Duy trì tình bạn mùa dịch
09:59
Vì dịch Covid-19, bạn bè không thể gặp nhau. Người ta vẫn thường nói “xa mặt, cách lòng”, liệu với tình bạn khi không được gặp nhau thường xuyên thì có bị phai nhạt? Làm gì để duy trì mối quan hệ bạn bè trong mùa dịch?
Định hướng nghề nghiệp tương lai như thế nào?
09:58
Chọn ngành, chọn nghề là một hành trình khám phá bản thân, mà thực sự trên hành trình đó không dễ để tìm được câu trả lời. Nhiều người vẫn ví rằng, nếu không được định hướng rõ ràng thì việc chọn nghề nghiệp cũng chẳng khác nào chúng ta đang đi trong một mê cung có quá nhiều lối rẽ, chẳng biết đi về đâu...
Ra trường bạn sẽ làm gì?
09:58
Năm cuối đại học có thể coi là ngưỡng cửa quan trọng nhất để các bạn trẻ trưởng thành với định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Dù sắp có trong tay tấm bằng tốt nghiệp, nhưng thực ra đây mới là bước khởi đầu đầy khó khăn của mỗi sinh viên vì không phải ai sau khi tốt nghiệp cũng tìm được cho mình một công việc như ý. Ra trường sẽ làm gì khiến không ít sinh viên băn khoăn....
Tham gia BHYT định hình nhân cách sống tốt đẹp của thế hệ trẻ
09:59
- Tỷ lệ tham gia BHYT ở học sinh, sinh viên năm sau luôn cao hơn năm trước. Lý do không chỉ vì đây là một chính sách bắt buộc mà trên hết, các bậc phụ huynh và các bạn trẻ ngày càng nhận thấy lợi ích thiết thực của tấm thẻ này. - Bạn trẻ cần nhìn nhận thế nào về VAPE - một loại thuốc lá điện tử, trào lưu của giới trẻ hiện nay.
Học online và nguy cơ máy tính bị dính mã độc hoặc hacker
09:46
Khi việc học trực tuyến đang trở thành xu hướng như hiện nay thì chiếc máy vi tính càng trở nên gắn bó với các bạn trẻ hơn lúc nào hết. Tuy nhiên, kể từ thời điểm máy tính bắt đầu khởi động cho đến khi được tắt, thì hoàn toàn có thể thành mục tiêu tấn công của các mã độc hay hacker. Và hậu quả như thế nào thì chúng ta có thể hình dung. Để có thêm hiểu biết về hacker và cách phòng tránh để có thể hoàn toàn làm chủ được chiếc máy tính của mình, mời quí vị cùng lắng nghe chương trình.
Khi người trẻ làm từ thiện
11:03
Chia sẻ với đồng bào miền Trung trong khó khăn, hoạn nạn do mưa lũ, sạt lở đất, nhiều bạn trẻ đã tích cực tham gia từ thiện. Nhưng không phải ai cũng biết đâu là món quà phù hợp và nhiều khi "của cho không bằng cách cho".
Sinh viên làm gia sư - Những kỹ năng cần nắm vững.
10:00
Trong thời buổi công nghệ số như hiện nay thì nghề gia sư vẫn là nghề hot vì có những ưu điểm: người học vừa có kiến thức, không mất công di chuyển, đặc biệt nâng cao khả năng tương tác giữa người dạy và người học. Tuy nhiên, để trở thành gia sư khi đang còn là sinh viên đại học, thì bạn phải đối mặt với những tình huống dở khóc dở cười. Vậy thì hãy bỏ đầy túi kỹ năng để trở thành một gia sư giỏi cùng Hành trang trẻ nhé.
Trong từ điển của Teen "thả thính" là gì?
10:02
Bạn đã bao giờ "thả thính" chưa? "Thả thính" là gì? Bạn đã bao giờ bị "thả thính" chưa? Cảm giác của bạn như thế nào khi được "thả thính"? "Thả thính" là cụm từ được cư dân mạng sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên "thính" ở đây không phải mang nghĩa đen là một loại mồi câu cá. "Thả thính" là một hành động ẩn dụ của việc cố tình lôi cuốn ai đó, là cho họ thích mình và nảy sinh tình cảm... Điều đáng nói là rất nhiều bạn trẻ, dù không xác định mối quan hệ yêu đương nghiêm túc, như
Nét văn hóa ứng xử khi shopping online
10:00
Sự ra đời của hàng loạt những website thương mại điện tử giúp cho việc mua sắm online không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt, đặc biệt là với những người trẻ. Từ đó những thói quen, cách giao tiếp khi mua sắm online, để lại những bình luận mua hàng, đánh giá sản phẩm, thậm chí là giao tiếp với những người giao hàng... đã trở thành nét văn hóa khi shopping online.
Một bạn nam galang sẽ có những ứng xử như thế nào?
09:59
Một bạn nam galang sẽ có những ứng xử như thế nào? Một câu hỏi không dễ trả lời khi cách biểu hiện muôn hình vạn trạng. Có những hành động gây nên những câu chuyện sôi nổi trên mạng xã hội, trong các hội nhóm về vấn đề này...
Chuyện đi thuê trọ của sinh viên
09:59
Cùng với học sinh phổ thông, sinh viên đại học cũng nô nức đi học lại sau 10 tháng ở nhà. Ký túc xá thì có hạn và đa số không đủ đáp ứng nhu cầu. Thuê trọ được coi như phương án tối ưu trong suốt những năm tháng đi học xa nhà. Trừ sinh viên gia đình có điều kiện mua hoặc thuê nhà riêng còn đa số các bạn chấp nhận sống chung, sống ghép sẽ có những thách thức không nhỏ để không xảy ra tình trạng xích mích đường ai nấy đi....
Những băn khoăn, trăn trở quanh câu chuyện du học khi đại dịch xảy ra
09:57
Hơn 2 năm kể từ khi đại dịch Covid - 19 xuất hiện và làm đảo lộn cuộc sống của toàn thế giới. Người trẻ nằm trong số đó khi rất nhiều dự định, kế hoạch cho sự nghiệp, tương lai bỗng bị đứt đoạn hoặc dang dở. Du học lâu nay vốn là một trong những cánh cửa vào đời của nhiều bạn trẻ lựa chọn, khi cùng lúc thu về kỹ năng nghề nghiệp, ngôn ngữ và cả những nét văn hóa trong xu thế hội nhập. Nhưng khi đại dịch ập đến thì nhiều bạn phải bỏ về giữa chừng và loay hoay không biết liệu mình có thể tiếp tục
Vượt qua cám dỗ mua hàng trên mạng
10:00
Với nhiều bạn trẻ, mua sắm trực tuyến online là một nhu cầu không thể thiếu. Không chỉ để tiết kiệm thời gian, đi lại mùa dịch như hiện nay mà còn là thú vui mỗi khi săn được sale. Tuy nhiên, nếu như việc mua sắm nhiều trở thành nghiên thì lại hoàn toàn không tốt. Vậy làm thế nào để vượt qua cám dỗ mua hàng trên mạng?
Làm thế nào để giúp Teen nhận biết có đang trong một mối quan hệ độc hại hay không?
10:00
Mới đây, một nữ sinh lớp 10 của trường phổ thông Bình Lục C đã bị bạn trai là Trần Mạnh Hùng - 22 tuổi trú tại Lý Nhân - Hà Nam sát hại. Tại cơ quan công an, hung thủ khai nhận có quan hệ yêu đương với nạn nhân. Đêm ngày 23/02, Hùng đón nữ sinh về nhà ở huyện Lý Nhân ngủ. Đến trưa ngày 24/02, vì lo sợ Hùng và nữ sinh này cùng tự tử, nên gia đình nữ sinh đã đi tìm. Biết chuyện, Hùng đã dùng tay bóp cổ nạn nhân đến tử vong, rồi nhảy xuống ao cạnh nhà tự tử nhưng không thành. Vụ án xảy ra khiến dư
Nữ sinh và những kỹ năng phòng vệ đơn giản
09:58
Mới đây một nữ sinh Học viện Ngân hàng bị giết vì những kẻ nghiện ma túy muốn cướp điện thoại và xe đạp điện. Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công An giải đáp và hướng dẫn các bạn trẻ cách nhận biết, phương thức và các mẹo nhỏ để vượt qua những tình huống nguy hiểm.
Deadline - Chuyện không của riêng ai!
09:56
Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng hạn chót đang đến gần mà công việc, nhiệm vụ được giao vẫn chưa hoàn thành? Chắc chắn rồi, vì deadline là chuyện không của riêng ai. Vậy làm thế nào để giải tỏa căng thẳng và đối mặt với nỗi ám ảnh này?
Cùng lấy lại động lực đến trường cho các bạn học sinh
10:00
UBND TP Hà Nội vừa đồng ý với đề xuất của sở giáo dục và đào tạo Hà Nội là cho phép các bạn học sinh lớp 10, 11, 12 toàn thành phố trở lại trường học trực tiếp. Tại TP Hồ Chí Minh cũng thí điểm dạy học trực tiếp cho học sinh một số khối để chuẩn bị có thể đón các em tới trường. Vậy sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến vì dịch Covid-19 thì các bạn học sinh sắp được gặp thầy cô, bạn bè của mình. Tuy nhiên, với câu hỏi bạn có muốn đến trường học trực tiếp hay không? Thì không phải bạn trẻ nào cũn
Làm thế nào để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho mình đi chơi?
09:52
Các bạn trẻ đang lên kế hoạch đi chơi xa với bạn bè, nhưng nếu không qua được cửa ải đó là sự đồng ý của phụ huynh thì chắc hẳn không thể thực hiện được. Vì sao với nhiều bạn việc xin phép bố mẹ cho đi chơi lại khó khăn đến như vậy. Làm thế nào để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho mình đi chơi?
Gia đình dưới góc nhìn của người trẻ
09:59
Gia đình là không gian gắn với người trẻ từ thuở trào đời trong suốt hành trình trưởng thành. Nhưng ở thời điểm bước vào tuổi thanh niên, người trẻ thường có xu hướng tách ra, khẳng định bản thân bằng nỗ lực độc lập về suy nghĩ, lối sống quyết định và có thể cả thu nhập. Gia đình dưới lăng kính của những người trẻ được hiểu như thế nào?
Lao động công ích ở trường phổ thông có lợi ích gì?
09:59
Thế hệ 7x, 8x đời đầu không lạ gì với những buổi lao động công ích ở trường hoc. Đó có thể là những hoạt động quy mô lớn như trồng cây gây rừng, dọn vệ sinh sân trường, khu vệ sinh hay những buổi trực nhật lớp học. Ngay cả việc phạt học sinh, nhiều thầy cô cũng áp dụng hình thức lao động công ích. Vậy việc lao động công ích này có ý nghĩa như thế nào trong trường học?
Khi Teen đua đòi
09:57
Dế xịn, quần áo sành điệu, đầu tóc hợp mốt và vô vàn những thứ xa xỉ khác là thước đo đánh giá đẳng cấp của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Chính vì vậy, nhiều bạn có suy nghĩ “Bạn bè có cái gì mình cũng phải có cái đó cho bằng được” mà chẳng cần quan tâm hoàn cảnh của mình như thế nào. Vậy thói đua đòi này khiến cho bạn được và mất gì? Từ bỏ nó có khó hay không?
Khi Teen hiếu thắng
10:00
Tính hiếu thắng nếu không quá đà sẽ trở thành động lực phấn đấu. Còn khi tính hiếu thắng bộc lộ mạnh mẽ sẽ khiến bạn mất đi các mối quan hệ. Vậy làm thế nào để kiểm soát?
Giới trẻ và việc ứng xử đối với cha mẹ, thầy cô
09:57
Trong giới trẻ hiện nay, không ít các bạn học sinh có những biểu hiện nói năng, ứng xử với cha mẹ, thầy cô thiếu văn hóa. Vậy, giới trẻ cần được định hướng như thế nào để “ ứng xử có văn hóa”. Trong chương trình Hành trang trẻ hôm nay, với những tư vấn của cô Bùi Thanh Xuân, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam là những gợi ý hữu ích dành cho các bạn.
Trấn lột học đường
09:59
Nhắc đến “trấn lột” chắc hẳn nhiều teen cảm thấy “lạnh gáy” vì không nhiều thì ít cũng đã từng được nghe kể, thậm chí là trải qua. Đó là một “vết đen” trong đời sống học đường. Làm thế nào khi bạn trở thành con mồi của những kẻ trấn lột? Anh Đặng Anh Thao (Phó chủ tịch Hội đồng huấn luyện Trung ương, Phó trưởng phòng đào tạo Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) sẽ trang bị cho các bạn một số kỹ năng bổ ích.
