoạn cao điểm và tiếp tục duy trì một số biện pháp chống dịch. Sự hồi phục hoạt động khám chữa bệnh không chỉ mang đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân kịp thời, thường xuyên mà rất nhiều trường hợp bệnh nhân nặng đã được cứu sống nhờ các kỹ thuật cao, chuyên sâu....

Xem thêm

Hướng dẫn đăng ký trực tuyến tiêm chủng vắc xin Covid 19

06:50

Hiện tình hình dịch bệnh Covid 19 ở các địa phương vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh. Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng dịch 5K theo Bộ Y tế, người dân đang rất mong chờ được tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ nay đến cuối năm sẽ có thêm khoảng 124 triệu liều vắc xin Covid 19 từ các nguồn khác nhau cam kết cung ứng cho nước ta. Như vậy, người dân chỉ cần đăng ký tiêm và chờ hướng dẫn từ các cơ sở tiêm chủng. Ngay khi có vắc xin được ph

Xem thêm

Hà Nội triển khai các biện pháp phòng dịch Covid 19 nhằm sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường

07:59

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã đề nghị các quận, huyện xác định rõ các vùng "xanh", "da cam", "đỏ" trên địa bàn, để từ đó triển khai biện pháp phòng dịch thực chất, hiệu quả, chắc chắn và chặt chẽ theo từng vùng. Cụ thể, vùng xanh được xác định là vùng không có dịch; vùng da cam là vùng có các nhà máy, cơ sở sản xuất, siêu thị, bệnh viện đang hoạt động có yếu tố nguy cơ; vùng đỏ là vùng có ca bệnh F0. Trên cơ sở như vậy, thành phố cũng giao chính quyền sở tại thiết lập các giải pháp nhằm bảo

Xem thêm

Đội ngũ nhân viên y tế miệt mài thực hiện nhiệm vụ chống dịch Covid 19.

06:48

Những ngày cuối năm, người dân đang bận rộn chuẩn bị đón Tết thì đội ngũ cán bộ y tế vẫn miệt mài khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ chống dịch Covid 1. Tại trạm y tế phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội, các cán bộ y tế luôn phải cố gắng nỗ lực hết mình vì người bệnh, không quản ngày đêm, trời nắng cũng như trời mưa.

Xem thêm

Dự kiến việc tiêm chủng phòng Covid 19 hàng năm được thực hiện như cúm mùa.

09:04

Hiện nay, số ca mắc và chuyển nặng do Covid 19 ở nước ta đang giảm dần nhưng chưa thể nói là dịch đã kết thúc. Tổ chức y tế thế giới và các chuyên gia dịch tễ đều nhận định rất có thể quá trình biến đổi gien của vi rút sẽ xuất hiện chủng mới, tạo thành đợt dịch lớn tiếp theo. Vì vậy, nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới đều khuyến cáo người dân tiêm mũi thứ 4 và tiến dần đến việc tiêm chủng phòng Covid 19 hàng năm như cúm mùa. Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng của nước ta đang chậm lại, nguyên nhâ

Xem thêm

Di chứng đau nhức mỏi cơ xương khớp ở bệnh nhân hậu Covid 19.

06:49

Hậu Covid 19 không còn là vấn đề xa lạ đối với người dân, các di chứng về hô hấp, tim mạch hay tâm thần được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cũng còn một vấn đề về sức khỏe mà nhiều người gặp phải, đó là di chứng đau nhức mỏi cơ xương khớp ở bệnh nhân hậu Covid 19.

Xem thêm

Phân biệt sốt do sốt xuất huyết và sốt do các bệnh lý khác

09:03

Hiện đang là thời điểm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do vi rút như sốt xuất huyết, Covid 19, cúm A H1N1 đồng loạt bùng phát mạnh tại cộng đồng. Các bệnh này đều có triệu chứng chung là sốt nhưng có những đặc điểm riêng về yếu tố dịch tễ đường lây truyền cũng như bệnh cảnh...

Xem thêm

Áp lực nặng nề của y tế cơ sở TP Hồ Chí Minh trong đợt bùng phát Covid lần thứ 4

07:19

Đợt dịch Covid - 19 lần thứ 4 bùng phát, TP. Hồ Chí Minh là địa phương phải gánh chịu nhiều hậu quả nhất. Dù cả nước đã dồn tổng lực chi viện cho miền Nam, tuy nhiên áp lực ngành y tế gánh chịu, đặc biệt là y tế tuyến đầu là không thể đong đếm. Lực lượng này vừa phải làm công tác truy vết, vừa tham gia điêu trị bệnh nhân Covid - 19 lại phải đảm nhận thêm công tác tiêm chủng. Có lẽ chưa khi nào, công việc của y tế cơ sở lại nhiều áp lực và vất vả đến thế.

