Đời sống

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế

Thứ Ba, 02/07/2024 07:30:00 +07:00

(VTC News) - Hình hài của di tích Tháp đôi Liễu Cốc (Thừa Thiên - Huế) vừa phát lộ sau cuộc khai quật quy mô lớn, giới nghiên cứu phát hiện nhiều cổ vật có giá trị.

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 1

Tháp đôi Liễu Cốc (thôn Liễu Cốc Thượng, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà) là một trong số những di tích Chăm Pa hiếm hoi còn tồn tại ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trải qua nghìn năm lịch sử, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên di tích này chỉ còn là phế tích, cỏ mọc um tùm. 

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 2

Sau nhiều năm bị bỏ hoang thì mới đây, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Sở Văn hoá và thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành thăm dò và khai quật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc theo quyết định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. (Ảnh: Tiểu Bảo)

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 3

Đợt khai quật diễn ra từ cuối tháng 4 đến tháng 6/2024 giúp các chuyên gia phát hiện nhiều di vật có giá trị và có thêm thông tin để đánh giá chi tiết hơn về giá trị lịch sử, văn hoá của di tích. 

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 4

Hình hài Tháp đôi Liễu Cốc phát lộ sau nhiều năm bị bao phủ bởi cây cối và cỏ dại.

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 5

Nền móng di tích lộ thiên sau hàng trăm năm bị vùi lấp dưới nền đất. 

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 6

Theo Sở Văn hoá Thể thao Thừa Thiên - Huế, với diện tích thăm dò và khai quật khoảng 80 m2, các chuyên gia làm xuất lộ hoàn toàn dấu tích nền móng kiến trúc tháp Bắc và xác định được vị trí tháp Cổng, hệ thống tường bao và đường đi nội bộ trong di tích Tháp đôi Liễu Cốc.

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 7

Qua khai quật, các chuyên gia cũng đưa lên khỏi lòng đất nhiều loại hình di vật tiêu biểu, góp phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu, nhận thức về di tích cũng như gợi mở thêm nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, mở rộng diện tích khai quật để làm sáng rõ toàn bộ quy mô, kết cấu và tính chất của di tích.

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 8

Cụ thể, trong quá trình khai quật, các chuyên gia thu được khối lượng di vật gồm 4.807 tiêu bản. Trong đó, tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí kiến trúc, các mảnh bia và phù điêu đá, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung và tiền kim loại.

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 9

Trong đó đáng chú ý nhất là 3 bình vôi làm bằng chất liệu sành còn khá nguyên vẹn là cổ vật đặc trưng thời Chăm Pa thế kỷ IX-X.

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 10

Ngoài ra còn có đầu phù điêu Phật và những mảnh bia ký làm bằng chất liệu đá sa thạch ở khoảng thế kỷ XI-XII. 

Hình hài tháp Chăm nghìn tuổi phát lộ sau cuộc khai quật khảo cổ ở Huế  - 11

Theo Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, việc khai quật khảo cổ di tích tháp đôi Liễu Cốc và sưu tập được hiện vật quý rất thành công. Sau khi được nghiên cứu, chỉnh lý, giám định và lập hồ sơ khoa học sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng, giúp ích cho công tác nghiên cứu và trưng bày phát huy giá trị di tích.

Tháp đôi Liễu Cốc là công trình kiến trúc tôn giáo đặc trưng của người Chăm, ước khoảng 1.000 năm tuổi. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật có nhiều giá trị, đánh dấu một giai đoạn phát triển trong lịch sử, văn hoá dân tộc.

Năm 1926, di tích Tháp đôi Liễu Cốc được Viện Viễn Đông Bác Cổ nghiên cứu và xếp hạng là cổ tích trong toàn cõi Việt Nam và Đông Dương thời bấy giờ. Năm 1994, di tích được Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia.

Do tác động của thời gian, chiến tranh cùng sự khắc nghiệt của khí hậu miền Trung, di tích Tháp đôi Liễu Cốc bị xuống cấp nghiêm trọng.

NGUYỄN VƯƠNG
Bình luận
vtcnews.vn