Cục gạch và giấc mơ Smartphone
10:05
Ở một thế giới phẳng, việc giao tiếp chuyển dần sang di, đẩy, lướt trên màn hình cảm ứng thì có một điều chắc chắn là các bạn trẻ, những người ưa chuộng mới lạ, luôn cập nhật xu hướng sẽ không ngoài cuộc. Tuy nhiên, để sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, mức chi phí lại không hề nhỏ. Đang ở độ tuổi đi học thì việc sở hữu một chiếc điện thoại để nghe gọi thông thường, hay nói nôm na là “cục gạch” với một chiếc điện thoại thông minh- Smart phone sẽ là vấn đề khó. Những chia sẻ của người trong
Giới trẻ và hội chứng ném đá thần tượng (AntiFan)
10:00
Người nổi tiếng luôn có một lượng Fan - người hâm mộ đông đảo. Thế nhưng nhưng bên cạnh họ cũng có không ít antifan lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng soi mói hay nhục mạ đời tư của họ. Vậy Hội chứng “ném đá” thần tượng của Anti Fan có phải chỉ là trò bỡn cợt? Hãy cùng nghe những phân tích của chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà để xem mình có phải là một Anti Fan chính hiệu không, các bạn nhé!
Mạng xã hội với người trẻ - để không "day dứt" khi chơi
09:55
Tự tử khi bị bạn bè tung ảnh cá nhân với bạn trai lên mạng xã hội thêm một lần nữa đánh động việc thiếu kĩ năng phản ứng trước những áp lực bất ngờ của các bạn trẻ. Phải làm sao để có thể làm chủ cảm xúc, làm chủ bản thân? Có những kinh nghiệm gì trong xử lí khủng hoảng tuổi mới lớn?
Được và mất khi học lệch
09:59
Việc chỉ tập trung học vào môn học sẽ lấy điểm thi vào các khối, ngành học, lơ là các môn học còn lại thay vì học dàn trải đều các môn thì sẽ dẫn đến tình trạng học lệch. Việc này xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là do sở thích đối với từng môn khối khoa học và xã hội, cũng có thể do chỉ tập trung những môn mình định thi, hoặc phân biệt môn chính môn phụ. Cũng có những bạn học lệch là do định hướng của cha mẹ, chỉ chú trọng con cái đến những môn mình cho là quan trọng. Vậy khi học lệch như vậ
Teen và kỹ năng sử dụng điện thoại an toàn
09:48
Những bàn tay bị cháy đen, bị đứt lìa ngón, khuôn mặt bị hủy hoại và thậm chí mất đi tính mạng là những hình ảnh vô cùng đáng sợ đã xảy ra khi nhiều bạn trẻ sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin. Vậy sử dụng điện thoại như thế nào cho an toàn, để không xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc? Anh Bùi Đình Tiệp - Trung tâm sửa chữa Điện thoại 24h tư vấn.
Cẩm nang thi chứng chỉ quốc tế cho các bạn sinh viên
09:29
Những năm gần đây, việc nhiều trường đại học mở thêm các phương án tuyển sinh, trong đó có phương án xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế như Ielts. Thực tế này dẫn đến trào lưu học chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nở rộ và thu hút ngày càng đông học viên tham gia. Việc có được chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có khó không? Thời điểm nào thì bạn nên bắt đầu? Kinh nghiệm nào để đạt thứ hạng cao?
Nên hay không nên ăn gì vì một làn da không mụn cho teen
09:57
Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh với rất nhiều teen, chúng không chỉ gây sưng đau mà còn làm mất tự tin khi giao tiếp. Và khi da mặt nổi mụn thì nhiều bạn trẻ chỉ lo chăm sóc da bên ngoài mà chưa thực sự quan tâm đến dinh dưỡng bên trong. Vậy nên và không nên ăn gì vì một làn da không mụn?
Có nên start up khi còn là sinh viên?
09:58
Sinh viên là quãng đời tuổi trẻ giàu sức sống đam mê. Nếu bạn có ý tưởng đổi mới sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể start up, tại sao không? Nhưng trên thực tế cứ 10 người trẻ khởi nghiệp thì có đến 9 người thất bại. Vậy start up khi là sinh viên có nên hay không? Những khả năng cần có để bắt đầu start up là gì?
Chuyển cấp, chuyển trường: Làm thế nào để thích nghi thật nhanh
10:49
Một năm học mới đã chính thức bắt đầu. Bên cạnh niềm vui gặp bạn bè, thầy cô cũng có những âu lo khi lên cấp học mới hoặc chuyển sang một ngôi trường mới. Liệu có dễ làm quen với bạn bè?; Liệu có bắt kịp cách học ở trường mới? Làm thế nào để thích nghi nhanh? Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Bình sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Lịch sử: Làm sao để không còn là môn học khó, khô và khổ?
10:09
Lịch sử - môn học giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ trân trọng những giá trị và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho hành trình hiện tại và tương lai. Lịch sử có tầm quan trọng là vậy, nhưng lại bị nhìn nhận là môn học phụ cộng thêm sự thiếu sáng tạo trong cách dạy, cách học đã khiến cho môn học này mất đi giá trị vốn có . Những chia sẻ từ hai vị khách mời Hành trang trẻ: Thầy giáo Hà Minh Thắng, giáo viên dạy giỏi môn Sử của Hà Nội và bạn trẻ Lê Hoàng Phương Linh, học sinh trường THCS T
Giới thiệu bản thân sao cho ấn tượng?
09:59
Khi tham dự một lớp học, một câu lạc bộ hay một nhóm nào đó dù quy mô lớn hay nhỏ, ngắn ngày hay dài ngày, cách thường gặp nhất để các thành viên làm quen với nhau đó chính là mỗi người lần lượt tự giới thiệu về bản thân mình. Mặc dù đây chỉ là việc mang ý nghĩa giao lưu nhưng nhiều bạn vẫn luôn cảm thấy ngại ngần, không biết nói gì. Vậy làm thế nào để giới thiệu bản thân trước mọi người một cách hiệu quả và ấn tượng?
Mùa hè ngắn - Làm sao cho vui?
09:08
Đợt nghỉ dịch COVID-19 kéo dài khiến lịch học, lịch thi tràn sang cả mùa hè. Các kì thi vừa kết thúc thì cũng là lúc dịch bệnh trở lại. Lịch nghỉ hè đã ngắn lại càng ngắn hơn. Làm gì để có kì nghỉ hè ít mà chất, ngắn mà giá trị? Hi vọng những chia sẻ từ hai khách mời: Cô giáo Thu Hương và bạn Nguyễn Đức Anh, học sinh trường PTTH Hàn Thuyên, Bắc Ninh sẽ là gợi ý hữu ích cho các bạn cho mùa hè đặc biệt như năm nay.
Bí quyết chăm sóc da mùa hè cho Teen
09:59
Nghỉ hè, các bạn trẻ sẽ có rất nhiều kế hoạch đi chơi, đi dã ngoại, những buổi lang thang ngoài phố với bạn bè và có khi còn đi biển với gia đình nữa. Và với cái nắng hè có vẻ như ngày càng gắt hơn khiến nhiều bạn trẻ rất lo lắng cho làn da bị đen sạm, bong tróc. Cùng chị Phi Thị Nhuận, chuyên gia Ocean Beauty khám phá bí quyết chăm sóc da mùa hè.
Đền ơn đáp nghĩa: Lời tri ân sâu sắc của thế hệ trẻ
10:00
Tháng tri ân những anh hùng, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Bằng những việc làm khác nhau, mỗi người thể hiện lòng biết ơn với những người có công với đất nước với một cách rất riêng. Đối với người trẻ, họ thể hiện lòng biết ơn như thế nào? Cùng bàn luận chủ đề này với thầy Lê Mạnh Hùng, Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trường Đại học Mở) và bạn Trần Thủy, sinh viên khoa Kinh tế (Trường ĐH Mở)
Giúp Teen hóa giải khủng hoảng vì bỏ lỡ du học do Covid-19
09:57
Du học là một trải nghiệm đầy thú vị. Bạn sẽ được tiếp xúc với nền văn hóa của một quốc gia khác, nền giáo dục và những con người khác với bao điều hấp dẫn. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều kế hoạch du học đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại khiến cho nhiều Teen cảm thấy lo lắng, mất phương hướng. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, 10 phút của Hành trang trẻ hôm nay sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Để những kế hoạch không bị xếp xó
09:57
Vậy là một kỳ nghỉ hè mới đã bắt đầu. Năm nay tuy có muộn hơn mọi năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cuối cùng kỳ nghỉ mà các bạn học sinh mong đợi nhất cũng đã đến và bây giờ chính là lúc rất nhiều kế hoạch, dự định được các bạn trẻ đưa ra với đầy sự hào hứng. Nếu như bạn không muốn rơi vào tình cảnh hết hè lại nuối tiếc vì không thực hiện được hết những dự định đã đề ra thì 10 phút của Hành trang trẻ hôm nay sẽ mang đến cho các bạn những lời khuyên hữu ích.
Được mất khi người trẻ đứng ra tổ chức sự kiện xã hội
09:58
Những năm tháng tuổi trẻ ngồi trên ghế nhà trường chính là giai đoạn các bạn học tập để chuẩn bị cho tương lai, cho việc trở thành một công dân của xã hội. Những hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội chính là môi trường quý báu để bạn trẻ học được nhiều điều như: tổ chức sự kiện, truyền thông, làm việc nhóm, tạo ra được những diễn đàn tuổi trẻ...Nhưng đừng quên việc chính của các bạn vẫn là học tập tri thức. Khi cân bằng được cả học tập và hoạt động xã hội sẽ khiến bạn trưởng thành nhanh hơn, t
Khó tập trung khi học: Phải làm sao?
09:59
Bạn thường sao nhãng, mất tập trung khi học ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả công việc và kết quả học tập của bạn . Vậy làm thế nào để tập trung?
Học nghề: Xóa dần những định kiến
10:28
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm học 2019-2020 kết thúc muộn hơn mọi năm . Thời điểm kết thúc năm học cũng là lúc mở ra chặng đường mới với những bạn học sinh cuối cấp... Bạn sẽ học tiếp hay rẽ sang học nghề? Học nghề có phải là lựa chọn bắt buộc vì bạn không thể đỗ vào THPT hoặc không đủ điểm trúng tuyển Đại học? Học nghề sẽ đem lại cho bạn những gì? Bạn sẽ phải vượt qua những định kiến gì khi quyết định chọn học nghề? Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) có những chính sách hỗ trợ gì với cá
Tính ỷ lại: Loại bỏ khó hay không?
09:53
Bill Gates –một nhà tỷ phú hàng đầu thế giới đã từng nói: “Thói quen ỷ lại là 1 hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng khỏi con đường của mình.” Nếu như bạn sinh ra trong một gia đình được bố mẹ nuông chiều thì hãy coi đó là một điều đáng trân trọng chứ không phải là lý do cho sự ỷ lại của bạn vì điều này sẽ hại bạn trong tương lai.
Từ bỏ những thói quen xấu để có một kỳ nghỉ hè ý nghĩa
09:58
Có một kỳ nghỉ hè thật vui, thật ý nghĩa thực hiện được những kế hoạch đặt ra là mong muốn của mọi bạn trẻ. Lý thuyết là như thế, nhưng thực tế các bạn đã làm được hay chưa thì lại là một câu chuyện khác. Đôi khi chỉ vì những thói quen xấu đã làm bạn lãng phí cả một mùa hè dài.
Giúp các bạn trẻ hòa mình vào tập thể
09:56
Trong một tập thể có rất nhiều cá tính khác nhau, trong khi phần đông vui vẻ hòa đồng thì hầu như tập thể nào cũng có ít nhất một bạn luôn thu mình, ngại giao tiếp với mọi người. Vậy làm thế nào để vượt qua được bức tường vô hình khiến các bạn mất đi cơ hội hòa mình vào tập thể...
Thực hành tiết kiệm cùng các bạn trẻ
09:45
Tiết kiệm - một câu chuyện được nghe nhiều nhắc nhiều ở trường, ở nhà từ thầy cô giáo, bố mẹ những người trưởng thành. Tuy nhiên, để thực hành tiết kiệm lại không dễ, đôi khi các bạn trẻ lại nghĩ việc mua đồ rẻ sẽ tiết kiệm, trong khi thực tế lại hoàn toàn khác hẳn....
BHYT quan trọng như thế nào đối với các bạn sinh viên
09:57
Nếu như bạn nằm trong số những bạn trẻ đang sở hữu trong tay tấm thẻ BHYT thì đó thực sự là điều may mắn mà chắc có lẽ các bạn cũng không nhận ra. Vì nếu như không có tấm thẻ này, các bạn sẽ gặp rất nhiều thiệt thòi khi không được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ chính sách của BHYT.
BHYT sinh viên thời điểm học giãn cách vì đại dịch
12:01
Cùng với giáo dục phổ thông thì giáo dục đại học đã bắt đầu năm học mới trong điều kiện đặc biệt, khai giảng và học trực tuyến. Ở nhiều trường đại học việc đón tân sinh viên đã và đang được triển khai với nhiều phần việc và đều thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Bảo hiểm y tế cho sinh viên cũng thuộc những phần việc cần được lên kế hoạch khi việc trở lại học chưa được xác định cụ thể, trong bối cảnh diễn biến dịch chưa thực sự được kiểm soát.