Xem thêm

Đừng lơ là với di chứng hậu Covid -19

07:07

Từ khi dịch Covid -19 xuất hiện, nước ta đã có hàng trăm nghìn bệnh nhân Covid -19 được chữa khỏi bệnh và ra viện. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đối với nhiều bệnh nhân, việc thoát khỏi "cửa tử" trở về bên người thân được coi là kỳ tích. Song, điều đó không có nghĩa là các bệnh nhân này đã khỏe mạnh hoàn toàn. Quá trình chiến đấu với bệnh tật đòi hỏi các bệnh nhân phải nỗ lực hơn nữa mới có thể trở về cuộc sống hoàn toàn bình thường.

Xem thêm

Ma túy tổng hợp và nguy cơ về sức khỏe

07:45

- Những năm gần đây, số lượng người trẻ đến cai nghiện ở viện Sức khỏe tâm thần quốc gia tăng nhanh. Đáng lưu ý, khi gia đình phát hiện con em nghiện ma túy tổng hợp thì đều đã muộn. Bệnh nhân đã bị tổn thương nặng nề về tinh thần, rất khó có thể cai và điều trị.

Xem thêm

Những bất ổn tâm lý tinh thần sau khi nhiễm Covid - 19

09:01

Giai đoạn căng thẳng nhất, bùng phát dữ dội nhất của dịch Covid -19 đã đi qua. Nhiều người nhiễm Sar CoV2 đã khỏi bệnh và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường; tuy nhiên vẫn có bệnh nhân gặp vấn đề về sức khỏe hậu Covid - 19 trong đó có các rối loạn tâm thần. Cùng nghe chia sẻ của một số bệnh nhân về những bất ổn tâm lý tinh thần sau khi khỏi bệnh Covid -19.

Xem thêm

"Chạy đua với thời gian" giúp bệnh nhân Covid 19 sớm khỏi bệnh

09:50

Những ngày này, tại 12 trung tâm hồi sức cấp cứu Covid 19 do Bộ Y tế thành lập tại các địa phương, các y bác sĩ đang ngày đêm cứu chữa các bệnh nhân mắc Covid 19. Mục tiêu và cũng là quyết tâm cao nhất là giúp người bệnh được điều trị nhanh nhất và giảm tỉ lệ tử vong do mắc Covid 19 xuống mức thấp nhất. Đây là những áp lực rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh người bệnh quá tải như hiện nay. "Chạy đua với thời gian" là cụm từ chính xác nhất mô tả công việc của các y bác sĩ và nhân viên y tế.

Xem thêm

Người dân không tự ý mua và sử dụng sản phẩm quảng cáo trên mạng xã hội để điều trị Covid 19 khi chưa được kiểm chứng

05:23

Đại dịch Covid 19 do biến chủng Delta gây ra đang diễn biến phức tạp. Lơi dụng tâm lý người dân trong việc tìm kiếm các sản phẩm có tác dụng phòng chống Covid 19, một số cá nhân đã sử dụng mạng xã hội và thông tin đại chúng đăng tải, chia sẻ những thông tin chưa chính xác, chưa được kiểm chứng khoa học về tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid 19.

Xem thêm

Làm thế nào để duy trì tỷ lệ hơn 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế trong bối cảnh đại dịch Covid 19?

07:19

Đến nay nước ta đã có 88 triệu người tham bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% dân số. Tuy nhiên, đại dịch Covid 19 đã khiến tình trạng mất việc làm diễn ra khá trầm trọng, đồng nghĩa việc nhiều người lao động bị gián đoạn quá trình tham gia bảo hiểm y tế và tạm thời không nằm trong vòng bảo vệ của chính sách này.

Xem thêm

Hiệu quả của mô hình bệnh viện chị em.

07:03

Chia sẻ của bác sỹ Huỳnh Văn Bình - Trưởng khoa ICU - Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16 thành phố Hồ Chí Minh về hiệu quả của mô hình Bệnh viện Chị em trong công tác quản lý và điều trị bệnh nhân Covid 19 trên địa bàn thành phố. Mô hình Bệnh viện Chị em được hiểu đơn giản là bệnh tuyến trên, hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới về chuyên môn trong công tác điều trị F0 để hướng tới mục tiêu giảm tối thiểu tỉ lệ tử vong do Coivd 19.

