Chuyến xe miễn phí dành cho bệnh nhân nghèo
09:58
Với người bệnh nghèo từ các tỉnh xa về Hà Nội điều trị, chi phí một chuyến xe khi ra viện để về nhà luôn khiến họ phải suy nghĩ, nhất là trong thời điểm này khi Hà Nội và một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch covid -19 thì đó còn là vấn đề khiến họ không khỏi lo lắng bởi ngay cả khi có tiền cũng không dễ thuê được xe. Vậy mà thời gian qua, những bệnh nhân nghèo điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, viện Huyết học và truyền máu Trung ương đã không còn phải lo lắng về đ
Thư viện tư nhân miễn phí
09:28
Với sự ra đời của smart phone hiện đại cùng với sự bùng nổ của truyền thông và mạng xã hội, thật khó để phát triển văn hóa đọc. Thế nhưng ở xã Dương Liễu – Huyện Hoài Đức – Hà Nội thì việc đọc sách đã trở thành thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ. Điều gì đã khiến các em ham đọc sách đến như vậy?
Quán cơm từ thiện “Yên vui” giá hai nghìn đồng
09:26
Từ một tháng nay, tại ngõ 88 Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, Hà Nội xuất hiện một quán cơm đặc biệt, quán cơm Yên Vui. Thực khách đến đây chủ yếu là những người lao động nghèo. Chỉ với số tiền 2000 đồng, bạn sẽ có 1 bữa trưa thịnh soạn ngon lành đầy đủ dinh dưỡng với các món ăn như: Thịt, cá, tôm, trứng, rau và thêm cả món ăn tráng miệng. Đây là sáng kiến của Quỹ từ thiện Bông Sen cùng chung tay với nhiều thành viên thiện nguyện với mong muốn lan tỏa tình yêu thương, sự tử tế đến với cộng đồng.
Nghị lực sống mãnh liệt của Giám đốc HTX Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng
09:42
Từng bị bạn bè giễu cợt, rồi bị từ chối khi đi xin việc vì những khiếm khuyết của cơ thể, thế nhưng nhân vật của hôm nay đã không đầu hàng số phận thậm chí, chị còn coi điều đó như động lực để gia tăng sức mạnh tinh thần, vượt qua chính mình trong những lúc khó khăn.
Tấm lòng nhân ái của cựu cán bộ phụ trách Hội Chữ thập đỏ
09:26
Ông Đặng Hữu Bằng là một cựu cán bộ phụ trách Hội Chữ thập đỏ. Nay đã 72 tuổi nhưng ông vẫn tất bật chuẩn bị cho đợt hiến máu của phường. Câu chuyện về ông, người cán bộ cộng đồng cần mẫn và những tấm gương hiến máu cứu người thực sự khiến nhiều người xúc động.
“Những bà tiên đan len” của trẻ em nghèo vùng cao
09:40
Từ đôi bàn tay khéo léo của các bà, các chị đến nay đã có hơn 10.000 áo, mũ, khăn len được hoàn thành, mang hơi ấm của tình yêu thương lan tỏa tới các em nhỏ vùng cao và những người có hoàn cảnh khó khăn.
Phòng khám miễn phí của các bác sỹ cao tuổi
09:44
Có một phòng khám đặc biệt mà ở đó bác sỹ và cả người bệnh hầu hết đều đã ở độ tuổi U80, U90. Với không gian nhỏ được sắp xếp và bài trí gọn gàng cùng trang thiết bị y tế đơn giản nhưng phòng khám đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người...
Hội chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ
09:56
Hội chứng tự kỷ là sự khuyết tật về phát triển gây ảnh hưởng suốt cuộc đời với nhiều mức độ khác nhau đối với người bệnh đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trong khi đó nhận thức của cộng đồng về chăm sóc trẻ tự kỷ còn hạn chế khiến trẻ không hòa nhập được với môi trường xã hội và phải lệ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình và người thân. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện về Trung tâm tư vấn trị liệu tâm lý Albert Einstein về bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ với những nỗ lực trong 13 năm qua, chăm sóc và dạ
Quỹ “Giọt sữa cho em”
09:48
Khắp trong Nam ngoài Bắc, những chương trình từ thiện “lá lành đùm lá rách” đã được phát động. Một nhóm các bà mẹ ở Hà Nội đã nhìn thấy những đứa trẻ cần sữa, những ông bố bà mẹ đơn thân hoặc thất nghiệp, họ đã xây dựng quỹ “Giọt sữa cho em” để trao tặng hàng ngàn hộp sữa, phần quà...
Gia đình Ông Nguyễn Đức Sơn và các hoạt động từ thiện
09:32
Việc làm của gia đình ông Nguyễn Đức Sơn thôn Bổng Điền Nam xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, Thái Bình bỏ tiền túi gần 1 tỷ đồng để bê tông hóa đường liên thôn đang tạo ra sức lan tỏa sâu sắc trong cộng đồng dân cư.
Lớp học bóng đá miễn phí của thầy Nguyễn Cao Cường
09:33
Từ nhỏ, thầy Nguyễn Cao Cường đã có niềm đam mê thể thao, có thời gian tham gia thi đấu tại các CLB. Tuy nhiên, do sức khỏe không đảm bảo, anh lựa chọn làm giáo viên thể dục để hướng dẫn dạy lại cho các thế hệ học trò.
Mô hình “Bếp ăn thanh niên” của Đoàn thanh niên phường Phúc La (quận Hà Đông)
09:30
Dịch Covid 19 bùng phát lần thứ tư đang diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh. Trong bối cảnh đó, thực hiện lời dạy của Bác “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, ngay trong những ngày đầu giãn cách, Đoàn thanh niên phường Phúc La (quận Hà Đông) đã nêu cao tinh thần đoàn kết xung kích, tình nguyện góp sức trẻ phòng chống dịch bệnh.
