(VTC News) - Việt Nam cần lấy Hy Lạp làm bài học khi mà mỗi người dân đang phải gánh trên 1.200 USD nợ công (khoảng 25 triệu đồng), tương đương hơn nửa năm thu nhập, theo số liệu từ World Bank.
Trong buổi báo cáo số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đây, thay vì vui mừng trước con số tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,28% - tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 5 năm qua thì rất nhiều người đang lo ngại về con số nợ công của Việt Nam đến năm 2014 đã lên tới 59,6% GDP.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam bao gồm có nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2.35 nghìn tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD).
Trong đó, 79,6% con số này là nợ chính phủ, 19% là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương.
Theo số liệu trước đó, năm 2011 nợ công của Việt Nam so với GDP là 50%. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm con số này đã tăng lên xấp xỉ 10%.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng, những cảnh báo liên tiếp của Ngân hàng thế giới, Jica, và tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế và chính các chuyên gia đã cho thấy nguy cơ nguy hiểm về khả năng trả nợ khó thực thi khi nền kinh tế phát triển theo kiểu 'bóc ngắn, cắn dài'.
Trả lời phỏng vấn của VTC News, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết, nợ công tăng nhanh cũng đồng nghĩa với áp lực về chi phí trả nợ cho ngân sách quốc gia ngày càng trở nên nặng nề. Nói không chừng, khả năng Việt Nam vỡ nợ Hy Lạp là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu như không "kìm hãm" lại.
Theo ông Thành, Việt Nam hiện đang chủ yếu dựa vào nợ trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn nên điều này đã làm cho nợ công tăng lên. Số liệu của Ngân hàng Thế giới cũng đã cho thấy, nợ trong nước từ 23,1% GDP năm 2010 đã lên tới 31,7% GDP vào năm 2014.
Trong khi đó, phần lớn huy động vốn trong nước dựa vào phát hành trái phiếu chính phủ với thời gian đáo hạn trung bình tương đối ngắn. Điều đó dẫn tới phát sinh rủi ro quay vòng nợ không khớp với kỳ hạn, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ bằng nợ vay.
Ngoài ra Ngân hàng Thế giới cũng báo cáo rằng vẫn còn rất nhiều khoản nợ tiềm ẩn chưa được thống kê đầy đủ, dù các khoản nợ này có quy mô khá lớn, tính rủi ro cao và đe dọa rất lớn tới sự bền vững của nợ công.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành đánh giá, việc không thống kê được rõ ràng, đầy đủ các khoản nợ công khiến cho việc kiểm soát nợ công và khả năng trả nợ trở nên rất khó khăn, dẫn tới rủi ro tài chính càng cao.
Khả năng có thể thanh toán được nợ công khi đáo hạn mới là quan trọng. Nếu có khả năng trả nợ thì nợ công bằng 100%GDP vãn là an toàn, nhưng nếu khi nợ đáo hạn mà không có khả năng trả thì chỉ 30% GDP thôi cũng đã là vấn đề.
"Hơn nữa đầu tư nợ công không có hiệu quả thì không phát sinh lãi, thậm chí còn không thu hồi được đủ số vốn bỏ ra thì tiền đâu đổ vào ngân sách. Hàng năm vẫn còn hàng bao doanh nghiệp nhà nước "chết", bao nhiêu ngân hàng "ôm" nợ xấu, trong khi Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng nợ từ hai anh này là một trong những nguy cơ rủi ro lớn nhất đối với nợ công", chuyên gia Bùi Kiến Thành cho biết.
Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, dù nợ công của Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với các rủi ro nhưng chính phủ vẫn chủ trương không sử dụng các nguồn lực ngân sách nhà nước để tái cấp vốn các ngân hàng hay tái cơ cấu nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Theo dự báo, năm 2015, con số nợ công của Việt Nam vẫn theo hướng tiếp tục tăng lên, nhưng vẫn sẽ ở mức 75% GDP.
Ngoài ra kinh tế Việt Nam cũng được dự đoán sẽ có nhiều triển vọng tích cực hơn, tăng trưởng sẽ đạt mức 6 – 6,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,5%, thặng dư tài khoản thanh toán vãng lai 0,5% GDP và thâm hụt ngân sách sẽ ở mức 5% GDP.
Tuy nhiên chuyên gia Bùi Kiến Thành một lần nữa nhấn mạnh: "Cần phải lấy Hy Lạp ra làm một bài học về quản lý và sử dụng ngân sách quốc gia. Cũng chỉ vì không minh bạch về số liệu, không sử dụng hợp lý ngân sách mà hết tiền, phải đi xin cứu trợ rồi cuối cùng nợ không trả được.
Nợ công là vấn đề khiến hàng bao người phải mất ăn mất ngủ, không chỉ từ các lãnh đạo mà đến cả người dân, vì nó có thể xảy đến kịch bản xấu nhất cho một quốc gia, đó là vỡ nợ".
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng gánh nặng nợ công của Việt Nam bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố như tình trạng sử dụng vốn của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước; việc việc chi thường xuyên, chi công và gánh nặng của bộ máy hành chính chồng chéo...