Xem thêm

Dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh

07:47

Xác định vấn đề dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả. Từ năm 2020 Bộ y tế đã có thông tư 18 quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện. Theo đó, các bệnh viện từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa dinh dưỡng thế nhưng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cũng như tư vấn dinh dưỡng ở các bệnh viện hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn khiến tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân dù đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao.

Xem thêm

Tối ưu hóa phác đồ ARV trong điều trị nhiễm HIV

09:49

Hiện nay, nước ta có hơn 210 nghìn người nhiễm HIV, số người được điều trị ARV là gần 150 nghìn người. Hiệu quả điều trị được đánh giá cao, tỷ lệ HIV kháng thuốc thấp dưới 5%. Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2030 đưa ra mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV đạt 90% và vào năm 2030 là 95%. Cùng với việc mở rộng điều trị là mục tiêu tối ưu hóa phác đồ ARV trong điều trị nhiễm HIV.

Xem thêm

PrEP và PEP khác nhau như thế nào?

09:56

Trước đây, đối với những người có nguy cơ cao như quan hệ tình dục đồng giới, tiêm chích ma tính… HIV luôn là nỗi sợ hãi, thì nay họ đã vượt qua được nỗi ám ảnh này bằng cách uống thuốc PrEP hoặc PEP. 2 loại thuốc này được coi là “phao cứu sinh” giúp họ phòng ngừa bị phơi nhiễm HIV. Nhưng chúng khác nhau như thế nào?

Xem thêm

Thích nghi và sống chung an toàn với dịch bệnh

09:58

Hiện nước ta đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19. Nhưng cho tới khi có vắc xin, nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu chúng ta chủ quan, không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống. Cũng rất có thể, từ giờ trở đi chúng ta sẽ không còn được bình yên như khoảng thời gian trước khi có dịch. Thích nghi và sống chung an toàn với Covid-19 là giải pháp mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang áp dụng.

Xem thêm

Những loại thuốc cần có tại gia đình

06:27

Tai nạn sinh hoạt khiến chảy máu ồ ạt hay đột ngột sốt cao vào ban đêm... là những tình huống cần sơ cấp cứu trước khi đến bệnh viện. Những vật dụng cần thiết lúc này là gì? Đó là: bông, gạc vô trùng để ấn chặt vết thương đang chảy máu để cầm máu, hay thuốc hạ sốt nếu bị sốt cao? Dẫn chứng trên đây để thấy sự cần thiết của những vật dụng sơ cấp cứu ban đầu cần có tại mỗi gia đình, bao gồm cả vật dụng y tế và thuốc men. Những danh mục cần thiết được BS CKII Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng Khoa Cấp cứu

Xem thêm

HIV: Phát hiện sớm điều trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

08:57

Để giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng, tránh những hậu quả nặng nề do căn bệnh này gây ra, việc phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV và điều trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để người có nhu cầu được xét nghiệm dễ dàng, thuận tiện hơn, nhiều năm qua, Bộ Y tế đã mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ xét nghiệm HIV. Cùng với việc xét nghiệm sàng lọc tại hơn 1.300 cơ sở y tế, nhiều tỉnh, thành đã triển khai mô hình cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng....

Xem thêm

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở tại huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

06:51

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở không chỉ là vấn đề được đặt ra khi dịch Covid 19 xuất hiện và bùng phát mạnh. Trước đó, năm 2017 Bộ y tế đã triển khai mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã, phường ở 8 tỉnh, thành phố. Đến nay từ 26 trạm mô hình y tế điểm đã nhân rộng ra hầu khắp các tỉnh thành. Như tại huyện nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - Bác sĩ: Nguyễn Giang Binh - Giám đốc Trung tâm y tế huyện cho biết thời gian qua đã có 6 trạm y tế xã được đầu tư xây mới.

Xem thêm

Hậu quả của việc bệnh nhân tự ý sử dụng Corticoid trong điều trị Covid 19 tại nhà.

07:31

Trong số các thuốc điều trị Covid 19 thì Cortcoid hay còn gọi là thuốc kháng viêm chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên thời gian qua rất nhiều bệnh nhân điều trị tại nhà đã tự ý sử dụng loại thuốc này trong một thời gian dài mà không hay biết đến hậu quả do lạm dụng thuốc gây ra.