Cần những sân chơi sáng tạo cho việc thiết kế không gian công cộng tại Việt Nam
08:23
Think Playgrounds - là một doanh nghiệp xã hội với sứ mệnh đồng hành cùng các cộng đồng dân cư xây dựng các sân chơi, vườn cộng đồng, cải tạo các không gian công cộng thân thiện và hòa nhập trong các đô thị ở Việt Nam.
Yêu thương cho đi là còn mãi
09:32
Năm 2020, khi dịch Covid -19 xảy ra, bà Đỗ Thị Thảo, chủ nhà trọ số nhà 83 xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội đã miễn giảm tiền thuê nhà, chia sẻ khó khăn với những người thuê trọ.
Khởi động dự án Học cùng chiến binh nhí - Hỗ trợ học tập cho con em y bác sĩ tuyến đầu chống dịch
09:58
Với mong muốn chia sẻ khó khăn cũng như tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, Thành đoàn – Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội , Công đoàn ngành Y tế Hà Nội, Công ty Truyền thông Viettel và Tổ chức giáo dục Blacasa Việt Nam đã chung tay từ thiện dự án Học cùng chiến binh nhí, hướng tới là con em của các y bác sỹ, nhân viên y tế như một lời tri ân.
Người quản trang thầm lặng
09:53
Không phải ai cũng biết đến khu tưởng niệm Hợp Thiện Linh Đài - nơi tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944 - 1945. Người trông coi nơi này là ông Đặng Văn Tuyến, một người lính cựu đã từng đối mặt với bom đạn ác liệt nơi chiến trường Bình Trị Thiên những năm 1970 của thế kỷ trước và giờ đây ông thầm lặng ngày đêm hương khói cho những người đã khuất ở khu tưởng niệm.
Nhà sáng chế “Chân đất” – Nguyễn Kim Hùng
09:56
Ông Nguyễn Kim Hùng ở thôn Vàng – xã Xuân Lai – huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh dù không có bằng cấp nhưng đã cải tiến thành công nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp. Trong số đó, có những sáng chế được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu...
Thương binh Phạm Công Hưởng tìm được hài cốt đồng đội hy sinh ở Trường Sơn 50 năm trước
09:58
Sau khi xem một đoạn phim ngắn trên mạng, với lượng thông tin ít ỏi nhưng ông Phạm Công Hưởng ở quận Ba Đình, Hà Nội đã tìm ra nơi chôn cất đồng đội của mình hy sinh cách đây 50 năm.
Hội từ thiện đêm giúp đỡ người vô gia cư trong những ngày đầu năm mới
09:59
Chúng ta đang sống trong những ngày đầu năm mới Xuân Nhâm Dần, chắc hẳn mỗi người, mỗi gia đình đều đang hân hoan đón chào một khởi đầu mới tốt đẹp, chào năm mới bằng những việc tử tế sẽ giúp chúng ta nhân lên những điều tốt đẹp trong xã hội. Đồng cảm với hoàn cảnh đó, một đội từ thiện vẫn cần mẫn đi khắp Hà Nội, giúp đỡ những người vô gia cư bằng cách trao tặng đồ ăn, nước uống và chia sẻ với họ về mặt tinh thần trong những ngày năm mới.
Người cán bộ mặt trận tận tụy
09:37
Ở khu dân cư số 10 phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội người dân ai nấy đều phấn khởi khi những điểm chân rác, những bức tường rêu xanh phủ đầy bụi giờ đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật, tạo nên một diện mạo mới cho khu phố. Đây là ý tưởng của bà Bùi Thu Én, trưởng ban công tác mặt trận dân cư số 10.
Nghị lực của cô giáo khiếm thị
09:08
Tai nạn giao thông khiến cô giáo trẻ Lương Thanh Hiền, quận Hoàng Mai, Hà Nội phải từ bỏ mái trường, học sinh và thích nghi với cuộc sống của một người khiếm thị.
Nhóm từ thiện “ Vui hành thiện”
09:43
Nhóm thiện nguyện Vui Hành Thiện (Hà Nội) do ông Tô Tuấn Anh làm trưởng đoàn đã tổ chức các chương trình thiện nguyện trên cả nước. Các hoạt động thăm hỏi, động viên, san sẻ khó khăn với những mảnh đời kém may mắn hay tặng quà, tặng sách cho trẻ em vùng cao được tiếp tục nối dài hành trình thiện nguyện.
Hành trình trả lại tên cho các anh hùng liệt sĩ
09:59
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người lính của Trung đoàn 20, Sư đoàn 330, Quân khu 9 vẫn canh cánh trong lòng mỗi khi nhớ về những đồng đội đã hi sinh còn nằm lại khắp các chiến trường. Vì thế Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 20, trong đó tiêu biểu là cựu chiến binh Nguyễn Viết Trì, Vương Xuân Hòa, Trương Ngọc Quang và Nguyễn Thanh Bình đã đi tìm thông tin của thân nhân liệt sĩ để đối chiếu, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
Chỗ ở miễn phí dành cho bệnh nhân ung thư
09:40
Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố, nhiều người giảm việc, mất việc và có cả những người bơ vơ. Đối với những người bệnh ở tỉnh xa đang điều trị ở Hà Nội trong đợt giãn cách toàn thành phố này, khó khăn lại chồng thêm khó khăn, đặc biệt với những bệnh nhân điều trị ung thư, không chỉ là nỗi lo điều trị, thuốc men hay công việc, mà một chuyện đơn giản là có nơi để trú thân qua những ngày giãn cách cũng là cả một vấn đề.
