Nhóm nghiên cứu ASSURE đã công bố kết quả nghiên cứu va chạm trên không đối với các hệ thống máy bay không người lái nhỏ (sUAS) đối với nhiều đối tượng, bao gồm cả con người, nghiên cứu kéo dài 18 tháng.
Nhóm bao gồm Đại học Alabama ở Huntsville (UAH), Đại học bang Mississippi, Viện nghiên cứu hàng không quốc gia tại Đại học bang Mississippi và Đại học bang Ohio, được Cục Hàng không Liên bang (FAA) tài trợ để đánh giá khả năng chấn thương khi va chạm của các máy bay không người lái.
Hơn 512 thử nghiệm tác động và mô phỏng đã được thực hiện bằng 16 máy bay không người lái khác nhau, cũng như các vật thể và tải trọng khác nhau (pin, khối gỗ...).
Thử nghiệm cũng sử dụng các biện pháp giảm thiểu để giảm khả năng chấn thương, nhằm cung cấp một bức tranh tốt hơn về các thương tích tiềm năng và mức độ nghiêm trọng của va chạm, do máy bay không người lái là một thiết bị khá mới và chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu.
Theo Sputnik, các nhà khoa học cũng đặc biệt chú ý đến máy bay không người lái chuyển phát nhanh có thể mang tải nhỏ có trọng lượng không quá 6 kg. Trong các thử nghiệm, máy bay không người lái va chạm với phần đầu, cổ và thân của người nộm, sau đó các chuyên gia đã ghi lại các vết thương khác nhau: vết rách, vết cắt và vết bầm tím.
David Arterburn, một đại diện nghiên cứu cho biết các tác động chấn thương được thực hiện trong nghiên cứu là các thử nghiệm tác động có kiểm soát trong trường hợp xấu nhất, sử dụng các tình huống có khả năng truyền năng lượng nhiều nhất (va chạm mạnh nhất) cho con người.
Dù vậy, ngay cả trong các nghiên cứu có kiểm soát này, các thay đổi nhỏ về hướng xe hoặc vị trí va chạm đã có thể làm giảm khả năng chấn thương.
Nói cách khác, các nhà khoa học cho rằng cần một tập hợp nhiều yếu tố "hoàn hảo" để va chạm rơi vào trạng thái xấu nhất, nên tai nạn dẫn đến chết người với UAV là khá hy hữu, nhưng các trường hợp bị thương vẫn có thể xảy ra.
Bình luận