Xem thêm

Các trường hợp F0, F1 được cách ly điều trị tại nhà theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế

06:55

- Khi số ca mắc Covid 19 đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã thay đổi chiến lược cách ly và điều trị đối với các trường hợp F0 và F1. Theo đó, nếu F1 và F0 đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của Bộ Y tế sẽ được cách ly, điều trị tại nhà. Đây là một chiến lược mới, giúp giảm tải gánh nặng cho hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh dịch vẫn gia tăng nhanh như hiện nay. Theo Bộ Y tế, 3 trường hợp F0 sẽ được cách ly tại nhà là: + Nhân viên y tế nhiễm Sar-Cov

Xem thêm

Bảo hiểm y tế thanh toán các xét nghiệm Covid 19 giúp giảm bớt gánh nặng cho người bệnh

07:50

Bệnh viên là nơi xung yếu nhất và nguy cơ lây nhiễm Covid -19 cao nhất. Vì vậy, để bảo đảm cho sự an toàn của bệnh nhân, thầy thuốc và duy trì hoạt động khám chữa bệnh, hiện nay các cơ sở y tế đều yêu cầu người bệnh và người nhà phải xét nghiệm sàng lọc Sarcovi 2 trước khi nhập viện điều trị nội trú. Mặc dù điều này tăng thêm thủ tục và chi phí cho cán bộ nhân viên y tế và bệnh nhân, nhưng đây thực sự là điều cần thiết trong bối cảnh đại dịch Covid -19 diễn ra phức tạp như hiện nay. Nhằm chia s

Xem thêm

Mô hình tổ y tế lưu động trong khu phố tại thành phố Thủ Đức.

06:17

Nhằm hỗ trợ chăm sóc cho F0 đang điều trị tại nhà giảm áp lực cho y tế tuyến trên, thành phố Thủ Đức đã áp dụng mô hình tổ y tế lưu động trong khu phố. Đây là mô hình duy nhất và lần đầu tiên được áp dụng tại khu phố của thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp hạn chế thấp nhất số ca chuyển biến nặng và tử vong.

Xem thêm

Vai trò thiết yếu của Vaccine trong việc kiểm soát và ngăn chặn lây lan của dịch bệnh Covid 19.

06:25

Việc từng bước hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid 19 đã cho thấy vai trò thiết yếu của Vaccine trong việc kiểm soát và ngăn chặn lây lan của dịch bệnh đồng thời hạn chế gánh nặng bệnh tật. Trên thực tế tiêm Vaccine không chỉ quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn là giải pháp bảo vệ sức khỏe cho mọi lứa tuổi....

Xem thêm

Chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ nhiễm mới hay tái nhiễm Coivd 19

09:03

Khi lây nhiễm virut có cơ hội được biến đổi, nó biến ra chủng mới hơn, nguy hiểm hơn và lây nhiễm dễ dàng hơn. Nhiều chuyên gia y tế đã liên tục cảnh báo nguy cơ nhiễm mới hay tái nhiễm Covid 19, nhất là khi xuất hiện các biến thể mới của Omicron. Tuy nhiên, khi cuộc sống trở lại bình thường, nhiều người trong chúng ta lại có tâm lý chủ quan, nới lỏng việc đeo khẩu trang và không muốn tiêm các mũi vacxin phòng Covid 19 nhắc lại và mũi tăng cường.

Xem thêm

Chế phẩm tăng cường sức đề kháng liệu có tác dụng trong điều trị Covid19?

07:03

Khi số ca mắc Covid-19 liên tục lập đỉnh, đường phố có thể vắng, văn phòng công sở có thể thưa, nhưng có một nơi luôn đông, thậm chí người ta còn phải xếp hàng, đó là các hiệu thuốc, bởi nhu cầu mua thuốc và đặc biệt là các chế phẩm tăng cường sức đề kháng rất lớn. Việc sử dụng thuốc tăng cường sức đề kháng có tác dụng trong điều trị Covid 19? PGS - TS Nguyễn Thị Liên Hương - Nguyên trưởng bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội thông tin:

Xem thêm

Nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền có nên tiêm phòng vắc xin Covid 19?

06:09

Tiêm hay không tiêm phòng vắc xin Covid 19 đối với các nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền như ung thư, huyết áp, tim mạch, rối loạn đông máu? Đây là thắc mắc của không ít người trong thời gian gần đây.