Những người khiếm thị đặc biệt
09:15
"Khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra", đó không còn là lời an ủi với người kém may mắn khi mất đi thứ gì đó quý giá, mà là thực tế luôn đến với những người có ý chí vươn lên và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Câu chuyện về những người khiếm thị đặc biệt là những minh chứng sống động và mang đến rất nhiều xúc cảm.
Mô hình "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm" của Hội LHPN xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội
09:13
Mô hình "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm" đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giúp đỡ hội viên khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương và xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.
Tiệm giặt 0 đồng – Nhóm thiện nguyện sống như những đóa hoa
09:39
"Tiệm giặt 0 đồng - Nước nóng miễn phí" đồng hành cùng người bệnh ung bướu đã ra đời nhằm cung cấp chương trình hỗ trợ giặt và cung cấp nước nóng miễn phí cho người bệnh ung thư đang điều trị nội trú tại các bệnh viện Ung bướu.
Chuyện về người phụ nữ dọn "núi rác" làm "đường hoa" ở Hà Đông
09:41
Trước đây nếu ai có dịp đi qua tòa nhà 19T2 - 19T3 thuộc tổ dân phố số 21, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội sẽ thấy rất khó chịu, dọc con đường phía trước tòa nhà dài khoảng 500m là những núi rác đồ sộ, bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan đô thị, đây cũng là nguồn cơn khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát ở địa phương năm 2019.
Hội cha mẹ trẻ khiếm thính và Người khiếm thính Việt Nam
09:45
Với sứ mệnh đồng hành với trẻ khiếm thính và cha mẹ trẻ khiếm thính “Hội cha mẹ trẻ khiếm thính và Người khiếm thính Việt Nam” trong 10 năm qua đã kết nối xây dựng cộng đồng cha mẹ khiếm thính để chia sẻ kiến thức, đồng hành để từ đó can thiệp sớm cho những đứa trẻ kém may mắn.
Sinh viên Y – Dược xung kích vào điểm nóng chung tay chống dịch Covid 19
09:50
Những ngày qua hàng nghìn sinh viên của các trường Y – Dược đã tình nguyện xung phong vào các tỉnh miền Nam để phòng chống dịch Covid -19. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, các bạn đã góp một phần sức lực của mình trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Trung tâm thương binh tình nghĩa Đông Trường Sơn
09:36
Trung tâm Thương binh tình nghĩa Đông Trường Sơn được thành lập từ năm 2014, xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện của hai cựu chiến binh Đỗ Thị Hương Điểm và ông Tạ Ngọc Sơn. Mục đích mà trung tâm hướng đến là nhận chăm sóc và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, Trung tâm đã trở thành một địa chỉ tin cậy, đem niềm vui đến cho những mảnh đời khó khăn, bất hạnh....
Chắp cánh niềm hy vọng
09:32
Với các em nhỏ khiếm thính ở trường PTCS Hy Vọng thì cô giáo Trần Thị Minh Thảo không chỉ là người dậy những nét chữ đầu tiên mà cô còn chắp cánh ước mơ cho những em nhỏ không may mắn. Với trái tim nhiệt huyết và tấm lòng yêu thương học trò, cô giáo Trần Thị Minh Thảo đã vượt lên số phận của bản thân để lan tỏa nghị lực sống tới các em học sinh khuyết tật. Nhờ đó tất cả học sinh khiếm thính của cô Thảo đều tự lập và trưởng thành, ra trường học nghề, đi làm theo khả năng của từng em.
Người phụ nữ mang yêu thương đến những mảnh đời khó
09:23
Chị Nguyễn Thị Hải Ngư, một người phụ nữ có tấm lòng nhân ái ở số nhà 18, tổ 20, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Hơn 10 năm qua, chị Ngư luôn miệt mài với các hoạt động giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn, trẻ mồ côi, trẻ mắc bệnh hiểm nghèo ở rất nhiều tỉnh thành, số tiền được chị ủng hộ lên tới hàng tỉ đồng.
Chàng sinh viên Kiến trúc mở quán cà phê cứu hộ mèo
09:53
Quyết định nghỉ học từ năm thứ ba, Bình làm đủ nghề vì muốn tích góp tiền mở quán cà phê thú cưng song hành với việc cứu hộ mèo. Trong 6 năm Bình đã cứu hộ và chăm sóc hàng trăm chú Chó, Mèo.
Mái ấm hoa mẫu đơn
09:50
Cùng đến với một lớp học đặc biệt của các em nhỏ trong mái ấm "Mẫu đơn" ở quận Tân Phú- TP Hồ Chí Minh. 48 em nhỏ mồ côi, tuổi từ 3-15 được nuôi dưỡng ở mái ấm này, ngày ngày cùng nhau chơi, cùng bảo ban nhau học và cùng có một mẹ, đó là mẹ Phạm Thiên Đơn. Thành phố hoa lệ nhộn nhịp là vậy nhưng cũng có một góc khuất khác, với những phận đời như dấu chấm lẻ loi. Họ đã đến với nhau trong một mái ấm tràn đầy tình thương yêu.
Buổi dạy miễn phí của thầy giáo chữa 'bệnh "sợ" tiếng Anh cho giới trẻ
09:56
Thấu hiểu về những nỗi niềm và thực trạng của "căn bệnh" sợ học tiếng Anh của các bạn trẻ, nhận thấy những điểm yếu của cách học, cách dạy môn tiếng Anh truyền thống, thầy giáo Đỗ Cao Sang đã mở lớp học tiếng Anh miễn phí.
Triển khai chương trình ATM oxy miễn phí tại Hà Nội
09:42
Trước tình hình dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, Đoàn thanh niên – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Hà Nội đã triển khai chương trình “ ATM oxy ” sẵn sàng tham gia tổ hỗ trợ điều trị F0 tại nhà. Nhờ đó mà đến nay, nhiều người được trao oxy kéo dài sự sống.
