MC Cát Tường: Mẹ tôi phải chờ gần 40 năm để được đón Tết nhà ngoại

Văn hóa - Giải tríThứ Ba, 23/01/2018 11:25:00 +07:00

Đ"ợi chờ gần ⅔ cuộc đời mà mẹ tôi vẫn chưa được ăn một cái Tết nhà ngoại đúng nghĩa" - MC Cát Tường chia sẻ.

Cát Tường được mệnh danh là bà mối mát tay trong chương trình Bạn muốn hẹn hò. Vào tối 22/1, nữ MC “đăng đàn” chia sẻ đầy tâm trạng về vấn đề đón Tết nhà ngoại khiến ai cũng phải “sụt sùi”.

Hơn ai hết, Cát Tường là người hiểu rất rõ những thiệt thòi, mất mát mà người phụ nữ phải chịu kể từ khi kết hôn. Động lực thôi thúc cô viết lên những lời này chính là việc sau khi nữ MC xem xong đoạn phim ngắn Xuân không màu 2 nói về nỗi niềm của người phụ nữ lấy chồng xa không được về ngoại ănTết - một đoạn phim lấy đi không biết bao nhiêu là nước mắt của hàng triệu người trong những ngày qua.

Cát Tường nhìn thấy bóng dáng của rất rất nhiều chị em trong đoạn phim đó và có cả mẹ đẻ của cô. Họ là những người phụ nữ quá cam chịu, hy sinh quá nhiều vì chồng, vì con, vì bổn phận dâu tròn mà quên đi mình còn một mái ấm khác, một chốn yên bình có tên là... nhà ngoại.

Bà mối Cát Tường viết: "Hôm nay vô tình đang giữa giờ quay, thấy em share cho cái phim ngắn Xuân không màu 2 nghe nói đang sốt, tất nhiên 1 bà mối như mình làm sao có thể không xem được chứ. Trời trời... ông Dương Lâm ở đâu ra mà duyên quá sức duyên, làm mình xem cười sằng sặc. ..nhưng chỉ vài phút sau, nước mắt từ đâu cứ tuôn ra như suối khiến mọi người cứ tưởng Tường bị làm sao, chạy vô hỏi thăm, an ủi động viên các kiểu.

Cattuong9 copy 3

MC Cát Tường.

Các bạn biết sao Tường khóc không? Vì mẹ. Chính xác là bà ngoại của Na Uy đó. Tường nhìn thấy Mẹ của Tường trong film này, rõ mồn một luôn. Ba mẹ Tường người Huế nhưng phải di cư vào Nam, trong suốt những năm tháng làm dâu, mẹ luôn mong muốn một lần về Huế ăn Tết cùng bà ngoại, nhưng vì sợ bà nội buồn, sợ đi ngược lại truyền thống gia đình nên mẹ chỉ biết cam chịu.

Có những năm, Tường thấy ba mẹ có tranh luận về việc này, mẹ Tường cũng khóc, cũng cự nự, nhưng bản chất của phụ nữ Huế là nhẫn nhịn, chịu đựng nên cuối cùng mẹ vẫn “nuốt trọn nước mắt vào trong, hẹn xuân sau về” như cô vợ trong clip này. Xuân nào cũng hẹn Xuân sau như vậy, cho đến khi Tường trưởng thành rồi, Tường cũng hay “xúi“ mẹ là “Thì mẹ cứ nhất quyết 1 năm về ngoại ăn Tết đi có sao đâu” nhưng bản thân mẹ Tường vẫn không vượt qua được truyền thống con dâu phải ăn tết nhà chồng.

Rồi đến năm bà nội mất, tưởng là mẹ sẽ về Huế nhưng nội mất trong Nam thì 3 ngày Tết phải cúng kiến sớm chiều... lại chờ thêm nữa...Đến tận năm ngoái, Tường mới quyết định tự đặt vé đưa cả nhà về quê ngoại ở Huế đón Tết 1 lần, đó cũng là cái Tết đầu tiên của mẹ Tường ở quê ngoại sau gần 40 năm đi lấy chồng. Tuy nhiên, dù đạt được mong muốn mà bà đã đấu tranh gần 40 năm, nhưng niềm hạnh phúc của mẹ đã không còn trọn vẹn, bởi bà ngoại Tường cũng đã không còn (ngoại mất gần 1 năm rồi).

