'Tham nhũng tình dục' ở Việt Nam không phải không có nhưng không dễ phanhphui, trừ khi vị quan chức đó bị điều tra bởi một hành vi khác.
Sau phát biểu của ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, về việc hiện nay ở Việt Nam chắc chắn có tình trạng hối lộ bằng tình dục cho các quan chức, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu vấn đề này tại diễn đàn Quốc hội tuần qua.
Vấn đề này cũng được bạn đọc rất quan tâm, PV trích đăng một số ý kiến của các chuyên gia.
* Ông Đỗ Văn Vĩnh (kiểm sát viên cao cấp, Viện phúc thẩm 3, Viện KSND tối cao tại TP.HCM):
Ở nước ngoài người ta từ chức
Thực tế có những vụ án kinh tế mà bị cáo là nam giới có dấu hiệu liên quan đến phụ nữ, nhưng thuật ngữ “hối lộ tình dục” thì chưa từng xuất hiện trong quá trình tố tụng.
Bởi ví như sự thật có chuyện quan hệ nam nữ để đổi lại vật chất thì đó là sự thỏa thuận của người nam và người nữ.
Và họ hoàn toàn có thể nói đó là quan hệ tình cảm, nếu không đúng thì chỉ không đúng về đạo đức và cần được xem xét ở mặt đạo đức chứ không phải dưới góc độ hình sự.
Thực tế có thể cũng có việc mua nhà, mua xe cho bồ, hoặc có người dùng thân xác để làm con đường tiến thân.
Tuy nhiên tất cả những lợi ích xảy ra đồng thời, hoặc sau khi có quan hệ tình cảm đều bị điều chỉnh bởi những phạm trù pháp luật khác.
Trường hợp có chuyện “hối lộ tình dục” để nhận dự án nếu sai quy trình hoặc vi phạm thì thuộc sự điều chỉnh của luật đấu thầu, nếu hối lộ để thăng chức thì chịu sự điều chỉnh của luật công chức…
Và các loại lợi ích khác nếu được nhận sau khi có sự “hối lộ” bằng tình cảm thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của những hình thức pháp luật liên quan.
Việc xem xét hành vi “hối lộ tình dục” có nên đưa vào luật hay không thật sự khó khăn và thực tế trên thế giới cũng không coi đó là một hành vi phạm tội được quy định trong luật.
Tuy nhiên, ở những nước phương Tây khi xảy ra những vụ bê bối như vậy thì thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng chính trị của quan chức khiến họ có thể phải từ chức vì xấu hổ và đánh mất lòng tin ở nhân dân.
Những hiện tượng như vậy ở Việt Nam không phải không có, nhưng không dễ dàng gì có thể phanh phui ra được, trừ khi vị quan chức đó bị điều tra bởi một hành vi khác.
* Luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn luật sư Bà Rịa-Vũng Tàu):
Cần có quy chuẩn về đạo đức trong các ngành nghề
Đôi khi câu chuyện quan hệ nam nữ ấy là sự thỏa thuận, đồng thuận của cả hai bên, hơn nữa cái để hối lộ lại thuộc phạm trù tình cảm nên rất khó chứng minh. Thậm chí hai con người đó có thể khai đồng thuận là tình yêu hoặc đơn giản là “mua bán”.
Pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận có vụ việc nào lấy chuyện “hối lộ tình dục” làm căn cứ xử lý.
Bởi vậy, trong vấn đề này tốt nhất là các ngành nghề đều xây dựng bộ quy tắc ứng xử đối với ngành nghề của mình để nếu có xảy ra sự việc như vậy thì xử lý về mặt quy tắc đạo đức là đủ.
Thậm chí nhiều người từng bị cách chức, bị kỷ luật vì câu chuyện tình cảm dẫn đến những sai phạm và ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị.
Quy tắc đạo đức cũng đã được quy định đối với đảng viên công chức, chỉ cần áp dụng nghiêm khắc, không xuê xoa là được.
Theo TTO
Vấn đề này cũng được bạn đọc rất quan tâm, PV trích đăng một số ý kiến của các chuyên gia.
* Ông Đỗ Văn Vĩnh (kiểm sát viên cao cấp, Viện phúc thẩm 3, Viện KSND tối cao tại TP.HCM):
Ở nước ngoài người ta từ chức
Thực tế có những vụ án kinh tế mà bị cáo là nam giới có dấu hiệu liên quan đến phụ nữ, nhưng thuật ngữ “hối lộ tình dục” thì chưa từng xuất hiện trong quá trình tố tụng.
Bởi ví như sự thật có chuyện quan hệ nam nữ để đổi lại vật chất thì đó là sự thỏa thuận của người nam và người nữ.
Và họ hoàn toàn có thể nói đó là quan hệ tình cảm, nếu không đúng thì chỉ không đúng về đạo đức và cần được xem xét ở mặt đạo đức chứ không phải dưới góc độ hình sự.
Thực tế có thể cũng có việc mua nhà, mua xe cho bồ, hoặc có người dùng thân xác để làm con đường tiến thân.
Tuy nhiên tất cả những lợi ích xảy ra đồng thời, hoặc sau khi có quan hệ tình cảm đều bị điều chỉnh bởi những phạm trù pháp luật khác.
Trường hợp có chuyện “hối lộ tình dục” để nhận dự án nếu sai quy trình hoặc vi phạm thì thuộc sự điều chỉnh của luật đấu thầu, nếu hối lộ để thăng chức thì chịu sự điều chỉnh của luật công chức…
Và các loại lợi ích khác nếu được nhận sau khi có sự “hối lộ” bằng tình cảm thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của những hình thức pháp luật liên quan.
Việc xem xét hành vi “hối lộ tình dục” có nên đưa vào luật hay không thật sự khó khăn và thực tế trên thế giới cũng không coi đó là một hành vi phạm tội được quy định trong luật.
Tuy nhiên, ở những nước phương Tây khi xảy ra những vụ bê bối như vậy thì thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng chính trị của quan chức khiến họ có thể phải từ chức vì xấu hổ và đánh mất lòng tin ở nhân dân.
Những hiện tượng như vậy ở Việt Nam không phải không có, nhưng không dễ dàng gì có thể phanh phui ra được, trừ khi vị quan chức đó bị điều tra bởi một hành vi khác.
* Luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn luật sư Bà Rịa-Vũng Tàu):
Cần có quy chuẩn về đạo đức trong các ngành nghề
Đôi khi câu chuyện quan hệ nam nữ ấy là sự thỏa thuận, đồng thuận của cả hai bên, hơn nữa cái để hối lộ lại thuộc phạm trù tình cảm nên rất khó chứng minh. Thậm chí hai con người đó có thể khai đồng thuận là tình yêu hoặc đơn giản là “mua bán”.
Pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận có vụ việc nào lấy chuyện “hối lộ tình dục” làm căn cứ xử lý.
Bởi vậy, trong vấn đề này tốt nhất là các ngành nghề đều xây dựng bộ quy tắc ứng xử đối với ngành nghề của mình để nếu có xảy ra sự việc như vậy thì xử lý về mặt quy tắc đạo đức là đủ.
Thậm chí nhiều người từng bị cách chức, bị kỷ luật vì câu chuyện tình cảm dẫn đến những sai phạm và ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị.
Quy tắc đạo đức cũng đã được quy định đối với đảng viên công chức, chỉ cần áp dụng nghiêm khắc, không xuê xoa là được.
Theo TTO
Bình luận