Cùng nhau viết chuyện tình của chúng ta...
09:59
Một cuộc hôn nhân lâu dài không chỉ dựa trên tình yêu, sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, mà đôi khi còn phụ thuộc vào việc chồng có giúp vợ làm việc nhà hay không. Một nghiên cứu cho thấy, những người vợ phải gánh vác quá nhiều việc nhà thường không hạnh phúc, dễ chán chồng và dẫn tới nguy cơ ly hôn cao. Để gia đình hạnh phúc, không có cách nào khác hơn là phân chia việc nhà hợp lý để tất cả cùng có điều kiện nghỉ ngơi, học hành, tiến bộ... Mặt khác, khi vợ chồng chia sẻ việc nhà, chồng sẽ cảm t
Nỗ lực tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid – 19
09:41
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn phường đã nhanh chóng kích hoạt, duy trì nghiêm hoạt động của để kiểm soát toàn bộ người, phương tiện ra, vào quyết tâm không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.
Xóm chạy thận Ngọc Hồi: Không ai dám mơ được ra viện
10:00
Xóm chạy thận Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) có khoảng 30 người. Họ chưa từng mơ được ra viện...
"Gia đình siêu nhân" của những trẻ bại não
09:51
Giờ đây "gia đình siêu nhân" hiện có hơn 1000 thành viên trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Dù mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều có chung tiềm tin và mục tiêu hướng tới chăm sóc các bé trở thành những siêu nhân thực sự, để các bé luôn cảm bình yên không chỉ trong vòng tay cha mẹ mà còn ở trong mái nhà của niềm tin và hy vọng.
Nữ chiến sĩ Trần Thị Chung - Đóa hoa đẹp giữa đời thường
09:59
Bà Trần Thị Chung là một nữ chiến sĩ Trường Sơn. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà là Tiểu đội trưởng nuôi quân của 1 Tiểu đoàn phía Nam Lào và Tây Nguyên. Không chỉ dũng cảm trong chiến đấu, trở về đời thường, bà phấn đấu trở thành một doanh nhân thành đạt. Nhưng có lẽ điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời nữ lính cựu Trần Thị Chung đó là các hoạt động nghĩa tình với đồng đội, với đồng bào khó khăn ở vùng sâu vùng xa...
Để yêu thương còn mãi...
09:25
Ra đời cách đây 3 năm, Ban thiện nguyện RV (Rắn vàng) Đinh Tỵ gồm những người sinh năm 1977 với gần 100 chuyến thiện nguyện đã trao yêu thương về tinh thần, vật chất tới những người bạn đồng niên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Bắt đầu từ một nhóm facebook nhưng không lâu sau đó, số lượng thành viên của Ban thiện nguyện RV Đinh Tỵ không chỉ ở phạm vi Hà Nội mà còn phát triển ở Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và sang Trung Quốc, Châu Âu... Chư
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
09:56
Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Chủ tịch Hội CTĐ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã trở thành người bạn thân thiết với người dân nơi đây suốt 13 năm qua. Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác tuyên truyền vận động ở địa phương mà bà Oanh còn là người đi đầu trong hoạt động từ thiện ủng hộ người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa và người tàn tật trên địa bàn. Chương trình Đời như cổ tích hôm nay sẽ kể về người phụ nữ giàu lòng nhân ái này:
Mái ấm của những thiện duyên
09:58
Trong đợt cao điểm của dịch Covid-19 vừa qua, cùng với những nghĩa cử cao đẹp của người dân ở khắp mọi miền đất nước, anh Đặng Đình Mạnh và các nhân viên trong toàn chuỗi nhà hàng Mạnh Cá Lăng cũng đã chung tay trong việc chống dịch bằng việc nấu gần 3.000 suất cháo cá lăng bổ dưỡng gửi tới các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Không chỉ có vậy, chuỗi nhà hàng Mạnh Cá Lăng còn là mái ấm thiện duyên của những mảnh đời khó khăn khác trên mọi miền đất nước.
Người thầy khuyết tật và lớp học không phấn trắng, bảng đen
09:52
Chân không thể đi, tay không thể cầm, nắm và vì sức khỏe kém nên anh Phùng Văn Trường ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội phải nghỉ học sớm. Dẫu vậy, anh vẫn khiến người dân và nhiều em nhỏ nơi đây nể trọng và gọi với cái tên trìu mến "thầy Trường". Chương trình Đời như cổ tích kể về tâm nguyện và những việc làm đầy ý nghĩa của người đàn ông này.
Sân chơi trong thành phố
09:51
Mỗi khi nhắc tới khu vui chơi cho trẻ em trong thành phố, nhiều người thường nghĩ tới công viên hay các điểm vui chơi ở trung tâm thương mại, khu đô thị mới cao cấp... Nhưng chắc chắn những địa điểm này không phải là miễn phí. Nắm bắt được nhu cầu “khát” sân chơi của trẻ em, nhóm “Think playgrounds – Nghĩ về sân chơi trong thành phố” đã xây dựng nhiều sân chơi miễn phí tại các khu tập thể. Đặc biệt hầu hết các đồ chơi ở đây đều được làm từ đồ tái chế.
Lớp học cho bệnh nhi K
09:57
Trong khi các bạn cùng lứa tuổi được tới trường, hàng ngày vui chơi nô đùa thì những em nhỏ không may mắc bệnh K lại phải ngày ngày trong viện để xạ trị, giấc mơ cắp sách đến trường không biết đến lúc nào mới thành hiện thực. Trong chương trình Đời như Cổ tích hôm nay, chúng ta cùng đến với lớp học tình thương của các bệnh nhi ở Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều.
