• Zalo

Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ xử lý hơi thủy ngân tại các lò đốt rác

Khoa học - Công nghệThứ Ba, 12/12/2017 11:20:00 +07:00Google News

“Nghiên cứu xử lý hiệu quả hơi thủy ngân tại các lò đốt rác, cơ sở xử lý, tái chế các loại bóng đèn huỳnh quang, đèn cao áp chứa thủy ngân bằng các vật liệu biến tính có dung lượng hấp phụ cao” là đề tài do PGS-TS Trần Hồng Côn - ĐH Khoa học tự nhiên - làm chủ nhiệm.

anh8

Xử lý hơi thủy ngân và các chất độc hại tại lò đốt rác nhằm bảo vệ môi trường (ảnh minh họa) 

Mục tiêu của đề tài là chế tạo các loại vật liệu hấp phụ hơi thủy ngân dung lượng cao từ các nguồn nguyên liệu trong nước; xây dựng quy trình nghiên cứu và công nghệ xử lý hơi thủy ngân phù hợp với các đối tượng lò đốt rác, cơ sở xử lý và tái chế bóng đèn chứa thủy ngân ở Việt Nam; đề xuất mô hình thiết bị xử lý hơi thủy ngân cho loại hình lò đốt rác và cơ sở xử lý, tái chế bóng đèn chứa thủy ngân với công suất khoảng 3m3/giờ.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình chế tạo vật liệu hấp phụ hơi thủy ngân tải trọng cao trên cơ sở biến tính than hoạt tính bằng lưu huỳnh và các hợp chất chứa lưu huỳnh, biến tính than hoạt tính bằng các hợp chất halogenua, các halogen nguyên tố; thiết kế và lắp đặt 2 mô hình thiết bị xử lý hơi thủy ngân công suất 3m3/giờ để xử lý bóng đèn huỳnh quang và lò đốt rác thải.

Đối với vật liệu than hoạt tính biến tính bằng brôm nguyên tố (AC-Br), việc sử dụng dung dịch rửa giải là KMnO4 trong HNO3 có thể rửa giải hơn 98% lượng thủy ngân hấp thụ trên vật liệu và thu hồi được khoảng 87% lượng thủy ngân dưới dạng kim loại. Vật liệu sau rửa giải thủy ngân có thể được tái sử dụng với dung lượng hấp thụ bằng 86,5% so với vật liệu sử dụng lần đầu; lượng vật liệu hao hụt khoảng 15%.

Lệ Chi
Bình luận
vtcnews.vn