Nhờ đâu tin tặc Nga kiếm 2,5 tỷ USD mỗi năm?

Kinh tếThứ Tư, 03/12/2014 07:10:00 +07:00

(VTC News) - Với mức thu nhập này, tin tặc ở Nga hoàn toàn có khả năng được gọi là một ngành công nghiệp số.

(VTC News) - Với mức thu nhập này, tin tặc ở Nga hoàn toàn có khả năng được gọi là một ngành công nghiệp số.

Theo báo cáo mới nhất của công ty An ninh mạng Group-IB, tình trạng tội phạm mạng ở Nga đang ngày một tăng cao cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi. Cùng với đó, các hoạt động kiếm lời thông qua bán thông tin thẻ tín dụng, tấn công cây ATM... đã mang về cho những hacker tại đây số tiền lên tới 2,5 tỷ USD/năm.

Trong số này, khoản mang lại doanh thu lớn nhất lên đến 841 triệu USD/năm vẫn thuộc về các dịch vụ tin nhắn rác. Đây luôn là ngành kinh doanh doanh ưa thích của hacker Nga. Không chỉ giới hạn ở email, loại hình này còn lan sang Skype, tin nhắn SMS và cả trên truyền hình.

tin tặc
 
Một trong những lĩnh vực khác cũng mang lại lợi nhuận cao và phát triển mạnh hiện nay là việc kinh doanh thông tin thẻ tín dụng. Tại Nga, những hacker cầm đầu các đường dây mua bán kiểu này có thể có thể kiếm được số tiền khổng lồ dựa trên những thông tin mình đánh cắp được. Tiêu biểu là một nhóm hacker có tên Rescator đã thu được tới gần 1 triệu USD nhờ bán khoảng 150.000 thông tin thẻ tín dụng.


Mặc dù có lãi lớn như vậy nhưng việc tận dụng được thông tin từ các thẻ tín dụng còn đang sử dụng được sẽ giúp giới hacker thu lời số tiền gấp 10 lần. Khi có được những thông tin thẻ này, tin tặc có thể "chế" ra một chiếc thẻ thật sự và sử dụng chúng để thanh toán cho những món đồ xã xỉ ở các cửa hàng hay trung tâm mua sắm.

Bên cạnh đó, xu hướng tấn công vào các máy bán hàng tự động, cây ATM cũng diễn ra khả phổ biến. Nhờ những đoạn mã độc được lập trình tinh vi hay thẻ tín dụng giả, hacker có thể dễ dàng rút sạch tiền ở những điểm thanh toán nói trên.

Hồi tháng 10 năm nay, cảnh sát Nga đã bắt giữ một tin tặc thực hiện những hành vi tương tự với số tiền đã kiếm được khoảng 50.000 USD/tháng.


Để có thể có được thông tin thẻ tín dụng của người dùng, hacker không chỉ tấn công vào các trang thương mại điện tử mà còn đẩy mạnh khai thác từ phía người dùng. Cùng với đó, điện thoại và các thiết bị di động của nạn nhân đã trở thành mục tiêu ưa thích của tin tặc. Nhờ những phần mềm gián điệp cũng thủ đoạn tinh vi, tin tắc có thể dễ dàng đánh cắp những thông tin quan trọng này.

Việc lực lượng chức năng lần theo dấu vết của các hacker này thường gặp rất nhiều khó khăn. Bởi ngoài một số ít tin tặc thích quy thành quả có được thì hầu hết những đối tượng "lão làng" khác lại chuyển chúng qua một đơn vị tiền ảo, thường sử dụng là Bitcoin. Với số tiền ảo này, hacker có thể mua sắm thỏa thích trên internet, thậm chí là cả súng hay ma túy mà không sợ bị lùng ra vết tích.

Lê Vy
Bình luận
vtcnews.vn