Hạnh phúc từ những điều bình dị
09:14
Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc đến từ những điều bình dị do bản thân mỗi người tạo ra và cảm nhận. Quan niệm như vậy nên hơn một năm nay, bà Phạm Thị Lụa đã rời quê ở Vĩnh Phúc xuống Hà Nội để giúp việc cho những người khiếm thị làm nghề tẩm quất. Chương trình Đời như Cổ tích kể về những việc làm rất đời thường nhưng đầy ý nghĩa của người phụ nữ này
20 năm giữ trọn lời hứa với đồng đội
09:56
Trở về từ chiến tranh, dù mang trong mình nhiều vết thương nhưng hơn 20 năm qua, CCB Lê Quang Luận ở tổ dân phố 8, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội đã không quản ngại khó khăn, dành thời gian, tiền của và công sức để tìm hài cốt của những người đồng đội. Dù có vất vả, gian khổ nhưng CCB Lê Quang Luận cảm thấy an lòng bởi ông đã và đang làm tròn lời hứa với người đồng đội đã khuất.
Nơi gặp gỡ của những tấm lòng thiện nguyện
09:58
Tháng 7 là tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ trên cả nước. Những hoạt động uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đã trở thành truyền thống, cứ đến dịp tháng 7 hàng năm, đoàn thiện nguyện của Câu lạc bộ Nhà báo nữ Việt Nam đều tìm về với các cựu nữ thanh niên xung phong, các cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn để trao tặng và chia sẻ yêu thương.
Trung tâm nghiên cứu quyền trẻ em - nơi biến ước mơ trẻ tự kỷ thành hiện thực
09:53
Vẽ tranh, trang trí túi vải, làm sổ tay handmade, làm thiệp, nơ buộc tóc và các nghề thủ công là những nghề mà Trung tâm nghiên cứu quyền trẻ em thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam mở ra để hướng nghiệp, đào tạo nghề giúp các em nhỏ tự kỷ, chậm phát triển có thể tự tin bước vào đời. Dù hành trình ấy chỉ mới bắt đầu nhưng nhiều em đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ...
Dự án “ Máy tính cho em” cho học sinh nghèo thông qua Food Banks Vietnam
09:39
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, rất nhiều học sinh phải học online, nhưng không ít gia đình khó khăn chưa thể mua máy tính cho con em mình. Mong muốn hỗ trợ các em công cụ học tập thiết yếu, mạng lưới thiện nguyện Food Banks Vietnam đã triển khai dự án “Máy tính cho em”, chương trình đã thắp lên niềm hi vọng cho học sinh nghèo mơ ước về một tương lai tươi sáng là khẳng định của chị Hoàng Thị Thùy Giang – Trưởng ban dự án “ Máy tính cho em”.
Người khiếm thị và ý chí vươn lên
09:15
“Khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra". Đó không còn là lời an ủi đối với những người kém may mắn khi mất đi thứ gì đó quý giá mà là thực tế luôn đến với những người có ý chí vươn lên và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Chuyện về những người khiếm thị đặc biệt trong chương trình Đời như cổ tích là những minh chứng rất sinh động.
Người đàn bà chuyên đi "xin tiền để làm từ thiện"
09:55
Câu chuyện về bà Chử Thị Xuyến ở khu tập thể Nam Thắng, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội với 20 năm gắn bó với công việc làm từ thiện. Người dân khu phố thường gọi vui bà Xuyến là người "chuyên đi xin tiền" để làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Độc đáo sản phẩm tái chế của “Mèo Tôm Handmade”
09:45
Nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, Mèo Tôm Handmade do Nguyễn Thị Hải Yến khởi xướng, đã tiên phong phát triển ý tưởng tái chế đồ jean cũ tại Việt Nam. Dù không được học chuyên ngành thời trang, nhưng Yến luôn tìm tòi để nâng cao thẩm mỹ và khả năng sáng tạo, bởi đặc điểm của đồ Handmade là sự độc đáo, không đụng hàng.
Hành trình xây dựng điểm trường cho học sinh vùng cao
09:46
Có một cô giáo chưa từng dạy ở vùng cao nhưng có một tình yêu đặc biệt với học sinh miền núi ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - đó là cô giáo Đinh Thị Minh Huệ, giáo viên trường tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Những mẫu nhà đặc biệt giúp phòng chống bão lũ
10:00
Mỗi mùa mưa bão đến là lại bao trùm những nỗi trăn trở, lo lắng của bà con Miền Trung, bởi năm nào cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai. Vì vậy, xây nhà chống bão đã trở thành nhu cầu thiết yếu...
Thủ lĩnh “Hội máu Hà Nội” – Trịnh Xuân Thủy
09:28
31 lần hiến máu toàn phần và tiểu cầu, Trịnh Xuân Thủy chàng thanh niên 29 tuổi được bạn bè gọi với cái tên vui vui “ Thủy máu”. Công tác tại Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội từ năm 2013, đến nay Trịnh Xuân Thủy đảm đương trọng trách Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội và có nhiều đóng góp tích cực, sáng tạo, tổ chức các hoạt động về hiến máu tình nguyện tại Thành phố Hà Nội.
Trao tặng “Mái ấm nơi biên giới”
09:41
Những việc làm thiết thực và tình thương yêu, chia sẻ của bộ đội biên phòng ở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, huyện Đak Rông, tỉnh Quảng Trị dành cho đồng bào dân tộc đã thắp sáng tình quân dân ở vùng biên nghèo.
Câu lạc bộ Tình người trong chuyến thăm hỏi các cựu TNXP nghèo.