Chia tay mùa dịch và những bỏ quên đầy tiếc nuối của tuổi học trò
12:31
Năm học 2020 - 2021 kết thúc không có những Lễ tổng kết dưới sân trường. Học trò cuối cấp cũng không thể nói lời chia tay trực tiếp với thầy cô, với bạn. Tiếc nuối, lưu luyến nhất vẫn là những cô cậu học trò lớp 12 ở thời khắc giã biệt tuổi học trò...
"Độc chiêu" giúp bạn trẻ học giỏi ngoại ngữ
10:00
Không chỉ đơn thuần là một môn học, ngoại ngữ còn giữ vai trò là một kĩ năng quan trọng trong hành trình sống của mỗi người. Và việc học ngoại ngữ không thể trong một sớm một chiều mà cần thời gian, công sức bồi đắp. Nhưng có không ít bạn trẻ cho rằng mình không có năng khiếu, không thể học được ngoại ngữ. Câu chuyện về việc học ngoại ngữ sao cho hiệu quả với sự tham gia của cô giáo Nguyễn Thị Nhân Hòa, Tiến sĩ Ngôn ngữ học ứng dụng tại đại học Melbourne (Úc), hiện đang giảng dạy tại Trung Tâm O
Đi học ngày nắng: Những kinh nghiệm để vượt qua
09:55
Thời điểm này những năm trước, hầu hết học sinh các cấp đã bắt đầu nghỉ hè. Nhưng diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19 đã khiến các cấp học bắt đầu trở lại trường từ đầu tháng 5 và dự kiến tới giữa tháng 7 mới kết thúc năm học này. Đi học giữa thời tiết nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè quả thực không dễ dàng. Làm sao để giữ sức khỏe, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao khi lịch học, lịch thi dày đặc trong điều kiện thời tiết bất lợi? Những chia sẻ từ cô giáo Thu Hương, một giáo viên nhiều
Bạn trẻ từ bỏ ma túy: Hành trình của hy vọng
09:50
Gần đây, theo nghiên cứu và thống kê, tỉ lệ thanh thiếu niên sử dụng ma túy có xu hướng tăng lên. Nhưng cùng với đó, đã có rất nhiều bạn trẻ đã nhận thức tác hại của ma túy và mong muốn từ bỏ. Những chia sẻ từ Th.s- chuyên gia tâm lí Hán Đình Hòe, cán bộ Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu về lạm dụng chất và HIV cùng một bạn trẻ đang trên hành trình cai nghiện ma túy hi vọng sẽ đem tới thính giả thân yêu của Hành trang trẻ những chia sẻ và cả kinh nghiệm từ người trong cuộc
Phong trào người trẻ làm từ thiện: Lan tỏa giá trị sống hay chỉ làm đẹp hồ sơ
09:55
Những năm trở lại đây, rất nhiều phong trào thiện nguyện do các bạn trẻ sáng lập hoặc tham gia đã đem đến nhiều hình thức mới mẻ cho hoạt động đầy tính nhân văn này. Bên cạnh việc san sẻ, làm vơi đi nhọc nhằn, khó khăn của nhiều người trong xã hội thì việc tham gia thiện nguyện sẽ đem lại cho các bạn trẻ những giá trị sống, những cách nghĩ, cách ứng xử đẹp hơn, thiện hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhiều bạn trẻ tìm đến hoạt động từ thiện như một cách thể hiện bản thân, làm đẹp hồ sơ xi
Quay lại trường học sau dịch Covid: Teen cần chuẩn bị những gì?
09:58
Đến giờ phút này, nhiều tỉnh thành đã cho học sinh quay trở lại trường học sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. Và nếu như mọi việc thuận lợi thì các bạn học sinh ở các thành phố lớn như HN và TPHCM cũng sẽ sớm đi học trở lại trong đầu tháng 5 này. Vậy là tính từ Tết đến nay, chúng ta đã nghỉ ở nhà hơn 3 tháng, nhiều hơn cả nghỉ hè. Với nhiều bạn, dư âm của chuỗi ngày nghỉ dài vẫn còn. Vậy để quay trở lại trường học vừa hứng thú, vừa an toàn, các bạn cần chuẩn bị những gì?
Bí quyết giúp trẻ học online hiệu quả
09:31
Có lẽ chưa bao giờ học online (còn gọi là học trực tuyến) lại trở thành phong trào rộng khắp như thời chống dịch Covid-19. Nếu như trước đây chúng ta có thể lựa chọn học online do nhu cầu, sở thích thì bây giờ để đảm bảo không quên kiến thức, sẵn sàng bắt nhịp khi trở lại trường học thì học online có thể coi là nhiệm vụ bắt buộc. Vậy một câu hỏi đặt ra là học online như thế nào cho hiệu quả?
Kỹ năng tự vệ cho bạn gái
09:47
Mối nguy hiểm có thể rình rập chúng ta ở bất kì đâu trong cuộc sống. Bạn có thể bị tấn công bất ngờ trên đường, trong trường học, nơi làm việc, thậm chí ngay cả trong nhà nhằm mục đích cướp tài sản, hiếp dâm… Vậy khi bị tấn công (đặc biệt là các bạn gái) cần làm gì để tự giải cứu mình? Thầy Nguyễn Thế Hiệp – HLV Trưởng đội tuyển Taekwondo HN mách nước.
Tốt nghiệp đại học: Chặng đường mới bắt đầu
09:58
"Tốt nghiệp đại học, bạn sẽ làm gì?" thực ra là một câu hỏi gây hoang mang với không ít bạn trẻ. Những chia sẻ từ chị Lê Thúy Nga, đại diện nhóm biên tập cuốn sách: "Người trong muôn nghề' cùng bạn trẻ Vũ Phương Thảo, sinh viên năm cuối Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ đem đến những chia sẻ, kinh nghiệm quý cho chặng đường mới này
Lần đầu ra mắt bạn trai: Vượt qua sự lúng túng như thế nào?
09:59
Các bạn nghĩ sao khi một ngày nào đó bỗng nhận được lời đề nghị như thế này của người yêu: “Em à, tháng sau về nhà anh đi, anh muốn giới thiệu em với bố mẹ của anh!” Chắc hẳn rất là lo lắng, hồi hộp phải không? Có thể nói lần gặp mặt đầu tiên rất quan trọng, nó sẽ mở ra mối quan hệ sau này có tốt đẹp hay không. Vậy làm thế nào để có được ấn tượng tốt với bố mẹ của người yêu ngay trong lần đầu gặp mặt? Cùng khám phá trong 10 phút của Hành trang trẻ.
Dậy thì rồi, làm thế nào để phát triển chiều cao?
09:58
Bạn ngưỡng mộ các cô người mẫu với đôi chân dài miên man và một chiều cao lý tưởng? Bạn cũng mong muốn có được chiều cao như vậy nhưng cảm thấy khó khăn quá? Liệu có phải bố mẹ không cao có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho niềm hy vọng? Nếu bạn đang ngày đêm đau khổ vì sắp bước qua tuổi teen, đồng nghĩa với việc không thể nhích thêm chút nào về chiều cao nữa, 10 phút của Hành trang trẻ hôm nay sẽ mang đến cho bạn những thông tin rất hữu ích để có thể tận dụng lứa "tuổi vàng" để phát triển chiều cao
Hồ sơ xin việc: Mua sẵn hay viết tay?
09:56
Khi rất nhiều bạn trẻ tất bật cho khóa luận, cho kì thi tốt nghiệp, khép lại thời gian đèn sách để bắt đầu hành trình trưởng thành, bước vào thị trường lao động. Bạn chuẩn bị bản lý lịch - CV ra sao? Bản CV có giá trị thế nào với nhà tuyển dụng? Những lỗi thường gặp khi gửi CV thế nào?... rất nhiều câu hỏi sẽ được hai vị khách mời: Thu Phương, sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền và Trần Việt Anh, thành viên củaSpiderum, công đồng hơn 30.000 thành viên trẻ bàn luận trong chương trình Hành tra
Làm thế nào để chia tay "người ấy" trong êm đẹp
09:55
Tình yêu vốn luôn đỏng đảnh. Nó có thể khiến ta tràn ngập hạnh phúc nhưng cũng có thể khiến ta đau khổ. Khi tình yêu không có được quả ngọt mà phải kết thúc dang dở, làm thế nào để chia tay “người ấy” cho êm đẹp, không để lại ấn tượng xấu hay thậm chí “hận thù” nhau? Cùng tìm câu trả lời trong 10 phút của Hành trang trẻ.
Nấu ăn: Sao phải học?
09:58
Căn bếp với nhiều bạn trẻ bồng trở thành thế giới riêng của bà, của mẹ hoặc người giúp việc. Việc của chúng ta hình như chỉ là học, học và học? Có khi nào bạn nghĩ đến việc mình sẽ tạo nên sự ngạc nhiên khi túng túng với con dao trên tay, vụng về với mớ rau, hoàn toàn không có khái niệm gì về các loại gia vị….Hành trang trẻ hôm nay chọn chủ đề: “Người trẻ với việc bếp núc” cùng sự tham gia của hai vị khách mời: Cô Dương Yến, giáo viên nghề Kỹ thuật chế biến món ăn và Phạm Linh Chi, sinh viên năm
Để thú cưng luôn ngoan hiền
09:54
Khi nuôi chó mèo, chắc hẳn các bạn đã từng nghe những câu chuyện thú cưng quay ra phản chủ để lại những vết cào cấu, vết cắn rất đáng sợ. Vậy cần làm gì để thú cưng luôn ngoan hiền? Và cần xử lý như thế nào khi bị chó mèo cắn? Cùng khám phá trong 10 phút của Hành trang trẻ.
Yêu thú cưng - Giới hạn nào là đủ?
09:44
Nuôi thú cưng giống như có một người bạn thân thiết ở nhà vậy, cảm giác vui hơn, bớt cô đơn. Tuy nhiên, với nhiều Teen do quá yêu, quá chiều thú cưng mà quên mất rằng đôi khi chúng cũng khiến bạn mất an toàn. Vậy “Yêu thú cưng – giới hạn nào là đủ?” Cùng khám phá qua 10 phút của Hành trang trẻ.
Ngôn ngữ tuổi mới lớn - Người lớn đau đầu
09:58
Không là cậu-tớ, bạn-mình, lứa tuổi vị thành niên thường gọi nhau bằng mày-tao, thậm chí là con-thằng. Nhiều khi các bạn gọi thầy cô bằng lão, bằng bà trong giao tiếp. Điều này khiến người lớn sốc khi nghe hoặc đọc các bạn nói, viết, chat cùng nhau. Và xung đột xảy ra khi những câu hỏi kiểu như: Ai cho nói năng như thế? Sao lại nói với nhau như vậy?....bị trả lời theo kiểu: Sao người lớn phức tạp thế? Sao cứ can thiệp vào chuyện riêng tư?...Câu chuyện giao tiếp, ứng xử của các bạn trẻ nên được h
Ai dễ nhiễm bệnh lạnh lùng
10:38
Đang vui vẻ, là hoạt náo viên của cả nhà, bạn bỗng trở nên lạnh lùng, xa cách. Bạn thường buồn bực, cáu kỉnh vô cớ, thường châm ngòi cho những cuộc tranh luận với các thành viên khác trong gia đình. Điều gì đang xảy ra? Bạn chắc chắn mắc phải "căn bệnh" mang tên lạnh lùng đặc trưng của tuổi teen. Cùng chẩn bệnh và tìm phương án điều trị "căn bệnh" này với chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà và bạn trẻ Phạm Linh Chi, sinh viên năm thứ 2 Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Teen và câu chuyện phẫu thuật thẩm mỹ
09:56
"Ở nước ngoài, quà cho con, cháu dịp sinh nhật, năm mới, ngày lễ....là phiếu phẫu thuật thẩm mỹ.". " Tại mẹ sinh con xấu nên phải cho con sửa chữa để đẹp lên". "Nhìn mặt mà bắt hình dong"... rất nhiều lí do được giới trẻ viện dẫn khi mong muốn thay đổi vẻ ngoài bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Thế nhưng liệu còn có cách nào để khiến mình đẹp hơn, tự tin hơn mà không dùng đến dao kéo? Liệu phẫu thuật thẩm mỹ có an toàn như quảng cáo...? Cùng chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà và bạn trẻ Linh Chi tìm câu trả lời
Teen ăn vặt thế nào cho đúng?
09:51
Với nhiều bạn tuổi Teen, các đồ ăn nhanh, những món ăn vặt dường như là những thứ không thể thiếu, như là niềm vui trong mỗi lúc tan trường hay những buổi tụ tập cùng nhau. Tuy nhiên đồ ăn này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Và nên ăn như thế nào cho khoa học? TS.BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia "mách bạn".
Teen ăn kiêng, giảm cân như thế nào cho đúng?
09:55
Ở tuổi Teen các bạn đã bắt đầu biết quan tâm đến hình thức bên ngoài, biết làm duyên, làm đỏm. Chính vì vậy với những bạn có thân hình mũm mĩm một chút thường tự ti và chọn giải pháp ăn kiêng với mong muốn có được vóc dáng như ý. Vậy ăn kiêng như thế nào là phù hợp và đảm bảo sức khỏe?
Teen từ bỏ thói quen bừa bãi: Dễ hay khó?