Vị chuyên gia này cũng cảnh báo, nếu tất cả các vấn đề từ việc sử dụng nguồn vốn cũng như cách chi tiêu không được tính toán một cách chặt chẽ thì sẽ đẩy nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng rất tệ khi mà hiện tại khả năng trả nợ đã rất khó.
Chỉ tính riêng trả lãi Ngân hàng thế giới đã tính lên tới 7,1% của GDP – vượt quá con số tăng trưởng, ông Doanh cho hay.
Huyền Trân
Trong buổi báo cáo số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đây, thay vì vui mừng trước con số tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,28% - tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 5 năm qua thì rất nhiều người đang lo ngại về con số nợ công của Việt Nam đến năm 2014 đã lên tới 59,6% GDP.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam bao gồm có nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2.35 nghìn tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD).
Trong đó, 79,6% con số này là nợ chính phủ, 19% là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương.
Theo số liệu trước đó, năm 2011 nợ công của Việt Nam so với GDP là 50%. Như vậy chỉ trong vòng 3 năm con số này đã tăng lên xấp xỉ 10%.
Trả lời phỏng vấn của VTC News, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết, nợ công tăng nhanh cũng đồng nghĩa với áp lực về chi phí trả nợ cho ngân sách quốc gia ngày càng trở nên nặng nề. Nói không chừng, khả năng Việt Nam vỡ nợ Hy Lạp là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu như không "kìm hãm" lại.
Theo ông Thành, Việt Nam hiện đang chủ yếu dựa vào nợ trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn nên điều này đã làm cho nợ công tăng lên. Số liệu của Ngân hàng Thế giới cũng đã cho thấy, nợ trong nước từ 23,1% GDP năm 2010 đã lên tới 31,7% GDP vào năm 2014.
Trong khi đó, phần lớn huy động vốn trong nước dựa vào phát hành trái phiếu chính phủ với thời gian đáo hạn trung bình tương đối ngắn. Điều đó dẫn tới phát sinh rủi ro quay vòng nợ không khớp với kỳ hạn, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ bằng nợ vay.
Ngoài ra Ngân hàng Thế giới cũng báo cáo rằng vẫn còn rất nhiều khoản nợ tiềm ẩn chưa được thống kê đầy đủ, dù các khoản nợ này có quy mô khá lớn, tính rủi ro cao và đe dọa rất lớn tới sự bền vững của nợ công.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành đánh giá, việc không thống kê được rõ ràng, đầy đủ các khoản nợ công khiến cho việc kiểm soát nợ công và khả năng trả nợ trở nên rất khó khăn, dẫn tới rủi ro tài chính càng cao.
Khả năng có thể thanh toán được nợ công khi đáo hạn mới là quan trọng. Nếu có khả năng trả nợ thì nợ công bằng 100%GDP vãn là an toàn, nhưng nếu khi nợ đáo hạn mà không có khả năng trả thì chỉ 30% GDP thôi cũng đã là vấn đề.
"Hơn nữa đầu tư nợ công không có hiệu quả thì không phát sinh lãi, thậm chí còn không thu hồi được đủ số vốn bỏ ra thì tiền đâu đổ vào ngân sách. Hàng năm vẫn còn hàng bao doanh nghiệp nhà nước "chết", bao nhiêu ngân hàng "ôm" nợ xấu, trong khi Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng nợ từ hai anh này là một trong những nguy cơ rủi ro lớn nhất đối với nợ công", chuyên gia Bùi Kiến Thành cho biết.
|
Theo dự báo, năm 2015, con số nợ công của Việt Nam vẫn theo hướng tiếp tục tăng lên, nhưng vẫn sẽ ở mức 75% GDP.
Ngoài ra kinh tế Việt Nam cũng được dự đoán sẽ có nhiều triển vọng tích cực hơn, tăng trưởng sẽ đạt mức 6 – 6,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,5%, thặng dư tài khoản thanh toán vãng lai 0,5% GDP và thâm hụt ngân sách sẽ ở mức 5% GDP.
Tuy nhiên chuyên gia Bùi Kiến Thành một lần nữa nhấn mạnh: "Cần phải lấy Hy Lạp ra làm một bài học về quản lý và sử dụng ngân sách quốc gia. Cũng chỉ vì không minh bạch về số liệu, không sử dụng hợp lý ngân sách mà hết tiền, phải đi xin cứu trợ rồi cuối cùng nợ không trả được.
Nợ công là vấn đề khiến hàng bao người phải mất ăn mất ngủ, không chỉ từ các lãnh đạo mà đến cả người dân, vì nó có thể xảy đến kịch bản xấu nhất cho một quốc gia, đó là vỡ nợ".
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng gánh nặng nợ công của Việt Nam bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố như tình trạng sử dụng vốn của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước; việc việc chi thường xuyên, chi công và gánh nặng của bộ máy hành chính chồng chéo...
Vị chuyên gia này cũng cảnh báo, nếu tất cả các vấn đề từ việc sử dụng nguồn vốn cũng như cách chi tiêu không được tính toán một cách chặt chẽ thì sẽ đẩy nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng rất tệ khi mà hiện tại khả năng trả nợ đã rất khó.
Chỉ tính riêng trả lãi Ngân hàng thế giới đã tính lên tới 7,1% của GDP – vượt quá con số tăng trưởng, ông Doanh cho hay.
Huyền Trân
Bình luận