09:05
Những hoạt động vô cùng ý nghĩa, thiết thực của các tình nguyện viên tại CLB Tình người trong một chuyến thăm hỏi, trao quà cho các cựu TNXP nghèo ở huyện Ba Vì, Hà Nội. Ba Vì là huyện thứ 8 của thành phố Hà Nội được Câu lạc bộ thực hiện chương trình "Mãi mãi tình người, lan tỏa yêu thương".
Người mẹ của những trẻ bị ly thượng bì bóng nước
09:55
Nhiều năm qua chị Trần Phương Lan ở số 340 đường Lê Duẩn – Hà Nội thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ bông băng cho những trẻ bị ly thượng bì bóng nước trên toàn quốc. Không chỉ có thế, chị còn nhận nuôi dưỡng và chăm sóc tại nhà bé Vũ Hồng Đức (hay còn gọi là Kem). Từ ngày nhận nuôi Kem, chị Lan đã 2 lần bán nhà, chấp nhận sống trong căn phòng chật hẹp gần đường tàu để lấy tiền chữa trị cho bé Kem. Ngày đi làm, tối về chị lại tranh thủ bán hàng online để có thêm tiền hỗ trợ chăm sóc, điều trị cho bé.
Chàng ngư lâm của người khuyết tật
10:00
Với khao khát vượt lên số phận và muốn làm điều gì đó để giúp người yếu thế cùng cảnh ngộ, năm 2017, anh Lê Việt Cường, chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông, TP Hà Nội đã thành lập HTX Vụn Art. Sau hơn 1 năm, với sự nỗ lực của mình, anh Cường đã tạo cơ hội giúp người khuyết tật có thể tự đi bằng chính đôi chân của mình
"Người ta hạnh phúc thì tôi cũng hạnh phúc"
09:56
Ở Khu tập thể Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội, có cụ bà dù đã gần 80 tuổi nhưng suốt 20 năm qua cần mẫn giúp đỡ nhiều người nghiện từ bỏ ma túy, hòa nhập với cộng đồng. Đó là bà Trần Thị Cỏn, một giáo viên về hưu. Người dân nơi đây gọi bà là “Người hồi sinh những mảnh đời lầm lỡ”. Thấu hiệu sự mặc cảm, tự ti của những người sau cai nghiện trở về địa phương, bà Cỏn đi từng nhà, vận động từng người với mong muốn giúp đỡ họ vươn lên làm lại cuộc đời .
Bác sĩ của người khuyết tật
09:53
Là một trong mười gương mặt tiêu biểu của Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2018, bác sĩ Lê Thành Đô, người thương binh giàu lòng nhân ái, 14 năm qua đã giúp người khuyết tật, trẻ em nghèo khuyết tật có cơ hội vươn lên. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều mơ ước có cuộc sống như bao người bình thường. Bác sĩ Lê Thành Đô đã biến ước mơ của họ thành hiện thực bằng việc tạo những đôi chân, cánh tay cho người khuyết tật. Chương trình Đời như cổ tích kể về người bác sĩ, thương binh có
Lớp học phụ đạo về đêm cho những học sinh khiếm thị
09:35
"Khi bước chân vào lớp học trường Nguyễn Đình Chiểu, có một em trai nhỏ gầy gầy ngồi vào lòng em. Em ấy nói: “Hôm sau chị lại đến học cùng em nữa nhé!” Một câu nói đơn giản nhưng lại khiến em xúc động vô cùng… Chắc chắn rồi, tuần nào cũng vậy em sẽ đến để cùng học, cùng chơi, được nói chuyện nhiều hơn nữa với các em nhỏ" - Nhật ký dạy phụ đạo của nhóm sinh viên tình nguyện trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Những việc tử tế, lan tỏa yêu thương trong mùa đại dịch
09:29
Giữa khó khăn do dịch bệnh bủa vây, nhiều người đang lặng lẽ làm thiện nguyện để góp sức đẩy lùi dịch bệnh. Những việc làm tử tế đang được lan tỏa và nhân lên từng ngày, tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ước mơ được sống bình thường...
09:56
Tại khoa nhi bệnh viện Ung bướu K3 – Hà Nội, có những em đã rời bỏ cuộc chiến kim tiêm, thuốc truyền, từ giã cuộc sống này để thực hiện chuyến bay của đời mình ở một thế giới khác… và cũng có những em đang ngày ngày bền bỉ chữa bệnh và thực hiện ước mơ: là một người bình thường, khỏe mạnh! Cậu bé Lê Chí Kiên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội là một trong những “chiến binh nhỏ” không đầu hàng với bệnh tật.
Người tạo ra những "đôi chân" giúp người khuyết tật
09:54
Số phận của ông Nguyễn Trung (khu tập thể 15B, Kim Liên, Hà Nội) không may mắn vì ông phải ngồi xe lăn từ lúc nhỏ. Nhưng bằng nghị lực và sự đam mê, người đàn ông ấy đã tự tay sản xuất hàng trăm chiếc xe lăn dành cho người khuyết tật có cùng hoàn cảnh với mình. Những chiếc xe lăn “hand made” mang thương hiệu Nguyễn Trung đã trở thành đôi chân giúp sức cho người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống.
Sống là phải biết cho đi...
09:48
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Huệ - Chủ nhiệm lớp 12D3, trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành – Đại học Sư phạm Hà Nội, được nhiều người biết đến như là cánh chim đầu đàn của CLB Phúc thiện D3. Câu lạc bộ do chị thành lập đã đem lại niềm vui cho những mảnh đời bất hạnh và cũng là nơi mà chị dành nhiều tâm huyết để truyền cảm hứng yêu thương cho học sinh. Chúng ta cùng gặp gỡ chị để hiểu rõ hơn về tấm lòng nhân hậu của người phụ nữ này.