09:56
Bàn học của bạn luôn trong tình trạng như "bãi chiến trường"? Tủ quần áo của bạn lúc nào cũng lộn xộn và rất khó tìm đồ? Nếu vậy bạn chính là một Teen bừa bãi. Thói quen này mang đến tác hại gì? Từ bỏ nó liệu có khó hay không?
Bảo hiểm y tế - Cần lắm với sinh viên xa nhà
09:54
Sau mùa thi quan trọng và căng thẳng, đến thời điểm này, nhiều bạn trẻ đã thở phào nhẹ nhõm khi cầm trên tay giấy báo nhập học của nhiều trường đại học. Rất nhiều trong số các bạn tân sinh viên sẽ rời nhà lên thành phố trọ học. Có cả trăm mối lo toan: nào nơi ăn chốn ở, nào việc học hành…. Bên cạnh đó còn một việc rất quan trọng, bạn đừng quên nhé. Đó là câu chuyện sức khỏe bản thân. Ngoài việc giữ cho mình lịch sinh hoạt, ăn ở điều độ thì khi xa nhà, những lúc ốm đau, bạn sẽ xử lí ra sao? Điểm
Teen và thói quen "cú đêm"
09:44
Bạn thường xuyên thức tới tận nửa đêm và chỉ chịu đi ngủ khi đồng hồ đã điểm sang ngày mới? Nếu vậy, bạn đã chính thức gia nhập hội “cú đêm”. Liệu thói quen này có thực sự giúp bạn giải quyết được rất nhiều công việc? và mặt trái của nó là gì? Việc điều chỉnh lại giấc ngủ có khó hay không?
Teen và câu chuyện "học ăn học nói"
09:59
Các cụ vẫn có câu: “Ăn không nên đọi, nói không nên lời” để chỉ sự vụng về trong việc ăn nói. Tự tin trong phong thái, đặc biệt trong ngôn ngữ trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công cho mỗi người. Ngoài khả năng bẩm sinh thì cách thức nói năng, xử sự đẹp và phù hợp có thể rèn luyện hoặc học tập được không?
Người trẻ vì môi trường - đừng chỉ dừng ở phong trào
09:58
Trong những năm gần đây, chúng ta được chứng kiến ngày càng nhiều những trào lưu hướng đến môi trường, như “giảm thiểu rác thải nhựa”, “ống hút tre”, và “mang bình nước riêng để được giảm giá.” Trong đó giới trẻ được xem là lực lượng đi đầu bằng nhiều hành động như chia sẻ những hình ảnh đẹp, tham gia những hashtag mang thông điệp bảo vệ môi trường...trên mạng xã hội. Tuy nhiên, từ nhận thức tới hành động trong thực tế lại còn là một chặng đường dài. Các bạn trẻ đã thực sự làm gì cho môi trường
Cần xác định tâm thế như thế nào khi du học
09:59
Du học từ lâu đã được xác định như con đường lập thân vững chắc của nhiều bạn trẻ. Nếu trước kia việc ra nước ngoài học phần lớn là theo chế độ học bổng nhà nước thì gần đây, du học tự túc ngày càng nở rộ, tạo cơ hội cho bất kì ai nếu có khả năng đều có thể thực hiện giấc mơ ra nước ngoài học tập, trưởng thành. Thế nhưng cùng với đó, rất nhiều bạn trẻ chọn du học như một cách để trốn: Trốn trượt đại học, trốn sự quản lí của bố mẹ…Và từ việc xác định sai mục tiêu du học, nhiều bạn trở về tay trắn
Bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh sinh viên?
09:54
Tấm thẻ BHYT với những bạn trẻ có thể không mấy quan trọng vì nhiều bạn nghĩ cũng không cần đến, thủ tục thì phức tạp, vì bắt buộc nên phải mua thôi chứ không thấy có tác dụng nhiều. Vậy thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh sinh viên?
Làm thế nào để lực lượng lao động trẻ hiện nay thích ứng với hoàn cảnh dịch bệnh
09:59
Thị trường lao động giữa thời điểm mà nhiều địa phương, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách, đang trong trạng thái ra sao? Có những cánh cửa việc làm nào cho các bạn mới ra trường, yêu cầu nào lao động trẻ cần có để thích ứng được với hoàn cảnh dịch bệnh. Rất nhiều những băn khoăn, khúc mắc cần được giải đáp.
Xây dựng, giữ gìn tình bạn trong điều kiện việc tới trường bị đứt đoạn
10:00
Những bạn học sinh sinh năm Quý Mùi 2003 hay còn gọi tắt là 2k3 đã và đang trải qua những ngày tháng khó khăn để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng như tìm kiếm tấm vé vào đại học giữa sự bủa vây của dịch bệnh. Đợt dịch thứ 4 trở lại khiến việc ngưng đến trường của học sinh nhiều địa phương bắt đầu ngay sau kỳ nghỉ lễ 30.4, lứa học sinh 2k3 không có cơ hội gặp nhau trong những tháng ngày cuối chia tay tuổi học trò đầy luyến tiếc. Vẫn được xem là may mắn hơn những em sinh năm 2004, ở nhiều địa
Teen tranh luận hay cãi lại cha mẹ
10:00
Trước đây chúng ta thường nghe những câu như “Trứng mà đòi khôn hơn vịt” hay là “Cá không ăn muối cá ươn", "Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Suy nghĩ cha mẹ bảo sao con gật đầu “vâng, dạ” mới là ngoan có còn đúng hay không? Tranh luận, phản biện và cãi lại có những ranh giới như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa chuyên gia tâm lý Đỗ Thị Thanh Hà Phó Giám đốc Trung tâm Unesco Bồi dưỡng kỹ năng sống thuộc liên hiệp các hội Unesco Việt Nam và bạn Nguyễn Hải Trang, học sinh trường THPT Trần Phú, Hoàn
Trân trọng những gì mình đang có
09:57
“Gia đình là một ngôi nhà an toàn cho ta trú ngụ trong cuộc đời. Gia đình cho ta những bữa cơm ấm áp, đầy tình thương yêu mà khi đi xa ai cũng nhớ. Gia đình là chỗ ta có thể giãi bày tâm sự. Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Bạn đã cảm nhận hết được tình cảm gia đình cũng như biết cách trân trọng những gì mình đang có?
Xấu hổ vì cha mẹ?
10:00
Đôi khi chúng ta nghĩ mình thật không may mắn vì bố mẹ mình không phải là ông nọ, bà kia, không cho chúng ta được nhiều thứ mà chúng ta mong muốn. Nếu cứ giữ suy nghĩ tiêu cực đó thì không chỉ làm tổn thương chính mình mà còn làm phiền lòng các bậc sinh thành. Làm thế nào để vượt qua mặc cảm, tự ti để vui sống? Hãy cùng nghe chia sẻ của chuyên gia tâm lý Đỗ Thị Thanh Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Unesco bồi dưỡng kỹ năng sống, thuộc hội Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam và bạn Nguyễn Hải Trang trư
Làm gì trong những ngày đặc biệt của bố mẹ?
09:56
Trong năm có ngày sinh nhật của bố, của mẹ và kỷ niệm ngày cưới của bố mẹ. Vậy điều mà bố mẹ bạn mong chờ ở bạn trong những ngày này là gì? Hãy khám phá cùng chuyên gia tâm lý Bùi Thanh Xuân, Viện khoa học giáo dục và bạn Nguyễn Hương Ly học sinh trường THPT Thăng Long, Hà Nội.
Ứng xử khi va chạm giao thông
09:56
Khi va chạm giao thông, các bạn trẻ có nhiều cách phản ứng khác nhau: bỏ qua cũng có, cãi nhau cũng có và thậm chí còn ẩu đả gây thương tích… Vậy nếu là người trong cuộc bạn nên ứng xử như thế nào?
Phim ảnh nước ngoài: Hâm mộ nhưng đừng lố
09:53
Trong nhiều năm trở lại đây, âm nhạc, phim ảnh Hàn Quốc được khán giả Việt đón nhận mạnh mẽ và sâu rộng, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh việc học hỏi được những điều tích cực, nhiều bạn trẻ lại rơi vào tình trạng ảo tưởng, “cuồng” những nhóm nhạc, diễn viên Hàn Quốc. Vậy giới trẻ cần được định hướng như thế nào để không bị lệch lạc về thị hiếu thẩm mỹ, suy nghĩ cũng như lối sống từ các trào lưu văn hóa nước ngoài. Trong chương trình hôm nay, chị Nguyễn Hà Thành chuyên gia tâm lý trường đại học F
Teen và túi kỹ năng nghề nghiệp
09:58
Chọn ngành gì, nghề nào luôn khiến các bạn trẻ đau đầu. Chọn nghề đang hot hay chọn nghề mà mình yêu thích? Trong muôn vàn những nghề yêu thích thì chọn nghề nào là phù hợp nhất với mình? Túi kỹ năng nghề nghiệp gồm có những gì? Cùng nghe trăn trở của các bạn học sinh lớp 12D3 trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội và tham khảo câu trả lời của Nghiêm Văn Khánh - Du học sinh Mỹ các bạn nhé!
Áp lực đồng trang lứa là động lực hay là con sóng nhấn chìm người trẻ
10:00
Không ít bạn trẻ có ý nghĩ thấy mình thật kém cỏi trong một thế hệ toàn những cá nhân giỏi giang, nổi trội. Áp lực đồng trang lứa đang đè nặng lên tâm lý của người trẻ hiện đại. Áp lực này càng trở nên khủng khiếp hơn trong thế giới số khi mà mạng xã hội đang phát triển như vũ bão. Áp lực đồng trang lứa sẽ là động lực hay là con sóng nhấn chìm người trẻ chạy theo những chuẩn mực mơ hồ?
Người trẻ cần nắm bắt cơ hội trong đại dịch như thế nào?
09:54
Giãn cách, hạn chế tiếp xúc, học online là những cụm từ được lặp đi lặp lại trong năm 2021 vừa qua, khi đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, dù đại dịch có khắc nghiệt như thế nào đi chăng nữa thì thời gian vẫn trôi, trái đất vẫn quay và thế giới vẫn không ngừng dịch chuyển. Nếu như đang đứng yên là bạn đang tình nguyện bị bỏ lại phía sau. Vậy người trẻ cần nắm bắt cơ hội trong đại dịch như thế nào?
Xây dựng kế hoạch tương lai như thế nào đối với những người trẻ
09:55
Nếu chúng ta xây dựng kế hoạch cho tương lai, tức là cuộc sống của chúng ta có mục đích. Cuộc đời bạn sẽ là cuộc đời của kẻ hành khất nếu trong tay bạn chẳng có một kế hoạch gì. Xây dựng kế hoạch cho tương lai chính là bảo bối của sự thành công. Những ngày đầu của năm mới đang bắt đầu với một chặng đường dài phía trước, bạn đã lên kế hoạch gì cho bản thân mình hay chưa?
Âm nhạc đã thực sự tác động đến giới trẻ ra sao?
09:58
Trong khoảng 10 năm trở lại đây thị trường âm nhạc xuất hiện những ca sĩ trở thành thần tượng của giới trẻ, có thể kể tên một vài trong số đó là Sobin Hoàng Sơn với "Đi để trở về", Jun Phạm với "Đường về quê" hay "Đường về nhà" của Đen Vâu - Jussta Tee... Ca khúc của họ tác động đến những mong muốn tâm tư thầm kín được người trẻ đón nhận và coi như là ngôn ngữ của thế hệ mình. Vậy âm nhạc đã thực sự tác động đến giới trẻ ra sao?
Người trẻ nên dùng mạng xã hội như thế nào?
09:59
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của các thiết bị công nghệ là sự nở rộ của mạng xã hội. Mỗi cá nhân hiện có thể sử hữu cùng lúc nhiều trang cá nhân thuộc các mạng xã hội khác nhau như facebook, youtube, tiktok... Người trẻ đặc biệt là nhanh nhạy trong việc sử dụng mạng xã hội và những giây phút cùng bạn bè, những trải nghiệm du lịch, những phút giây đáng nhó đều có thể được lưu lại bằng hình ảnh hoặc clip và thường được chia sẻ ngay lên các trang mạng xã hội như một cách để kể về cuộc
Nhận diện mối nguy từ tình bạn qua mạng xã hội
09:50
Có được tình bạn chân thành qua mạng xã hội cũng rất thú vị, nó đem tới cho ta nhiều niềm vui mới. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Vậy cần phải phân biệt như thế nào? Chuyên gia Bùi Thanh Xuân, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam sẽ giúp quí vị hiểu rõ hơn vế vấn đề này.
Teen với kỷ luật bàn ăn
09:53
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến câu nói “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”? Dù bạn có duyên dáng, văn minh đến như thế nào nhưng đôi khi chỉ vì một thói quen vô tình nào đó trên bàn ăn lại khiến bạn mất điểm trong mắt người khác. Dù xã hội có tiến bộ và văn mình ra sao thì vẫn có những kỷ luật trên bàn ăn không thể thay đổi. Vậy đó là những gì?
