Ken Hu, phó chủ tịch HĐQT của công ty công nghệ Huawei, phát biểu tại Hội nghị An ninh mạng ở Đức rằng việc Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen giống với biểu hiện của "chiến tranh lạnh".
Ông cho rằng đây sẽ là một tiền lệ xấu, phá vỡ môi trường cạnh tranh công bằng và cho thấy sức ảnh hưởng của Mỹ trong việc kiểm soát chuỗi cung ứng. Ông Hu cũng kêu gọi sự trợ giúp của các công ty và các ngành công nghiệp khác.
"Nếu chúng ta không cùng chung tay chống lại vấn đề này, nó có thể sẽ xảy ra với bất kì công ty hoặc ngành công nghiệp nào trong tương lai. Chúng ta cần sớm tạo ra một hệ sinh thái để thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh thế", ông nói tại hội nghị.
Đây là bài phát biểu của Huawei kể từ sau một tuần đầy sóng gió, khi vào thứ năm tuần trước, ông Donald Trump kí lệnh đưa công ty này vào danh sách đen. Động thái này của phía Mỹ đã khiến nhiều công ty công nghệ của nước này và đồng minh từ chối hợp tác với Huawei. Bên cạnh đó, Huawei cũng sẽ bị Google ngưng cung cấp dịch vụ và quyền sử dụng Android.
Ken Hu cho biết điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dùng. "Có đến 3/4 người dùng điện thoại thông minh ở châu Âu phụ thuộc vào Android. Huawei chiếm 20% trong số này. Sẽ có rất nhiều người dùng và doanh nghiệp ở châu Âu bị ảnh hưởng", ông nói.
Các công ty khác - đặc biệt là các công ty sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc - sẽ nhìn Huawei như một bài học và đối mặt với tương lai đầy bấp bênh. Sự kiện Huawei cho thấy sức mạnh của Mỹ trong việc nắm giữ chuỗi cung ứng toàn cầu và quyền lực của Google đối với hệ điều hành Android.
Phó chủ tịch của Huawei đã nhắc đến những khía cạnh này, nhằm kêu gọi sự hợp tác ở quy mô toàn cầu trong vấn đề kiểm soát chuỗi cung ứng cũng như xem xét lại việc phụ thuộc vào Android.
Cũng tại hội nghị ở Đức lần này, Ken Hu nhắc đến việc công ty mình bị Mỹ ban lệnh cấm cũng như "bức tường Berlin". Đó là biểu hiện của chiến tranh lạnh.
"Chúng ta đang đứng ở gần nơi từng tồn tại bức tường Berlin. Điều này gợi nhắc rằng chẳng ai trong chúng ta muốn thấy một bức tường tương tự, hay phải đối mặt với những bài học lịch sử về sự chia cắt. Chúng ta cũng không hề muốn xây thêm những bức tường về thương mại, cũng như những bức tường về công nghệ", ông phát biểu.
Tuần này, Huawei vẫn ra mắt mẫu điện thoại mới của mình. Chúng vẫn được hỗ trợ bởi android và những con chip còn sót lại trong kho. Tuy nhiên, tương lai của chiến điện thoại ấy, cũng như tương lai của Huawei, là điều mà không ai có thể chắc chắn.
Video: Người Việt lo lắng khi sử dụng Huawei
Bình luận