Âm nhạc và những điều tưởng như không thể
09:55
Ẩn mình trong một góc nhỏ của trường Tiểu học Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội), 23 năm qua Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội được biết đến như ngôi nhà thứ hai của những đứa trẻ đặc biệt, nơi đong đầy tình yêu thương đối với những số phận kém may mắn.
Điểm tựa của những mảnh đời bất hạnh
09:55
Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới. Chỉ tính riêng tại khoa KHHGĐ bệnh viện Phụ sản HN, trung binh mỗi ngày có từ 5 - 20 ca nạo phá thai, còn tại các phòng khám tư nhân, con số này còn nhiều hơn. Xót xa cho các thai nhi bị nạo phá, vứt bỏ, hơn 20 năm qua, có một người đàn ông đã gom nhặt các thai nhi mang về khâm niệm, chôn cất. Bên cạnh đó, anh còn mở mái ấm cho các bà mẹ mang thai cơ nhỡ, vận động
Nơi yêu thương và chia sẻ
09:47
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ Linh Quang (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ em tàn tật – hay còn gọi là Trung tâm Linh Quang - do thầy Trần Duyên Hải quản lý hơn chục năm qua đã tạo việc làm cho hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ tìm thấy nhiều hơn nữa ý nghĩa của cuộc đời...
“Ngôi nhà 2.000” – Hình thức tri ân thiết thực và ý nghĩa
09:58
Khi mọi thứ đều đắt đỏ, nhiều người đã xem nhẹ giá trị những tờ tiền mệnh giá 1 nghìn, 2 nghìn. Có người vứt nó lăn lóc khắp nơi, vò nhàu nhĩ trong túi, thậm chí không thèm nhận lại 1 - 2 nghìn tiền thừa khi thanh toán. Vậy nhưng, tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, các bạn đoàn viên, thanh niên đã làm được việc lớn và đầy ý nghĩa bằng những tờ tiền có mệnh giá như vậy với mô hình: “Ngôi nhà 2.000 đồng” .
Quán cơm An Phúc - Ấm lòng người nghèo
09:49
2000 đồng – số tiền quá nhỏ để có thể làm được điều gì đó. Thế nhưng khi đến quán cơm từ thiện An Phúc tại địa chỉ số 381 đường Giải Phóng, Hà Nội bạn sẽ có 1 bưa trưa ngon lành, đầy đủ dinh dưỡng với các món như: thịt, cá, tôm, trứng, rau và cả món tráng miệng nữa. Một điều tưởng không thể nhưng lại hoàn toàn có thật ngay giữa Thủ đô.
Người đàn ông "nhặt" con về để... làm mẹ
09:58
Có một người đàn ông nhặt được bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong đêm mùa đông lạnh giá và đem về nuôi nấng, chăm sóc như con ruột của mình. Nếu bạn nghe được câu chuyện đó, bạn có tin không? Sẽ có biết bao câu hỏi nghi vấn về câu chuyện này, có thật hay chỉ là tin đồn?
Cô giáo khuyết tật của lớp dạy kèm miễn phí: Sống phải biết đâu là đủ
08:41
Chị Phạm Thị Lý ở Hưng Yên bị bệnh tim và có tới 4 quả thận. Hàng ngày chị vẫn dạy kèm cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 tại nhà bằng kiến thức tự học. Lớp học miễn phí, tự nguyện đó là niềm vui sống của chị ngày qua ngày. "Cuộc sống cho mình những bài học rằng: mình phải biết đâu là đủ và đâu là bằng lòng. Mình nhìn xuống để thấy những người khổ hơn mình, để mình cố gắng. Hãy cứ cố gắng hết mình, chắc là bất cứ ai trong bước đường cùng sẽ tìm ra được lối thoát cho riêng mình" - chị Lý tâm
Bác sỹ của người nghèo
09:28
Với không gian rộng khoảng 20m2 được chia làm hai phòng nhỏ: một phòng điều trị, một phòng phục hồi chức năng cùng trang thiết bị đơn giản, nhưng phòng khám từ thiện của TS – BS Nguyễn Văn Chương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người vì ở đó có 1 vị bác sỹ già với trái tim nhân hậu luôn ngày đêm hết mình vì người bệnh. Nghe đời như cổ tích phát sóng ngày 29 tháng 9 để cảm nhận rõ hơn tình cảm mà vị bác sỹ này dành cho người bệnh.
Những điều nhỏ mang ý nghĩa lớn với bệnh nhân ung thư
09:55
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm có 150 nghìn bệnh nhân mới mắc ung thư. Nỗi đau về căn bệnh này sẽ khiến bệnh nhân và gia đình họ suy kiệt bởi cuộc chiến với ung thư thường khó lường và vô cùng gian nan. Vậy chúng ta nên đối mặt và giải quyết ung thư bằng cách nào? Từ nhiều năm qua, cộng đồng học sinh đồng niên khóa 92-95 Hà Nội không chỉ tích cực tổ chức các hoạt động xã hội mà còn có một Group hỗ trợ bệnh nhân ung thư bằng sự đồng cảm và giúp đỡ về tinh thần qua Nhóm FB “Đ
Ấm lòng những bữa cơm của câu lạc bộ thiện nguyện Saigon Share
09:42
Trong làn sóng dịch covid 19 lần thứ tư vừa qua, TP. Hồ Chí Minh là tâm dịch và bốn tháng gần như đóng cửa để tập trung chống dịch covid 19, hàng vạn lao động mất việc làm, hàng chục nghìn hộ dân không thu nhập mòn mỏi chờ sự hỗ trợ của nhà nước trong những ngày chống dịch. Sự xuất hiện của các nhóm thiện nguyện từ khắp nơi trong cả nước hướng về TP. Hồ Chí Minh, san sẻ với bà con thành phố đã góp phần vơi đi những khó khăn tạm thời. Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ gặp gỡ với câu lạc bộ
Lan tỏa nghị lực sống của những người khiếm thị đến cộng đồng
09:46
Dự án “The Eyes Project” đã góp phần lan tỏa nghị lực sống của những người khiếm thị trong cộng đồng. Dự án cũng góp phần chia sẻ, kết nối yêu thương giữa người khiếm thị với cộng đồng, xóa bỏ khoảng cách giữa người khiếm thị và người mắt sáng...