Teen chụp ảnh: Làm sao để không phản cảm
09:53
Không dừng ở những bộ ảnh kỉ yếu, chụp ảnh cá nhân và nhóm bạn lâu nay trở thành thú vui của giới trẻ. Tuy nhiên, những bộ ảnh hở táo bạo gần đây "gây bão" trên báo chí và mạng xã hội. Làm sao để có được bộ ảnh đẹp lưu giữ kỉ niệm thanh xuân? Làm sao để phân biệt ranh giới phản cảm. Câu trả lời có ở Hành trang trẻ với sự tham gia của Nguyễn Thị Như Ngọc, đại diện truyền thông tập đoàn Phát Việt, một người có nhiều cơ hội làm việc và quan tâm tới giới trẻ cùng bạn Phạm Linh Chi, sinh viên năm 2 H
Giúp Teen thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên mụn
09:55
Mụn là nỗi ám ảnh của không ít Teen vì nó không chỉ tác động trực tiếp tới làn da mà còn là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ tự ti khi giao tiếp. Làm gì để đối phó với đám mụn đáng ghét này?
Kỹ năng sinh tồn khi cứu đuối: Đừng để anh hùng thành nạn nhân
11:07
Bạn sẽ làm gì khi gặp người đuối nước? Thực tế là không phải những người biết bơi đều có thể cứu đuối thành công. Không ít những vụ đuối nước tập thể xảy ra mà ở đó những người cứu nạn bỗng chốc trở thành nạn nhân tiếp theo? Tìm hiểu về kỹ năng sinh tồn khi cứu đuối cùng anh Lê Tuấn Can - Chủ nhiệm Dự án Thắp lửa đam mê.
Teen làm gì khi bị đánh hội đồng
10:10
Bắt nạt học đường, đánh hội đồng đang là nỗi ám ảnh của bất cứ học sinh nào. Theo thống kê của ngành công an, một năm có khoảng 2000 vụ bạo lực học đường, trong đó hơn 53% số vụ xảy ra ở trường học. Ứng xử như thế nào khi bị đánh hội đồng? BS. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức giáo dục sức khỏe Well – being sẽ bật mí giúp chúng ta.
Teen cấp III: Làm gì để trì hoãn quan hệ lần đầu tiên
09:49
Ở lứa tuổi cấp III, hệ sinh dục bắt đầu tiết hooc môn, tác động vào cảm xúc kiến các em có nhu cầu tình dục khá lớn. Tuy nhiên ở lứa tuổi này chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức nên dễ đi quá giới hạn và để lại hậu quả không mong muốn. Vậy cần làm gì để kiềm chế nhu cầu tình dục và có cuộc sống an toàn?
Làm gì để không thành con mồi của bắt nạt học đường
12:26
Không ai muốn bị bắt nạt và cũng không ai đáng để bị ăn hiếp. Tuy nhiên, bắt nạt học đường vẫn xảy ra ở khắp nơi, từ cấp tiểu học cho đến đại học. Vừa qua, chúng ta chưa hết sửng sốt khi xem clip một nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị 5 bạn nữ cùng lớp lột đồ, đánh hội đồng thì sau đó không lâu, một nữ sinh ở Nghệ An cũng bị bạn phạt quỳ gối và tát liên tiếp vào mặt. Làm gì để không trở thành con mồi của bắt nạt học đường?
Cảnh giác khi đi học một mình
11:37
Tự đến trường giúp chúng ta độc lập hơn trong cuộc sống, tự mình khám phá thế giới xung quanh. Thế nhưng, bắt cóc, xâm hại tình dục, giết hại trẻ em....những nguy cơ có thể xảy ra trên con đường đi học là chuyện có thật. Giắt túi những kỹ năng an toàn cùng Chuyên gia Bùi Ngọc Diệp (Viện Khoa học giáo dục) và Bác sĩ Nguyễn Văn Công (Giám đốc Tổ chức giáo dục sức khỏe Well - being) trong chương trình Hành trang trẻ, các bạn nhé!
Theo đuổi hot trend: Lợi thì cũng có nhưng dở rất nhiều
09:56
Hot trend hay còn gọi là trào lưu nóng là cụm từ xuất hiện cùng sự nở rộ và phát triển của mạng xã hội. Và giới trẻ chính là đối tượng chính trong việc tạo ra, theo đuổi và đẩy trảo lưu lên cực điểm. Bên cạnh niềm vui, sự thư giãn thì trào lưu nóng cũng tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Trong đó phải kể đến sự an toàn tính mạng nếu bạn bị trào lưu cuốn đi và làm theo. Hành trang trẻ với sự tham gia của chuyên gia tâm lí Vũ Thu Hà cùng bạn trẻ Phạm Linh Chi đến từ Học viện Báo chí Tuyên truyền sẽ
Teen cấp II làm gì để tránh xâm hại tình dục
09:55
Vụ hiếp dâm 1 bạn nữ sinh lớp 6 xảy ra ở Hải Dương mới đây hay các vụ xâm hại học sinh ngay trong môi trường học đường cho thấy nạn xâm hại tình dục có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và với bất kỳ ai. Vậy Teen cấp II cần làm gì để phòng tránh? Chuyên gia về chăm sóc SKSS, Giới tính cho Vị thành niên – BS Mai Hoa tư vấn.
"Bằng tuổi mày ngày xưa bố mẹ đã..."
10:00
“Bằng tuổi mày ngày xưa bố, mẹ đã một nách hai con, còn mày thì vẫn lông ba lông bông". "Bằng tuổi mày ngày xưa bố vừa trông em, vừa gieo mạ, vừa học bài, còn mày thì vẫn nằm ì ra đây chơi điện tử"....Và còn rất nhiều những câu so sánh khác của phụ huynh với câu cửa miệng là "Bằng tuổi mày ngày xưa bố mẹ đã...". Đó là một trong những câu nói kinh điển của bố mẹ nhưng đôi khi lại khiến cho chúng ta cảm thấy ức chế.
Những câu hỏi thăm kém duyên
11:37
"Năm nay có được học sinh giỏi không? Dạo này có béo lên không? có người yêu chưa? bao giờ lấy chồng, lương thưởng bao nhiêu?" Mỗi dịp gặp gỡ người thân, họ hàng, người trẻ chúng ta vẫn thường được hỏi thăm như vậy. Cô, dì, chú, bác vẫn nói "có quan tâm thì mới hỏi" nhưng thực sự thì chúng ta chẳng thấy dễ chịu trước những câu hỏi riêng tư như vậy. Đáp trả thế nào cho thật khôn ngoan trước những câu hỏi như thế này đây?
Không yêu xin đừng gây thương nhớ !
10:02
Thả thính” là cụm từ được cư dân mạng sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên "thính" ở đây không mang nghĩa đen là một loại mồi câu cá. "Thả thính" là ẩn dụ của hành động cố tình lôi cuốn, hấp dẫn ai đó, làm cho họ thích mình và nảy sinh tình cảm. Điều đáng nói là rất nhiều bạn trẻ dù không xác định mối quan hệ yêu đương nghiêm túc nhưng vẫn cố tình “thả thính”. Trò đùa này sẽ đi đến đâu khi người trong cuộc vỡ mộng? Trò chuyện với chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Bình (Dự án Thắp lửa
Hoang mang tuổi Teen - Nỗi lòng người trong cuộc
09:31
Không biết mình thích gì, không hiểu mình mong muốn gì cũng chẳng biết tương lai sẽ trở thành ai...là trạng thái xảy ra khá thường xuyên và phổ biến ở các bạn trẻ. Lí giải và cả những phương án cho bạn sẽ có ở Hành trang trẻ với sự tham gia của chuyên gia tâm lí Vũ Thu Hà và bạn trẻ Lê Trần Quỳnh Chi
2K3 làm gì để thích nghi với cuộc sống sinh viên mới?
09:59
Các bạn 2k3 đã thực sự chia tay mái trường phổ thông để bước chân vào một môi trường hoàn toàn mới. Đó là cuộc sống sinh viên nơi giảng đường đại học. Chắc hẳn các bạn sẽ thấy có rất nhiểu bỡ ngỡ, nhất là với những bạn từ vùng quê lên thành phố học. Vậy cần làm gì để sớm thích nghi làm chủ cuộc sống mới?
Trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên: Làm gì để thoát hiểm
09:53
Trầm cảm loại bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt tuổi vị thành niên (độ tuổi từ 13-18 tuổi). Đây là lứa tuổi có những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn tính cách, do đó dễ bị tác động. Vậy, đối với các bạn trẻ khi rơi vào trong trường hợp này nên làm gì và cần có cách ứng xử như thế nào? Với những tư vấn của chị Vũ Thu Hà, Công ty tư vấn tâm lý Hoa Mặt Trời sẽ là những gợi ý hữu ích dành cho các bạn. Tham gia chương trình còn có em Nguyễn Minh Phương trường THPT Xuân Đ
"Bà Tám" và giới hạn của việc buôn chuyện
10:03
Bất cứ chủ đề nào, bất cứ ai đều có thể được đưa ra bàn luận, chuyện đông tây kim cổ, chuyện từ nhà ra ngõ đều có thể "chém" được. Đó là chân dung của một "bà tám" chuyên nghiệp. Đương nhiên, có sự khác biệt giữa những câu chuyện được buôn với mục đích xấu và những câu chuyện mang lại lợi ích. Vậy làm sao để kiểm soát được câu chuyện được "tám"? Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành - giảng viên trường đại học FPT sẽ đưa ra những gợi ý cho các bạn.
Hòa hợp với cha, mẹ kế
09:58
Cha mẹ ly hôn rồi đi thêm bước nữa, dù muốn hay không bạn vẫn phải chấp nhận và làm quen với cuộc sống mới, nơi có cha, mẹ kế cùng sống trong một mái nhà. Chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn, sự không hài lòng thậm chí là xung đột trong mối quan hệ không cùng huyết thống này. Vậy cần phải làm gì để hòa giải những xung đột để chúng ta có được một gia đình yên ấm, có thêm nhiều ngày để yêu thương? Những tư vấn của chị Lê Thanh Huyền, Công ty Kỹ năng sống Tâm Việt là những gợi ý hữu ích dành cho cá
Teen đi tham quan
09:52
Sau những ngày học tập vất vả cũng đã đến lúc trường chuẩn bị tổ chức đi tham quan rồi. Các bạn hẳn đang rất háo hức và mong chờ. Tuy nhiên, làm sao để chuyến tham quan đó thực sự có ý nghĩa và an toàn thì cũng cần có kỹ năng.
Kỹ năng ghi chép hiệu quả
10:00
Khi đi học việc ghi chép những lời thầy, cô giáo giảng ở trên lớp là một hoạt động đương nhiên không thể thiếu của các bạn học sinh. Tuy nhiên, để việc ghi chép đó có hiệu quả và có thể nhanh chóng biến thành kiến thức của mình thì cũng cần phải có kỹ năng. Vậy kỹ năng đó là gì?
Khi con trai cũng thích làm đẹp
10:02
Hiện nay khái niệm làm đẹp không chỉ dành cho các bạn nữ vốn được xem là phái đẹp. Các hãng thời trang, mĩ phẩm, các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cũng đang rất chú tâm tới nhu cầu của nam giới. Bạn thích một chàng trai phong trần, bụi bặm hay một chàng trai chỉn chu, biết cách chăm chút cho bản thân? Con trai được làm đẹp đến mức độ nào? Câu hỏi xem chừng khó trả lời vì phụ thuộc vào mắt nhìn của từng người. Vậy chúng ta cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia tâm lý Đỗ Thị Thanh Hà, Phó giám đốc Trung
Làm thế nào để vượt qua căng thẳng trong môi trường học đường?
10:01
Vụ việc tự tử của nữ sinh ở An Giang đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với những thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và đối với các bạn tuổi teen. Lựa chọn cách làm tiêu cực như vậy để chứng minh mình không sai là cách làm khiến cho chúng ta trăn trở. Có nhất thiết phải chọn cách hành xử như vậy để giải quyết vấn đề hay không? Làm thế nào để có sức mạnh nội lực vượt qua những căng thẳng trong môi trường học đường?
Giải mã "cơn nghiện" mua sắm của teen
10:00
Là tín đồ của shopping, bạn nhất định không thể bỏ qua một món đồ hợp mốt, bạn cũng không thể kìm lòng được mỗi khi lướt qua các cửa hàng thời trang, nhất là mỗi dịp sale. Thế nhưng, mỗi lần mở tủ đồ bạn lại than trời vì cảm thấy "không có gì để mặc". Điều đó chứng tỏ bạn là một "con nghiện" mua sắm. Thói quen mua sắm quá đà ảnh hưởng như thế nào đến bạn? Làm sao để trở thành người tiêu dùng thông thái?