Xem thêm

Cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh tránh khỏi Covid 19

07:14

Hiện đã có khoảng 1% dân số được tiêm vắc xin phòng Covid 19, tỷ lệ này sẽ còn tăng nhanh khi tất cả các nguồn vắc xin được tiếp cận về nhiều hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn diễn biến khó lường, đặc biệt khi đã có những trường hợp nhiễm trong cộng đồng nhưng không xác định nguồn lây. Việc làm thế nào để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi Covid 19 là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Xem thêm

Hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

06:53

Sử dụng ma túy là hành vi trái phạm luật và hủy hoại sức khỏe, có thể dẫn tới lây nhiễm HIV Aids vì sử dụng chung bơm kim tiêm, thậm chí là từ vong nếu sử dụng quá liều. Trong những năm gần đây, khoảng 50 nghìn người nghiện ma túy đã được thụ hưởng chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Điều này đã đem lại hiệu quả đối với việc điều trị cai các chất dạng thuốc phiện, giúp những người nghiện ma túy có cơ hội tái hòa nhập cộng động và cải thiện sức khỏe bản th

Xem thêm

Nâng cao ý thức cá nhân trong khu vực cách ly Covid 19 giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo

06:42

25/286 khu cách ly tập trung tại tỉnh Bắc Giang đã phát hiện ca mắc Covid mới. Hà Nội vừa qua cũng ghi nhận 27 ca dương tính với Covid 19 tại điểm cách ly trường quân sự Sơn Tây. Điều này cho thấy các điểm cách ly tập trung tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ mà nếu không có các biện pháp phòng tránh sẽ dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo. Bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng, việc giữ đảm bảo an toàn trong khu cách ly phụ thuộc nhiều vào ý thức của từng cá nhân.

Xem thêm

Những sai lầm trong phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm

09:55

Tự mua thuốc điều trị, tự ý truyền dịch... Liệu đây có phải là những sai lầm của người dân trong điều trị các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết hay tay, chân, miệng?

Y tế cơ sở thích ứng và đổi mới đáp ứng các thách thức từ đại dịch Covid - 19

06:46

Hiện nay ở nước ta có trên 11.000 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Trong hàng thập kỷ qua, các trạm y tế cơ sở được coi là "người gác cổng" trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Đại dịch Covid -19 đã đặt lên vai y tế cơ sở những nhiệm vụ mới với các trách nhiệm nặng nề hơn. Y tế cơ sở cần phải thích ứng như thế nào? Cần củng cố phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất và kỹ năng chuyên môn ra sao để đáp ứng với yêu cầu mới? Vấn đề này được Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Chí, nguyên Viện tr

Xem thêm

Thói quen bảo vệ và chăm sóc sức khỏe mới hình thành sau đại dịch Covid -19

06:57

- Ngay từ khi dịch Covid - 19 xuất hiện, Bộ Y tế đã kịp thời hướng dẫn mọi người quy tắc "5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế". Đến nay, sau gần 2 năm triển khai và chứng kiến nhiều đợt dịch bùng phát trong cộng đồng, nhiều người đã hình thành các thói quen tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, tránh nguy cơ lây nhiễm Sar-Covi 2, đồng thời bình tĩnh hơn trước các diễn biến mới của dịch.

Xem thêm

Bệnh Lao - Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị tích cực.

06:30

Đến nay, ai cũng biết Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị tích cực thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Trong 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 không chỉ bệnh nhân Lao e ngại đi khám mà ở một số địa phương nhân lực y tế đổ dồn cho công tác phòng chống dịch mà buông lỏng các hoạt động phòng chống Lao. Điều này liệu có ảnh hưởng đến mục tiêu của chương trình phòng chống Lao quốc gia là đến năm 2030 sẽ chấm

Xem thêm

Phương án phòng chống Covid - 19 tối ưu nhất là 5K và vắc xin

06:34

Những ngày gần đây khi số ca mắc Covid -19 vẫn tiếp tục tăng nhanh vì lo lắng muốn dự phòng cho bản thân và gia đình trước dịch bệnh nhiều người đã tự tìm mua thuốc điều trị Covid - 19 được người bán giới thiệu là hàng xách tay từ nước ngoài về. Đối với các thuốc kháng vi rút thế hệ mới và hầu hết đều trong giai đoạn thử nghiệm, ngay cả các bác sĩ cũng rất thận trọng khi chỉ định điều trị cho bệnh nhân thì việc mua thuốc trôi nổi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dịch bệnh Covid - 19 đã và vẫn sẽ là nỗi ám