Người xây dựng tổ dân phố văn minh, đoàn kết
09:33
Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, những năm qua, ông Tô Văn Thịnh, Tổ trưởng tổ dân phố số 5 (phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP Hà Nội) đã dành nhiều tâm huyết cùng cán bộ và nhân dân xây dựng cộng đồng dân cư đoàn kết, văn minh. Những việc làm của ông Thịnh luôn được người dân trong tổ dân phố đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Nhất là khi đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp,ông Thịnh đã có những sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh.
Người khiếm thị tiếp cận công nghệ thế nào?
09:04
Không qua trường lớp chỉ bằng cách tự mày mò học tập, nhưng nhiều người khiếm thị đã làm chủ công nghệ, sử dụng tin học để tạo thu nhập, thậm chí còn làm được những điều không phải người sáng mắt nào cũng làm được. Đó là viết phần mềm ứng dụng. Nếu ai nghe kể người khiếm thị lướt web, thậm chí hướng dẫn người sáng mắt cài phần mềm soạn nhạc, ghép nhạc thì đó không còn là chuyện đùa cho vui nữa. Với niềm đam mê, người khiếm thị đang làm được những điều tưởng chừng không thể.
Cô gái khiếm thị Nghiêm Thu Loan và con đường giành học bổng trường quốc tế
09:30
Một cô bé học sinh tốt nghiệp cấp 3 bị từ chối khi vào một số trường đại học để học ngành nghề mà cô yêu thích. Vậy là cô bé ấy đã quyết tâm dành học bổng của trường quốc tế đại học Rmit. Nghiêm Thu Loan ở Ứng Hòa, Hà Nội là sinh viên khiếm thị đầu tiên học ở đại học Rmit cơ sở Hà Nội.
Người thương binh nặng lòng với quê hương
09:20
Để lại nơi chiến trường một phần cơ thể và mất hơn 80% sức khỏe nhiều năm nay thương binh Lê Văn Bát ở xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội vẫn đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương. Nhiều năm nay ông còn là điểm tựa để nhiều người khuyết tật vươn lên.
Nhóm Thiện Nguyện với khúc ruột miền Trung mùa lũ
08:53
Những ngày này cả nước đang hướng về khúc ruột miền Trung, nơi đang oằn mình chống chọi với thiên tai bão lũ, khắp nơi mọi người cùng đứng ra kêu gọi chung tay hỗ trợ cho miền Trung ruột thịt. Với nhóm Thiện Nguyện Hà Nội tinh thần ấy càng trỗi dậy và lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi ngay lập tức có những chuyến hàng cứu trợ đến tận tay người dân. Mời quý vị cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Trần Nam Long trưởng nhóm Thiện Nguyện Hà Nội.
Độc đáo lớp học khiêu vũ dành cho người khuyết tật
09:40
Dù không thể nhìn thấy ánh sáng, nhưng những chàng trai, cô gái khiếm thị vẫn tự tin, nhịp nhàng lướt chân theo từng giai điệu và khiêu vũ đầy say mê. Đó là một lớp học khiêu vũ đặc biệt - lớp học khiêu vũ dành cho người khuyết tật.
Gương sáng cựu nữ thanh niên xung phong
09:46
Từng tham gia thanh niên xung phong, chiến đấu quên mình vì nền độc lập dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, cựu thanh niên xung phong Nguyễn Thị Bích (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) vẫn tham gia công tác xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Nhóm thiện nguyện “Ấm” - Hành trình thiện nguyện đến với những người vô gia cư
09:47
Hơn 8 năm qua, cứ đều đặn vào tối thứ 7 hàng tuần, nhóm thiện nguyện “Ấm” gồm nhiều bạn trẻ ở Hà Nội lại tập trung ở số 71 Đặng Văn Ngữ để gói ghém, sắp xếp lại từng gói quà và mang đến chia sẻ với những người vô gia cư.
Người cựu chiến binh và “chiếc loa lưu động”
09:37
Tuy mang trong mình vết thương của chiến tranh, nhưng đã nhiều năm nay, ông Lưu Minh Bàn - ở Tổ dân phố 21, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội - vẫn hàng ngày cần mẫn đạp xe đến từng ngõ ngách để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Những phiên chợ “0 đồng” thiết thực hỗ trợ người khó khăn trong mùa dịch tỉnh Bình Dương
09:58
Ngoài những hoạt động hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trong những khu vực bị phong tỏa, cách ly y tế, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn có một hoạt động hết sức ý nghĩa, đó là tổ chức phiên chợ “0 đồng” dành cho các đối tượng người nghèo, đặc biệt là người lao động ở trọ gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Chàng trai trẻ tặng gạo cho người khó khăn mùa dịch
09:17
Dịch bệnh Covid-19 ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, nhưng may mắn luôn có những tấm lòng nhân ái, tương trợ bà con lúc khó khăn này. Xuất phát từ dòng tin nhắn được chàng trai trẻ Đinh Văn Nhẫn quê ở Phú Xuyên, Hà Nội đăng tải trên mạng xã hội facebook “Em ở quận Hoàng Mai muốn tặng gạo cho mọi người khó khăn mùa dịch. Ai cần thì qua ngõ 93 Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt gọi em nhé” nhiều người dân đã phần nào được san sẻ nỗi lo cuộc sống trong mùa dịch.