(VTC News) - Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ hội tri ân đội dân binh đã cắm mốc khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng 4/4 (ngày 27/2 âm lịch), hàng ngàn người dân Lý Sơn cùng các tộc họ trên đảo và du khách tập trung về đình Làng xã An Hải (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) để cùng tham dự Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Đây là nghi lễ thường niên nhằm tri ân, tưởng nhớ đến đội dân binh Hoàng Sa năm xưa đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đồng thời tri ân những người dân Việt Nam đã ngã xuống vì chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Theo sử sách ghi chép lại, vào đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đã cho lập hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tại làng An Vĩnh và An Hải (nay thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Để gìn giữ chủ quyền, hàng năm đều có 70 suất đinh là những trai tráng khỏe mạnh giỏi bơi lội được sung vào hải đội Hoàng Sa.
Đến đầu thế kỷ 19, các dân binh trong đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải chủ yếu là những trai tráng thuộc các tộc họ trên đảo Lý Sơn. Họ tự nguyện vươn khơi như một nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc.
Nhiệm vụ của đội dân binh Hoàng Sa là đo đạc hải trình, dựng bia, cắm mốc chủ quyền và thu lượm sản vật tại Hoàng Sa và Trường Sa. Để thực thi nhiệm vụ vua ban, những dân binh lênh đênh trên biển bằng những chiếc thuyền câu mong manh trong suốt 6 tháng, từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch.
Ông Dương Hữu Nghĩa, Trưởng ban khánh tiết Đình làng An Hải cho biết: "Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay được các tộc họ xã An Hải tổ chức với những nghi thức trọng thể, nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của các dân binh Hoàng Sa năm xưa.
Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần anh dũng, bất khuất của thế hệ cha ông đối với thế hệ trẻ ngày nay đồng thời, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng mang tính tâm linh của người dân trên đảo Lý Sơn".
Xuân Mai - Mịnh Văn
Sáng 4/4 (ngày 27/2 âm lịch), hàng ngàn người dân Lý Sơn cùng các tộc họ trên đảo và du khách tập trung về đình Làng xã An Hải (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) để cùng tham dự Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Đây là nghi lễ thường niên nhằm tri ân, tưởng nhớ đến đội dân binh Hoàng Sa năm xưa đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đồng thời tri ân những người dân Việt Nam đã ngã xuống vì chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Hàng ngàn người dân Lý Sơn cùng các tộc họ trên đảo và du khách tập trung về đình Làng xã An Hải (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) để cùng tham dự Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. |
Theo sử sách ghi chép lại, vào đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đã cho lập hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tại làng An Vĩnh và An Hải (nay thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Để gìn giữ chủ quyền, hàng năm đều có 70 suất đinh là những trai tráng khỏe mạnh giỏi bơi lội được sung vào hải đội Hoàng Sa.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra với nhiều nghi thức tế lễ truyền thống của cư dân miền biển |
Đến đầu thế kỷ 19, các dân binh trong đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải chủ yếu là những trai tráng thuộc các tộc họ trên đảo Lý Sơn. Họ tự nguyện vươn khơi như một nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc.
Đây là nghi lễ thường niên nhằm tri ân, tưởng nhớ đến đội dân binh Hoàng Sa năm xưa đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
Nhiệm vụ của đội dân binh Hoàng Sa là đo đạc hải trình, dựng bia, cắm mốc chủ quyền và thu lượm sản vật tại Hoàng Sa và Trường Sa. Để thực thi nhiệm vụ vua ban, những dân binh lênh đênh trên biển bằng những chiếc thuyền câu mong manh trong suốt 6 tháng, từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch.
Tất cả các chi tộc họ trên đảo Lý Sơn đều tham dự Lễ tế |
Ông Dương Hữu Nghĩa, Trưởng ban khánh tiết Đình làng An Hải cho biết: "Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay được các tộc họ xã An Hải tổ chức với những nghi thức trọng thể, nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của các dân binh Hoàng Sa năm xưa.
Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần anh dũng, bất khuất của thế hệ cha ông đối với thế hệ trẻ ngày nay đồng thời, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng mang tính tâm linh của người dân trên đảo Lý Sơn".
Xuân Mai - Mịnh Văn
Bình luận