Add to Home Screen
Mới nhất
Xem nhiều
Bình luận nhiều
Hotline: 0855 911 911
RSS
Liên hệ quảng cáo:
024 36321592
Bình luận
Facebook
Twitter
Zalo
Zalo
Những điểm du xuân không thể bỏ qua dịp Tết
Kinh tế
Thứ Hai, 11/02/2013 03:56:00 +07:00
Với người miền Bắc, việc đi lễ, hành hương về với những di tích trở thành nét văn hóa riêng, được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước tết Nguyên đán.
hàng năm cứ từ mồng 10 tháng Giêng âm lịch trở ra, khách thập phương lại lũ lượt đổ về đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh để cầu tài cầu lộc, quan trọng nhất là vay tiền Bà Chúa Kho, mong cho một năm mới công việc xuôi thuận, phát tài.
Nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Bắc, khu di tích đền Gióng dưới chân núi Vệ Linh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được Bộ VHTT xếp hạng từ năm 1962.
Mặc dù tới ngày 10/3 mới là ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu của năm mới, như thường lệ hằng năm, du khách thập phương trên khắp mọi miền đất nước đã hành hương về Đất Tổ, bái lễ, câu an cho cả năm ở Đền Hùng.
Với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ, mang đậm bản sắc truyền thống, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3.
Với người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đầu năm đi lễ đền Trần đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa của không ít gia đình. Vào đền thắp nhang cầu xin cho gia đình một năm mới bình an, con cái học hành tấn tới.
Khai hội từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch, lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn nhất và diễn ra dài nhất trong năm, được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
ứ 12, 13 tháng Giêng hàng năm, không hẹn mà gặp, người người nô nức kéo về vùng Lim trẩy hội.Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế
Nhà thờ là sự kết hợp giữa kiểu kiến trúc đình chùa Phương Đông và lối kiến trúc Gô-tíc Phương Tây tạo nên một quần thể kiến trúc bao gồm: ao hồ, Phương Đình và nhà thờ lớn. Trong số đó, tôi đặc biệt ấn tượng lối kiến trúc của nhà nguyện Đức Mẹ.
Là hai tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hòa, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trùng tu
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.
Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.
Chợ Viềng thuộc thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định mở chính thức vào ngày mồng 8, nhưng ngay từ chiều ngày mồng 7 tháng Giêng đã có rất nhiều người ở khắp các địa phương mang hàng hóa về bày bán.
Bình luận
Bình luận