Luyện tập thể thao: sức khỏe tốt giúp Teen học tốt hơn
09:59
Tập luyện một môn thể thao lâu dài và có lộ trình thích hợp, đó là điều mà các chuyên gia giáo dục thể chất khuyên các bạn tuổi teen để có một cơ thể cân đối, khỏe mạnh và học tập tốt. Tuy nhiên, có cả tá lí do để các bạn trì hoãn hoặc nghỉ tập giữa chừng. Lí do gồm những gì? Làm sao để khắc phục hoàn cảnh, tiếp tục việc luyện tập và những lời khuyên hữu ích từ thầy giáo thể dục Dương Ngọc Sơn cùng chia sẻ của bạn trẻ Nguyễn Hải Trang là nội dung của Hàng trang trẻ chuyển tới các bạn
Thể dục không còn là môn học đáng sợ với Teen
09:59
Mình sợ lắm! ghét lắm!mệt lắm....giờ thể dục. Biết bao những tâm tư của teen với thể dục, bộ môn lẽ ra rất cần được đầu tư và luyện tập bài bản. Giáo viên thể dục, các thầy cô nghĩ gì, muốn gì để giúp các bạn khỏe hơn, cao hơn? Cần lắm một cuộc đối thoại thẳng thắn. Hành trang trẻ với sự tham gia của thầy giáo thể dục Dương Ngọc Sơn và bạn Nguyễn Hải Trang sẽ đem đến "tâm sự" của người trong cuộc.
Sinh viên và nỗi lo năm cuối
09:56
Sau 3-4 năm miệt mài đèn sách, là sinh viên năm cuối, những tưởng sắp được thoát khỏi “cửa ải” học hành, tha hồ bay nhảy nhưng có lẽ chỉ những ai trong cuộc mới có thể hiểu hết những lo lắng, áp lực khi ngày ra trường đã gần kề. Vậy những áp lực các bạn sinh viên năm cuối phải đối mặt là gì và làm sao để giải tỏa? PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐH KHXH và NV, ĐH QGHN tư vấn.
Xử phạt học đường - để Teen "tâm phục khẩu phục"
09:58
Xử phạt- chuyện thường chốn học đường xưa nay. Và mục tiêu của việc cử phạt này cũng mang giá trị giáo dục nhân cách cho học trò. Tuy nhiên, toàn bộ cái khó của việc lựa chọn, sáng tạo phương thức xử phạt lại bị đẩy hoàn toàn cho giáo viên. Kĩ năng sư phạm đã được đào tạo cộng thêm kinh nghiệm thực tế liệu có giúp các thầy cô giải quyết được yêu cầu của việc xử phạt. Và những cô cậu học trò đang trong tuổi dở ương mong muốn gì từ những lần xử phạt là câu chuyện của Hành trang trẻ với sự tham gia
Bạn sẽ làm gì khi không hài lòng với thầy cô
09:56
Khi không vừa lòng với một giáo viên đã và đang giảng dạy, bạn làm gì? Nói với bạn thân, chia sẻ trong nhóm kín facebook hay trao đổi thẳng thắn với thầy cô? Lựa chọn phương thức nào bạn đều phải đối diện với nhIều vấn đề và thực ra đều có những vướng mắc không dễ tháo gỡ. Cô giáo Nguyễn Thanh Linh, giáo viên THCS Thanh Quan cùng em Nguyễn Hải Trang, học sinh PTTH Trần Phú, khách mời Hành trang trẻ ở vị trí người trong cuộc đã đối thoại thẳng thắn câu chuyện này và tìm ra một số hướng giải quyết
Tặng quà - quà tặng: Bí kíp cho Teen
09:58
Các bạn tuổi teen đặc biệt thích tặng quà và nhận quà. Tuy nhiên việc lựa chọn một món quà hợp ý người nhận thường vượt quá khả năng chi trả của các bạn. Và có một sự thực mà không phải bạn nào cũng biết. Đó là giá trị của món quà nhiều khi lại không hoàn toàn dựa vào khoản tiền mà bạn bỏ ra. Những chia sẻ của chuyên gia tâm lí Vũ Thu Hà và bạn Nguyễn Gia Thịnh, học sinh trường PTTH Việt Đức đem đến những góc nhìn của chính những người trong cuộc
Tìm hiểu về các biện pháp tránh thai và an toàn tình dục
09:59
Em nghĩ phòng tránh thai gồm có cá biện pháp: dùng bao cao su, thuốc tránh thai, màng tránh thai và nạo phá thai.... Còn nhiều những hiểu nhầm, hiểu sai của teen về các biện pháp tránh thai. Là bởi nguồn thông tin của các bạn phần lớn được lấy từ nhóm bạn hoặc qua mạng xã hội. Hiểu đúng để không có thai ngoài ý muốn và an toàn tình dục là nội dung có trong Hành trang trẻ ngày hôm nay.
Khắc phục thói quen "đổ lỗi"
09:47
Khi trót làm vỡ lọ hoa, bạn đổ lỗi cho con mèo? Khi quên nhiệm vụ mẹ đã giao, bạn lại đổ lỗi cho cậu em trai…Không dám thừa nhận sai phạm mình đã gây ra mà tìm cách đổ lỗi cho người khác là một thói rất xấu của nhiều bạn trẻ. Liệu thói quen này ảnh hưởng ra sao và khắc phục có khó không?
Ứng xử với người ghét mình
09:59
Trong cuộc sống, dù cho bạn có luôn thân thiện và cư xử đúng mức, nhưng bạn vẫn sẽ phải đối mặt với những người không ưa mình và luôn tìm mọi cách để làm hại mình. Và hẳn là danh sách những người ghét bạn không thể dưới 1 phải không? Vậy đối với những người này, bạn nên ứng xử như thế nào?
Trị bệnh giấu dốt
09:58
Đã bao giờ bạn tò mò về một điều gì đó mà không dám hỏi vì sợ bị đánh giá là kém cỏi? Đã bao giờ khi giáo viên hỏi bạn "em đã hiểu bài chưa?", bạn trả lời là "có", nhưng thực chất bạn chẳng hiểu gì? Nếu có những triệu chứng này, chứng tỏ bạn đã mắc "bệnh" giấu dốt rồi đấy. Còn chần chừ gì nữa, hãy lắng nghe chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà tư vấn cách chữa trị căn bệnh này.
Ứng xử với bạn mới cùng lớp học
09:48
Nhiều bạn học sinh do theo bố mẹ chuyển công tác đến nơi ở mới nên phải chuyển trường đến một môi trường mới, lớp học mới và bạn bè mới. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ trong chúng ta lại có cách ứng xử không đẹp với các bạn học mới của mình. Vậy các bạn trẻ nên làm gì và cần có cách ứng xử như thế nào khi ở trong trường hợp này?
Bố mẹ muốn tớ học trường mà tớ không thích
10:00
"Bố mẹ muốn em thi vào Chuyên ngữ. Ngôi trường năng động, mọi thứ cứ vội vã, dồn dập, ồn ào.... Em cố để bắt kịp với nó, nhưng hình như càng cố càng thấy bản thân mình không phù hợp. Em sợ phải cố tỏ ra năng động và hòa đồng, trong khi tất cả những gì em mong muốn chỉ là một ngôi trường đơn giản, một lớp học vừa phải". Đó là những chia sẻ của một bạn học sinh làm dậy sóng confession Trường THPT Chuyên ĐH Ngoại ngữ. Khi bố mẹ bắt mình thi vào trường mà mình không thích, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Nói dối vô hại: Nên hay không?
09:58
Đôi khi những lời nói dối vô hại khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu. Dù chẳng ảnh hưởng đến ai, nhưng việc thường xuyên sử dụng những lời nói như vậy có nên hay không?
Vai trò của tấm thẻ BHYT đối với học sinh - sinh viên
09:42
Từ khi luật BHYT có hiệu lực thì học sinh - sinh viên chuyển từ mua BHYT tự nguyện sang BHYT bắt buộc. Mặc dù nhiều bạn trẻ sở hữu trong tay tấm thẻ BHYT nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu hết quyền lợi khi có tấm thẻ này...
Học nội trú phổ thông: Bạn đã sẵn sàng
09:55
Với hầu hết các bạn trẻ ở Việt Nam, tách rời gia đình thường chỉ bắt đầu khi tốt nghiệp trung học phổ thông, bước vào đại học. Hiện nay, cùng với xu thế hội nhập, nhiều mô hình trường học mới ở bậc phổ thông với những chương trình giảng dạy quốc tế trở nên hấp dẫn và thu hút các bạn theo học. Học nội trú ở bậc học phổ thông cho đến nay vẫn là điều khá mới mẻ. Các bạn trẻ sẽ gặp những thử thách nào? Và sẽ học được những gì?... Cùng nghe những ch
Teen cần làm gì để bảo vệ mình trước những rủi ro trên môi trường mạng
09:57
Bạn click phải những clip không phù hợp với lứa tuổi? Bạn bị xâm phạm đời tư, bị lừa đảo, bị bắt nạt, rồi xâm hại tình dục trên mạng Internet? Vậy làm thế nào để tự bảo vệ mình trước những rủi ro đó? Chị Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD tư vấn.
Các bạn trẻ trong công đồng LGBT - Làm gì để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV
09:59
Nếu bạn là một người thuộc cộng đồng LGBT có bao giờ bạn nghĩ đến vấn đề lây nhiễm HIV khi quan hề tình dục đồng giới? Và làm gì để bảo vệ mình và người mà mình yêu thương? Anh Đoàn Thanh Tùng – Doanh nghiệp XH Hải Đăng (1 tổ chức XH chuyên hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho thanh niên và người yếu thế) tư vấn.
Tuổi Teen và câu chuyện về tình dục an toàn
09:57
Bọn em cầm tay nhau liệu có thể có thai không? Em hỏi bố mẹ về bao cao su, thuốc tránh thai...bố mẹ bảo hỏi làm gì? Lớn lên khắc biết. Em không hiểu lớn lên là đến chừng nào và làm thế nào để biết. Tìm trên mạng hay hỏi nhóm bạn là nhanh nhất....Cả trăm câu hỏi về tình dục an toàn các bạn teen chưa biết hỏi ai hay tìm ở đâu. Hành trang trẻ với sự tham gia của chuyên gia Lê Thị Lan Anh và bạn Nguyễn Hải Anh, học sinh PTTH Trần Phú, Hà Nội đem đến các bạn những trao đổi thẳng thắn, những gợi ý hữu
Ứng xử văn hóa khi đi thư viện
09:54
Thư viện là kho tàng tri thức khổng lồ và được xem là linh hồn của các trường Đại học. Đây cũng là môi trường học tập lý tưởng của sinh viên. Thế nhưng nhiều bạn trẻ “rỉ tai” nhau, thư viện với các bạn ấy chỉ có 2 mùa, đó là “mùa thi và mùa nóng”. Có những bạn còn xem phim, mang đồ ăn, thậm chí là ngủ khi lên thư viện.... Ứng xử như thế nào để không bị coi là người "kém duyên" khi đi thư viện? Chuyên gia tâm lý Bình An (Dự án Thắp lửa đam mê) trò chuyện với chúng ta về chủ đề này.
Kỹ năng tài chính cho Teen
09:58
"Trẻ con tiếp xúc với tiền sớm là không hay", quan niệm này của các bậc phụ huynh liệu có còn chính xác hay không? Việc kiếm tiền đã khó nhưng tiêu tiền cũng là một kỹ năng cần thiết và hành trang quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Anh Nguyễn Mạnh Hà (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) sẽ giúp các bạn có những bí quyết chi tiêu khoa học nhé!
Mua sắm online thông thái
09:55
Mua sắm online ngày nay đã trở thành một điều quá quen thuộc với chúng ta. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà và mọi thứ sẽ được giao về tận nơi chỉ sau một cú nháy chuột. Tuy nhiên, vì nhiều bạn trẻ thiếu kỹ năng mà mua phải những sản phẩm kém chất lượng, vướng phải phiền toái khi giao nhận và tệ hơn là chuyển tiền nhưng không nhận được sản phẩm. Vậy làm thế nào để trở thành người mua sắm online thông thái.
Đại học không "học đại"
09:59
Chỉ còn ít ngày nữa thôi khi các trường đại học, cao đẳng làn lượt công bố điểm chuẩn trúng tuyển. Thì cũng là lúc các bạn cựu học sinh lớp 12 đã thực sự chia tay với mái trường phổ thông để bước chân vào một môi trường hoàn toàn mới, đó là cuộc sống sinh viên nơi giảng đường đại học. Vậy học đại học liệu có nhàn hơn học phổ thông? Tân sinh viên làm gì để không bỏ lỡ những năm tháng ý nghĩa trên giảng đường đại học?
Ứng phó với các tình huống ở bể bơi
09:46
Bạn bị chuột rút khi đang bơi? Bạn bị mệt giữa chừng khi mà vẫn chưa tới thành bể? Bạn đã biết xử trí đúng cách chưa?
Ứng xử trên mạng
10:00
"Bắt nạt" là một vấn nạn trong trường học. Tuy nhiên, một hình thức mới được gọi là bắt nạt trực tuyến đang trở thành vấn đề đáng lo ngại. Thay vì việc bắt nạt chỉ diễn ở trường, học sinh bắt đầu sử dụng công nghệ như máy tính và điện thoại di động để bắt nạt lẫn nhau. Vậy, các bạn trẻ nên làm gì và cần có cách ứng xử như thế nào khi bị bắt nạt trên mạng?