Đó, các bạn ạ, đợi chờ gần ⅔ cuộc đời mà vẫn chưa được ăn một cái Tết nhà ngoại đúng nghĩa, Tường thấy mẹ thật sự hi sinh quá quá nhiều. Là Tường, Tường chắc chắn ko thể hi sinh như mẹ. Nhưng mẹ Tường cũng chỉ là một trong số hàng triệu người mẹ, người vợ, vẫn đang âm thầm hi sinh như vậy. Cứ mỗi dịp Tết về, lại âm thầm giấu giếm nỗi nhớ mong quê hương của mình, chỉ vì muốn làm tròn trách nhiệm của phận dâu con. Như vậy mới thấy, những cái gọi là truyền thống, liệu có thực sự tốt, hay đó là sợi dây trói buộc người phụ nữ?

Với Tường, mẹ là số một. Một tay mẹ Tường chăm sóc cho cả Tường, cả con gái Na Uy của Tường từ nhỏ tới giờ. Mẹ ở với Tường tới giờ là 40 năm, thế nên nghĩ đến việc đi lấy chồng mà không được ăn Tết cùng mẹ, chắc Tường nghỉ chơi luôn quá.

Như trong chương trình Sau ánh hào quang, Tường chia sẻ bé Na Uy cũng đồng ý cho Tường tái hôn để tìm một bến đỗ rồi đó. Nhưng Tường nghĩ, nếu có tái hôn thì nhất định Tường sẽ thỏa thuận trước về việc đón Tết nhà ngoại, nếu nhà xa thì 1 năm về nội, 1 năm về ngoại, còn nếu nhà gần thì chạy qua chạy lại chứ tuyệt đối không để mẹ lủi thủi được.

Nhân đây, bà mối Cát Tường cũng khuyên các bạn trẻ nên học mưu của Tường nha, trước khi lấychồng thì nhớ thỏa thuận trước với chồng về việc luân phiên đón Tết nội Tết ngoại mỗi năm, kẻo lại khóc hết nước mắt mỗi đêm giao thừa.

7

 Chia sẻ của MC Cát Tường.

Quay lại với phim, phải nói phim Xuân không màu 2 thực sự rất xúc động. Xem xong mới biết hóa ra đây là phần 2 của Xuân không màu năm ngoái, cũng là film của Bảo Xuân làm. Cái này Tường cũng đang uống đây, nhưng không ngờ có cả bộ hộp quà Tết hay ghê. Chắc sẽ kiếm lấy 1 bộ biếu mẹ và nói với mẹ là Bảo Xuân đang nói hộ nỗi lòng của mẹ 40 năm qua đây này, tin là mẹ sẽ thích lắm".

Ngay khi được đăng tải, lời nhắn nhủ của Cát Tường nhanh chóng tạo sóng trên cộng đồng mạng. Đa số độc giả đều ủng hộ và đồng tình với ý kiến của bà mối mát tay. Nhiều người nhìn thấy chính mình trong đoạn clip chan chứa nỗi niềm ấy và đưa ra quyết định dù thế nào thì Tết này cũng sẽ phải về ngoại.

Xuân không màu 2 là câu chuyện không chỉ của riêng bất kỳ gia đình nào. Mỗi cô gái sau khi lấy chồng đều đau đáu một nỗi lo ăn Tết nhà nội, nhà ngoại. Thậm chí, nhiều người lấy chồng 10 năm chưa được một lần ăn Tết nhà ngoại..Nội dung clip phản ánh cuộc sống rất đời thường và chỉ sau vài ngày đăng tải thu hút hơn hàng triệu lượt xem, chia sẻ và lấy đi nước mắt bao người, đặc biệt là các chị em có gia đình.

Video: Xúc động với phim ngắn "Xuân không màu 2"

Mai Lan
Bình luận
vtcnews.vn