Xem thêm

F0, F1bị kỳ thị trong cộng đồng tổn thương tâm lý

06:21

Sau thời gian thực hiện cuộc sống bình thường mới theo chỉ thị 128 của thủ tướng chính phủ, số bệnh nhân Covid - 19 ở nước ta đã tăng lên nhanh chóng trong đó có hơn một nửa là ca lây nhiễm ngoài cộng đồng. Covid -19 lây lan kéo theo tâm lý sợ hãi của người dân và chính sự sợ hãi đôi khi là phản ứng thái quá của nhiều người đã nảy mầm cho sự kỳ thị khiến F0, F1 bị tổn thương.

Xem thêm

Bệnh lao nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không để lại các biến chứng.

07:13

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, người mắc bệnh lao sẽ có kết quả điều trị tốt hơn, đặc biệt người bệnh sẽ không bị các biến chứng do lao gây ra. Nhưng đáng tiếc, rất nhiều người đã chần chừ, không đi khám sớm.... Đó cũng là thách thức đối với công tác phòng chống lao ở nước ta hiện nay.

Xem thêm

Nâng cao nhận thức của cộng đồng vê sự nguy hiểm của bệnh viêm gan virus

06:58

- Theo số liệu của Bộ Y tế, cả nước hiện đang có khoảng 10 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan B và gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Vấn đề đáng lo ngại là 90% người bệnh không biết về trình trạng của mình. Nhân ngày viêm gan thế giới 28/7, với khẩu hiệu:"Bệnh viêm gan virus không thể chờ", chúng ta cùng mong muốn cộng đồng hãy nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan virus. Tăng cường các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus viêm gan, đặc biệt là virus viêm gan B và viêm ga

Xem thêm

PREP - Những điều cần biết về dự phòng trước phơi nhiễm HIV

09:26

Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm được triển khai ở nước ta từ năm 2017 và hiện có khoảng 38.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ này. Vậy hiệu quả khi sử dụng Prep trong dự phòng lây nhiễm HIV như thế nào và cần làm gì để được tiếp cận với thuốc điều trị dự phòng?

Xem thêm

F0 đã khỏi bệnh ở lại hỗ trợ giúp ích nhiều cho bệnh nhân và y bác sĩ

07:05

Đối mặt và suy nghĩ tích cực là cách mà nhiều bệnh nhân đã áp dụng để vượt qua khi mắc Covid 19. Trong số đó, không ít người khi vượt qua ranh giới mong manh của sự sống đã tình nguyện ở lại chăm sóc và truyền khát vọng sống cho các bệnh nhân khác đang điều trị.

Xem thêm

Thích ứng an toàn để sống chung với Covid -19

07:47

Ban chỉ đạo phòng chống Covid -19 nước ta đã thống nhất chuyển chủ trường từ "Zero Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả dịch Covid -19. Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là những điều chỉnh linh hoạt, kịp thời và sát với thực tế diễn biến tình hình dịch bệnh ở các địa phương phía nam nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, định nghĩa "thích ứng an toàn" có nghĩa là như thế nào và trong bối cảnh chúng ta chấp nhận sống chung Covid -19 thì cần làm gì để hạn chế

Xem thêm

Mũi Vắc xin tăng cường - Tính cần thiết và hiệu quả của Vắc xin.

06:52

Hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đã bắt đầu triển khai tiêm mũi Vắc xin tăng cường cho những người đã tiêm đủ 2 mũi Vắc xin trong đó ưu tiên tiêm cho nhóm nguy cơ cao là người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Liên quan đến mũi Vắc xin tăng cường này nhiều người đã băn khoăn về tính cần thiết và hiệu quả của Vắc xin. Về mặt lý thuyết, bất kể 1 loại Vắc xin nào sau một thời gian đưa vào cơ thể hiệu quả bảo vệ sẽ giảm dần. Việc tiêm liều Vắc xin tăng cường là tăng thêm hàng rào bảo vệ cho nhữ

Xem thêm

chương trình hôm nay

VOV 1

28/10/2021

  • 04:45

    Nhạc mở đầu - Quốc ca

  • Nhạc hiệu - Nhạc thể dục

  • 05:10

    Dòng chảy kinh tếChuyên đề: Cải cách hành chính

  • 05:20

    Bản tin đầu ngày - Thời tiết