Nấu ăn không khó
10:00
Nấu ăn tưởng dễ nhưng hóa ra không phải các bạn ạ! Hãy đến trường Tiểu học Dịch vọng B (Quận Cầu Giấy – Hà Nội) để quan sát xem rất nhiều bạn học sinh tiểu học, THCS đang tập nấu ăn. Những kĩ năng nhỏ nhất như cầm dao, thái hành làm sao để không bị cay mắt cho đến làm được những món ăn ngon là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì rất lớn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để luôn cảm thấy việc nấu nướng thú vị? Chúng ta cùng tìm câu trả lời từ chị Nguyễn Thị Hậu – phụ trách đào tạo Trung
Nhóm bạn quyền lực
09:57
Là học sinh ai chẳng muốn có những người bạn cùng chung lý tưởng, sở thích. Và cũng có những nhóm bạn nghe tên đã thấy "thét ra lửa", đó là nhóm bạn quyền lực. Là thành viên của nhóm bạn quyền lực thì bạn sẽ được gì, mất gì? Làm thế nào để vẫn là chính mình trong nhóm bạn quyền lực?
Vượt qua cú shock trượt đại học
10:00
Buồn chán, thất vọng, xấu hổ... hẳn là tâm trạng chung của nhiều sỹ tử khi không vượt qua được cánh cổng trường Đại học. Thêm vào đó là áp lực từ phía cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh. Làm thế nào để vượt qua cú sốc này và sớm lấy lại cân bằng?
Học sinh nghĩ gì về việc nghiên cứu khoa học ở trường phổ thông?
10:40
Tên những đề tài nghiên cứu khoa học từ cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia học sinh trung học vừa qua dấy lên trong dư luận nghi ngờ về tính trung thực. Cùng lắng nghe các em học sinh chia sẻ những suy nghĩ về việc nghiên cứu khoa học ở bậc học phổ thông.
Mối quan hệ trên tình bạn dưới tình yêu của giới trẻ ngày nay
09:58
Gần đây trong giới trẻ nổi lên xu hướng: có những biểu hiện như một cặp đôi đang yêu, thậm chí là chung sống cùng nhau nhưng hoàn toàn không nói lời yêu và cũng không có những dự định chung về tương lai. Chính những điều này đặt ra lo ngại với những lớp người trưởng thành về lối sống về văn hóa và nhiều những băn khoăn khác. Giới trẻ cũng nhiều bạn đã tổ chức một talkshow đình đám về chủ đề này, thu hút đông đảo sự quan tâm theo dõi của các bạn trẻ. Ở đó có câu chuyện của người trong cuộc, nhữn
Hồ sơ xin việc và những lỗi khiến bạn mất cơ hội được tuyển dụng
09:57
Có kỹ năng, có tri thức nghề nghiệp... nhưng tại sao cơ hội việc làm vẫn vuột khỏi tay bạn? Bí mật đôi khi ở chính bản hồ sơ xin việc. Anh Trần Việt Anh, CEO của Spiderum phân tích kỹ hơn những lỗi thường gặp khi viết hồ sơ xin việc.
Thực tập tốt nghiệp giai đoạn dịch Covid-19
09:57
Với những bạn trẻ chuẩn bị tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trường nghề, thời gian sau Tết được xem như giai đoạn bản lề cho việc bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid- 19 đã kéo theo những thay đổi...
Để việc đọc sách của sinh viên không chỉ dừng lại ở việc đọc giáo trình
09:58
Sinh viên thuộc vào nhóm đọc sách nhiều nhất nhưng nhìn lại vẫn chỉ tập trung ở việc đọc giáo trình, sách chuyên ngành phục vụ nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Để tạo nên nền tảng tri thức, bồi dưỡng tâm hồn thì phạm vi sách như vậy chưa thể đáp ứng. Giá trị của sách và việc đọc sách là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến thói quen đọc sách khó hình thành.
Làm gì khi bị tẩy chay?
10:02
Với một số bạn trẻ, việc đến trường quả là một cực hình, không phải vì áp lực học hành, điểm số mà chỉ đơn giản là bị bạn bè tẩy chay. Làm thế nào để không bị tẩy chay và nếu là nạn nhân thì các bạn nên ứng xử như thế nào? Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích.
Giữ gìn lời hứa
10:00
"Tớ thề, tớ hứa, tớ đảm bảo".... là câu nói cửa miệng của khá nhiều bạn trẻ. Âu cũng là để tăng trọng lượng cho điều mình nói. Nhưng giữa lời hứa và thực hiện lời hứa còn là một khoảng cách. Giữ gìn lời hứa có khó không? Những lời khuyên của Nhà giáo Đỗ Thị Thanh Hà - Trung tâm UNESCO & Bồi dưỡng kỹ năng sống chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn.
Làm tình nguyện cũng cần có kỹ năng
10:00
Tăng cường kỹ năng sống, mở rộng các mối quan hệ, mang niềm vui đến cho mọi người hay làm đẹp hồ sơ để đi du học và xin việc là những cái “được” rất lớn khi chúng ta tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Vậy để bước chân vào con đường này cần phải chuẩn bị những gì? Làm sao để nhanh chóng hòa nhập và duy trì ngọn lửa tình nguyện?
Tình yêu tuổi học trò: Ứng xử như thế nào khi bố mẹ cấm cản
10:01
Nếu bố mẹ bạn biết bạn đang "cảm nắng" một ai đó thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ? Chắc chắn rất nhiều phụ huynh sẽ ra sức cấm cản bằng đủ mọi cách từ phong tỏa, cấm vận cho đến nạt nộ...Tuy không lâm ly và đẫm nước mắt như phim Hàn Quốc, nhưng khi vấp phải sự phản đối của cha mẹ thì chuyện tình cảm của các bạn sẽ gặp không ít sóng gió. Hãy cùng chia sẻ những tâm tư của mình với Nhà giáo Đỗ Thanh Hà.
Đối mặt với kỳ thi
10:00
Hồi hộp, lo lắng, đó là tâm trạng chung của các sĩ tử trước mỗi kỳ thi, nhất là khi kết quả của cuộc thi đó có thể là bước ngoặt lớn trên chặng đường tiếp theo của mỗi chúng ta. Bạn đã nắm bắt được những tuyệt chiêu đối mặt với kỳ thi? Những tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra trong phòng thi? Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà sẽ gợi ý những mẹo nhỏ giúp các bạn yên tâm hơn khi mùa thi đến.
Thế nào là ngôi trường mơ ước dành cho các bạn trẻ?
09:59
Thời đi học, những điều gì làm các bạn nhớ nhung lưu luyến nhất? Có lẽ là những giờ chơi, với những trò nhất quỷ nhì ma với bạn bè và cả thầy cô. Trường học có thể chưa rộng lớn, phòng học có thể chưa đẹp, nhưng ở đó luôn lưu giữ tuổi trẻ của chúng ta. Ngày nay, xu hướng đầu tư cho giáo dục, chú trọng việc xây dựng những ngôi trường khang trang và to đẹp hơn. Thế nhưng để được coi là một ngôi trường mơ ước thì cần rất nhiều yếu tố khác.... Cùng "Hành trang trẻ" tìm hiểu thế nào là một ngôi trư
Tìm cách mặc đẹp để không bị xẹp ví
10:00
Lương vừa lấy mà đã không thấy đâu. Sinh hoạt phí bố mẹ vừa gửi đã bỗng chốc tiêu hết chỉ trong vài nốt nhạc. Tất cả vì thói quen mua sắm online quá đà, thậm chí bạn đã có trong tủ với vô vàn quần áo với kiểu dáng khác nhau thế nhưng khi cần tới lại chẳng có món đồ nào phù hợp với hoàn cảnh mình đang cần. Chúng ta cùng tìm ra cách mặc đẹp mà không xẹp ví.
Áp lực tự đặt ra của các bạn trẻ mỗi kỳ thi tới liệu có dẫn đến thành công
09:47
Mỗi mùa thi đến chúng ta đã nghe rất nhiều câu chuyện về cha mẹ tạo áp lực, thầy cô tạo áp lực khiến cho các bạn thí sinh cảm thấy căng thẳng mệt mỏi thậm chí là stress. Tuy nhiên, còn có một áp lực nữa, áp lực do chính bản thân các bạn tự tạo ra. Một chút áp lực khiến bạn cố gắng, nhưng áp lực quá liệu có dẫn bạn đến thành công?
Thi trượt thì nên làm gì?
09:58
Cứ mỗi mùa thi qua, khi đón nhận kết quả, các bạn sĩ tử lại mang trong mình rất nhiều tâm trạng khác nhau. Người thì vui mừng khôn tả vì đã đạt được mục tiêu, cũng có người bất ngờ, có những bạn rơi xuống đáy thất vọng vì nhận được tin sét đánh ngang tai vì đã thi trượt. Buồn bã và thất vọng ư? Vậy thi trượt thì nên làm gì?
Cán bộ lớp: Chân dung từ nhiều góc nhìn
09:58
Có rất nhiều tâm sự về những nỗi niềm, áp lực của những bạn làm lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.... Nghe tâm sự từ người trong cuộc, hi vọng không còn những nỗi niềm khó nói, có sự thấu hiểu, thông cảm... để không khí lớp học vui vẻ hơn.
Sinh viên và những cám dỗ nơi thành thị
09:58
Sau 12 năm miệt mài đèn sách, cuối cùng đã đến lúc bạn rời xa gia đình, bước vào một môi trường sống và học tập hoàn toàn mới – cuộc sống sinh viên nơi thành thị. Đây là quãng thời gian vô cùng quan trọng, tuy nhiên nếu không đủ lý trí trước những cám dỗ xung quanh, bạn rất dễ đi lạc hướng. Cùng Hành trang trẻ điểm tên những cám dỗ đó và cách để phòng tránh.
Bí quyết giúp tân sinh viên hòa nhập với môi trường Đại Học
09:54
Nếu như học sinh cấp III chỉ việc học, còn mọi thứ khác đã có bố mẹ lo lắng, thì lên đại học tân sinh viên gần như phải lo từ A đến Z, từ việc ăn uống cho đến học hành hay giải quyết mọi việc. Nếu như bạn nào không có tính tự lập thì vô cùng bối rối và gặp nhiều khó khăn. Vậy nên làm gì để sớm thích nghi? PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐH KHXH và NV, ĐH QGHN tư vấn.
Văn hóa xếp hàng của giới trẻ
11:32
Tại sao trong một xã hội văn minh người ta hay nhắc đến văn hóa xếp hàng? Nếu mình xếp hàng mà mọi người không thì mình có bị thiệt thòi? Rèn luyện thói quen xếp hàng liệu có khó? Những câu hỏi này được Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà (Trường THCS Ngô Sĩ Liên - Hà Nội) và bạn Vũ Anh Phương (học sinh Trường THPT Nguyễn Tất Thành - Hà Nội) phân tích.
Các bạn trẻ nên làm gì để sử dụng quỹ thời gian hiệu quả
09:58
Người ta vẫn ví thời gian quý như vàng. Cùng có 24 giờ mỗi ngày như nhau, tại sao có những bạn học được rất nhiều thứ, làm được rất nhiều việc, có những bạn ngẫm lại chẳng thấy mình làm được việc gì. Nếu như để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa lãng phí tức là bạn đang có lỗi với tương lai của mình. Vậy các bạn trẻ nên sử dụng món quà thời gian mà tạo hóa ban tặng công bằng cho mọi người như thế nào cho thật hiệu quả....
"Tớ ghét bị bố mẹ khoe"
10:01
Con cái là trung tâm của vũ trụ của bố mẹ. Và như một bản năng, khi có điều gì hãnh diện về con, bố mẹ lập tức kể, lập tức khoe với mọi người. Đó là niềm vui bất tận của bậc sinh thành. Tuy nhiên, điều đó lại vô tình làm cho con cái cảm thấy khó chịu, xấu hổ, thậm chí là áp lực. Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà và bạn Vũ Anh Phương (HS Trường THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội) bàn luận về chủ đề này trong chương trình Hành trang trẻ.
Quan hệ tình dục tuổi vị thành niên đúng hay sai
09:56
Ở lứa tuổi vị thành niên, tình dục là điều mới lạ, tạo cảm giác tò mò, gây hưng phấn cho các em, nhất là giai đoạn đang dậy thì. Thế nhưng, nếu quan hệ tình dục sớm, khi các bạn trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe tình dục thì “chuyện ấy” sẽ mang đến hậu quả khôn lường. Vậy quan hệ tình dục tuổi vị thành niên là đúng hay sai? Hậu quả của nó là gì? Ứng xử thế nào với những hậu quả đó? Bà Nguyễn Thị An, chuyên gia trẻ em sẽ giúp các bạn trẻ tìm câu trả lời
Kỹ năng phỏng vấn xin việc: Sinh viên mới ra trường cần biết
09:59
Kỹ năng phỏng vấn là một trong những kỹ năng quan trọng khi các bạn sinh viên mới ra trường đi xin việc. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp, cẩn thận và tôn trọng nhà tuyển dụng. Vậy phỏng vấn cần những kỹ năng như thế nào và chuẩn bị những gì? Chị Nguyễn Hà Thành, chuyên gia tâm lý Trường ĐH FPT sẽ có những chia sẻ hữu ích
Tri ân các thầy cô như thế nào trong mùa học online?
10:00
Không có ai lớn lên, trưởng thành mà không có sự dìu dắt của người thầy, người cho chúng ta tri thức, truyền cảm hứng để thực hiện được ước mơ, khát vọng của mình. Những ngày tháng 11 này, các thế hệ học trò lại hướng về các thầy cô thân yêu của mình, tri ân các thầy cô là nét đẹp văn hóa thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo từ bao đời. Thế nhưng mỗi thời một khác, cách thể hiện lòng biết ơn tri ân thầy cô của GenZ ngày nay cũng đã khác thế hệ ông bà, cha mẹ ta rất nhiều. Nhất là trong thời gian
Sinh viên làm gì để không lãng phí những năm tháng tuổi trẻ
09:56
Quãng thời gian học đại học thường là từ 18-22 tuổi, có thể coi là những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất để định hình bản thân. Để biết mình là ai? Mình thích gì? Và phù hợp với công việc gì? Vậy sinh viên làm gì để không lãng phí những năm tháng tuổi trẻ?
Những kiến thức cần biết để phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em.
09:55
Theo báo cáo của đoàn giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay cho thấy từ năm 2015 đến năm 2019 cả nước đã phát hiện, xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em. Trong đó, số trẻ bị xâm hại tình dục là 6.432 em chiếm 75,4% tổng số xâm hại trẻ em được công an các cấp tiếp nhận. Các vụ xâm hại trong thời gian qua, đã khiến 337 trẻ tử vong, 418 trẻ có thai do bị xâm hại tình dục; 193 trẻ bị rối loạn tâm thần; 375 trẻ bị thương tật; 180 trẻ phải bỏ học. Những con số trên cho thấy xâm hại trẻ em là vấn nạn vô
Làm thế nào để phát huy sức mạnh của người sống nội tâm?
09:06
Người sống hướng nội thường dễ bị hiểu nhầm là những người nhút nhát và e thẹn.... nhưng thực ra không phải là như vậy. Bởi chúng ta có 4 kiểu hướng nội: Hướng nội giao tiếp, hướng nội suy nghĩ, hướng nội lo lắng và hướng nội tự chủ. Theo thống kê thì có khoảng 50% dân số thế giới và 40% những nhà lãnh đạo là những người hướng nội, sống nội tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu hết về thế giới của những người hướng nội.
Lựa chọn nghề nghiệp cho những bạn trẻ chuẩn bị tốt nghiệp
09:53
Một mùa thi nữa lại sắp đến, bên cạnh áp lực thi cử, các bạn nhất là những học sinh cuối THPT còn phải đối diện với việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ gắn bó lâu dài. Bên cạnh sở thích mong muốn, còn có quá nhiều điều tác động đến việc lựa chọn này. Liệu bạn có thể đưa ra quyết định của riêng mình? Liệu bạn chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ? Liệu bạn có dám dấn thân vào những ngành nghề mà thế hệ trước hoàn toàn không có khái niệm?
Xử lý những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay như thế nào?
09:57
Những áp lực học hành, những kỳ thi căng thẳng, những bức xúc với bạn bè, thầy cô, bố mẹ... - nhiều, rất nhiều những khúc mắc cảm xúc tiêu cực buộc bạn phải vượt qua. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không dễ, đặc biệt khi bạn còn trẻ, thiếu kỹ năng và cả kinh nghiệm....
Làm việc nhóm: khi bạn luôn phải "gánh team"
09:57
Hiện nay có thể làm việc nhóm (team work) là một kỹ năng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp team work đã bị bóp méo mà nhiều bạn trẻ cứ hay nói vui là "tao work" có nghĩa là chỉ có một người làm. Nếu như bạn là một người luôn luôn phải gánh team thì nên giải tỏa cục tức này như thế nào?
Hành xử khéo léo văn minh tránh làm tổn thương người khác
09:56
Bạn nghĩ sao nếu như một ngày đẹp trời bỗng nhận được một lời tỏ tình, hẳn là sẽ vô cùng bất ngờ, thẹn thùng và đầy bối rối. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ mới với người bạn đó thì nên ứng xử như thế nào? Vừa văn mình, lịch sự lại tránh làm tổn thương người khác....
Lối sống tối giản, một phong cách đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn
09:58
Giữa cuộc sống hối hả, nhộn nhịp nơi đô thị nhiều bạn trẻ đang tìm cách trút bớt gánh nặng âu lo bằng cách làm cho cuộc sống của mình trở nên đơn giản hơn bắt đầu bằng việc bỏ đi một món đồ không cần thiết. Tối ưu hóa công năng của đồ đạc, không chạy theo trào lưu, không săn đón nhãn hàng. Lối sống tối giản một phong cách sống đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn có gì đặc biệt?
Gian lận thi cử: Góc nhìn người trong cuộc
09:28
Xử lý gian lận trong kiểm tra, thi cử lâu nay được coi là vấn đề trọng tâm trong môi trường học đường. Tuy nhiên, việc này sẽ rất khó thực hiện nếu chính người trong cuộc không đồng thuận.
Để nghỉ hè trong mùa dịch vẫn đầy ý nghĩa
09:57
Nghỉ hè trong mùa dịch không có nghĩa là các bạn trẻ bị “bó chân, bó tay”. Bạn vẫn có thể rèn luyện kỹ năng, sáng tạo qua các hoạt động thể chất để có một mùa hè ý nghĩa. Nếu tận dụng tốt, đây cũng là cơ hội cho sự trưởng thành ....
Ra riêng - Bạn trẻ có sẵn sàng?
09:55
Càng ngày, xu hướng dọn ra ở riêng càng trở nên phổ biến đối với các bạn học sinh, sinh viên để chứng minh sự trưởng thành. Tự lo cho mình cuộc sống khiến nhiều bạn hứng khởi, mơ mộng đến sự tự do không ai kiểm soát. Điều quan trong là chúng ta đã thực sự sẵn sàng đối mặt với những điều phức tạp, những khó khăn trong cuộc sống tự lập? Hãy suy ngẫm thật kĩ trước khi quyết định vấn đề này.
Phụ thuộc vào cha mẹ: Bao giờ con mới lớn?
09:49
Cha mẹ ngày nay thường hay chiều chuộng, quan tâm và lo lắng cho con trẻ quá mức, khiến các bạn trẻ hình thành tâm lý dựa dẫm, ỷ lại vào bố mẹ và khi lớn lên sẽ không chịu động tay chân vào bất cứ việc gì, cũng không tự mình quyết định được cho bản thân bất cứ việc gì. Vậy làm sao để hình thành thói quen độc lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là điều mà cha mẹ cũng như các bạn trẻ cần quan tâm.
Sinh viên "sập bẫy" việc làm
09:56
Một công việc làm thêm phù hợp luôn đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Tuy nhiên, tìm việc làm thêm không hề đơn giản như nhiều người thường nghĩ. Đôi khi chỉ vì nóng vội với mong muốn kiếm được những đồng tiền do chính mình làm ra, không ít bạn sinh viên đã rơi vào chiếc bẫy vô hình từ những nhà tuyển dụng ảo. Phải làm sao để tránh được những rủi ro và tìm kiếm được những công việc làm thêm phù hợp?
Tuổi Teen đi làm thêm: Có thực sự khó như người lớn thường kể?
09:59
Với các bạn tuổi Teen, việc đi làm thêm sẽ có được những lợi ích như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng sống hay có thêm thu nhập để chi tiêu sinh hoạt. Nhưng song song đó, có những khó khăn tiềm ẩn mà chúng ra chưa thể nhận ra ngay. Và những điều đó sẽ ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống của chính các bạn.
Tự tạo công việc cho mình khi vừa tốt nghiệp đại học - Tại sao không?
09:56
Những khó khăn khi tìm việc của những bạn trẻ mới tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng hoặc trường nghề. Có khá nhiều nguyên nhân đề ra là vì chưa có một bản CV tốt, thiếu kỹ năng thực tế, những kỹ năng mềm còn yếu và quan trọng chính là thị trường việc làm đang bị hạn chế trong khi đại dịch Covid-19 càn quét. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự tạo công việc cho bản thân, một hành trình tuy không dễ nhưng cũng đầy thú vị.
Học đại học hay là học nghề?
09:28
Mùa tuyển sinh đại học năm 2021- 2022 đang trong giai đoạn quyết định, cho tấm vé với nhiều người là để bước vào đời. Nhưng rất ít trong các bạn trẻ nghĩ tới trường nghề như một con đường khác cho hành trình chọn nghề hướng nghiệp cho bản thân. Dường như đó chỉ là lựa chọn cuối cùng khi không đỗ Đại học. Liệu bao nhiêu bạn vào đại học mới biết mình không hợp, không thực sự thích ngành học và càng không biết khi tốt nghiệp sẽ làm gì?
Chia sẻ của những nhà tuyển dụng dành cho những bạn sinh viên chập chững tìm việc
09:57
Các bạn sinh viên mới ra trường chia sẻ rằng: "Bằng cấp của tôi chẳng phải suất xắc, thì làm thế nào có thể chinh phục được các nhà tuyển dụng?" hay "Làm thế nào có thể sống sót trong 2 tháng thử việc, khi mà kinh nghiệm còn là một khoảng trống to đùng?". Thay vì ngồi một chỗ âu lo thì hay tìm hiểu xem nhà tuyển dụng thường lấy những cây tiêu chuẩn gì để lựa chọn ứng viên mới ra trường. Cùng lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia tuyển dụng sẽ giúp cho các bạn sinh viên vượt qua được khó khă
Đơn ứng tuyển là gì?
09:52
Đối với những bạn sinh viên sắp ra trường và đang có nhu cầu tìm việc làm, việc chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc sao cho thật ấn tượng là điều ai cũng nghĩ đến. Ngoài những giấy tờ cần thiết bạn có nghe đến khái niệm "Đơn Ứng Tuyển" hay không? Làm thế nào để viết được một đơn ứng tuyển hấp dẫn nhà tuyển dụng?
Khi cha mẹ cũng thích "sống ảo"
10:00
"Sống ảo" là cụm từ đã trở nên quen thuộc đối với giới trẻ. Nhưng ngày nay, không chỉ giới trẻ mà các bậc phụ huynh cũng đam mê công nghệ, "nghiện" mạng xã hội và thích "sống ảo". Đó có phải là điều bất thường không? Nếu biết cha mẹ mình có những biểu hiện "sống ảo" thì các bạn trẻ sẽ có suy nghĩ và phản ứng như thế nào? Chúng ta cùng bàn đến câu chuyện này trong chương trình Hành trang trẻ với chủ đề: "Khi cha mẹ cũng thích sống ảo".
Sinh viên thực tập hoặc mới đi làm: Làm sao để tránh bị quấy rối
09:51
Sinh viên thực tập, nhân viên trẻ mới ra trường bị quấy rối là câu chuyện không hề mới. Không chỉ nữ giới mà cả nam sinh cũng từng rơi vào trường hợp này. Hầu hết các sinh viên mới ra trường vẫn chưa có kỹ năng bảo vệ bản thân, kiến thức về cách phòng tránh, xử lý tình huống liên quan đến quấy rối tình dục nơi công sở. Thêm vào đó, có tâm lý sợ mất việc, sợ mất cơ hội, mất công việc tốt, sợ sếp mắng hoặc sợ bị trả thù, v.v…
Giới trẻ và trào lưu hút Shisha
09:43
Shisha đã du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm nay. Thế nhưng trào lưu hút Shisha hiện vẫn được coi là mốt của giới trẻ để thể hiện bản thân. Việc hút Shisha tràn lan không được kiểm soát đang dần biến tướng rất nguy hiểm. Người bán có khuynh hướng pha trộn thêm vào bình hút những loại ma túy để tăng độ “phê” nhằm giữ chân khách hàng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì giới trẻ có thể vô tình bị sử dụng chất ma túy mà không biết. Ngoài ra, khi hút Shisha, các bạn trẻ thường hút chung một vài vòi hút, sẽ
Làm sao để không "sập bẫy" thử thách Cá Voi Xanh
10:00
Thử thách Cá voi xanh là một trò chơi truyền thông xã hội có mặt cách đây 2 năm và bắt đầu từ nước Nga và đã lan rộng sang châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á. Trò chơi nguy hiểm này đang trở thành trào lưu trong giới trẻ, dẫn đến hàng trăm vụ tự tử thương tâm. Làm thế nào để không “sập bẫy” “thử thách cá voi xanh? Nếu bạn chưa tìm được câu trả lời thì hãy nghe Hành trang trẻ với đồng hành của chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành (giảng viên ĐH FPT) và bạn Nguyễn Hải Trang (HS Trường THPT Trần Phú – Hà Nội).
Bàn về "SEX" trong giới trẻ
09:55
Tinder là một trang hẹn hò khá nổi tiếng của giới trẻ. Cũng chính từ trang hò hẹn này mà Trương Thanh Vũ, một bạn trẻ đã có những góc nhìn thú vị về "SEX" - chuyện lâu nay được coi như là một bí mật riêng tư và đa phần là ngại ngần khi đề cập. Cùng bàn luận về chủ đề "SEX" trong giới trẻ...